Danh mục

Gia Định thành thông chí_Quyển II: Xuyên sơn chí

Số trang: 89      Loại file: doc      Dung lượng: 920.50 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Núi non là xương của đất, sông nước là máu của đất, núi sông ấp ủ sinh dưỡng lưu thông,mà tạo nên đất đai một phương vậy. Những bậc anh hùng hào kiệt, trung thần liệt nữ cũng nhânđó mà sản sinh ra. Cũng ở đó sinh ra nhiều vật quý phát triển và bao của cải sinh sôi không gì làkhông đầy đủ. Tuy sách vở trong ngoài ([1][1]) có chỗ chép chỗ không, tên gọi xưa nay cũng khác,ấy là tùy vào từng thời đại, tùy từng vùng đất mà cách gọi có chỗ không giống nhau....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Gia Định thành thông chí_Quyển II: Xuyên sơn chí Quyển II: SƠN XUYÊN CHÍ [chép về núi sông] Núi non là xương của đất, sông nước là máu của đất, núi sông ấp ủ sinh dưỡng lưu thông,mà tạo nên đất đai một phương vậy. Những bậc anh hùng hào kiệt, trung thần liệt nữ cũng nhânđó mà sản sinh ra. Cũng ở đó sinh ra nhiều vật quý phát triển và bao của cải sinh sôi không gì làkhông đầy đủ. Tuy sách vở trong ngoài ([1][1]) có chỗ chép chỗ không, tên gọi xưa nay cũng khác,ấy là tùy vào từng thời đại, tùy từng vùng đất mà cách gọi có chỗ không giống nhau. Sách Quản tử ([2][2]) chép: Trong thiên hạ có 5.370 ngọn núi có tiếng. Hoài Nam tử nói: Núi ởNam Cực gọi là Thử Môn ([3][3]). Sử ký ([4][4]) chép: Trong thiên hạ có 8 ngọn núi lớn, 3 ngọn ởngoài, còn Trung Quốc có 5 ngọn. Sách Thập châu ký ([5][5]) chép: nhà Phật bảo trên đỉnh núi TuDi có 4 ngọn núi đứng cao vút lên, mỗi ngọn đều cao 700 nhận ([6][6]), mỗi ngọn chủ một phươngtrong thiên hạ. Nam thiên hạ gọi là châu Diêm Phù Đề ([7][7]). Địa lý thư chép: Núi Thái Tổ là ngọn núi caonhất, là nơi phát tích xưa cũ của một phương [1b], các long mạch đều xuất phát từ đó. Nguyêntrung ký chép: Trong thiên hạ nước là vật nhiều hơn cả; nâng trời, đỡ đất, chỗ cao chỗ thấpkhông đâu là không đến, muôn vật đều được thấm nhuần. Vật luận chép: Cái thành lập ra trờiđất là nước, nước là gốc của trời đất, việc nhả ra nguyên khí, phát ra nhật nguyệt, giăng bày tinhtú, tất cả đều do nước mà hình thành, ngoài 9 châu ra ([8][8]) đều là nước cả. Nay xem lại các sáchthì trong khoảng trời đất, núi sông chiếm phần lớn; người xưa đều ước lược lấy lý mà bàn mộtcách tổng quát chưa thể khảo cứu đến cùng để định ra tên gọi của nước, chỉ biết mỗi phươngcó trưởng một phương, tùy theo núi cao sông lớn của phương đó mà phân làm thân chính tổtông rồi chia ra ngành dòng con cháu dẫy đầy ra mà tiếp tục nhau, đại để là theo người ở tại địaphương đó xưng hô mà đặt ra tên tuổi mà thôi, không cần câu nệ rằng núi sông ấy từ đâu dẫnđến, mà đắm chìm vào những điều nghe biết cũ trong sách xưa chép ra mà làm gì! TRẤN BIÊN HÒA LONG ẨN SƠN (NÚI LONG ẨN) Ở về phía tây, cách trấn ([9][9]) 4 dặm rưỡi, đất đá cao chót vót, cây cối tốt tươi, nó làm bìnhphong sau cho Văn Miếu, thế núi quanh co đẹp đẽ, ở dưới có đá thủy tinh. BỬU PHONG SƠN (NÚI LÒ GỐM) ([10][10]) Ở phía tây trấn cách 4 dặm, phía tây nam trông xuống sông lớn, làm tấm che đằng sau củanúi Long Ẩn. Suối bàu tẩm nhuận, dẫn tưới ruộng đồng. Trên núi có chùa Bửu Phong, phía tráicó đá đầu rồng đứng sững, phía phải có nhiều đá phẳng mặt như thiền sàng ([11][11]), khói mâyman mác, cây cối um tùm, văn nhân nghiêng chén vịnh mùa đẹp, mỹ nữ nối gót kẻ hành hương,thật là thắng cảnh hạng nhất của trấn thành. QUY DỰ (HÒN RÙA) Hòn nằm giữa dòng sông Phước Long ([12][12]), cách phía tây trấn đến 9 dặm ([13][13]). Hòn dài 3dặm, ở đó có dân cư cày cấy, dưới có [2b] sông dài uốn khúc quấn quanh, thuyền buồm ra vào,sóng xao khói lượn, khi ẩn khi hiện như hình con rùa thần tắm sóng, đẹp nhất là cảnh mưa rơi. BẠCH THẠCH SƠN (NÚI ĐÁ TRẮNG) Ở về phía tây, cách trấn 10 dặm. Núi rừng quanh co, nước suối róc rách, các loài tê giác,voi, nai, hươu, ra vào từng bầy. Chân núi gối lên sườn cỏ, phía nam trông xuống chợ Ngư Tân(chợ Bến Cá). THẠCH HỎA SƠN (HÒN ĐÁ LỬA) Ở địa phận thôn Bình Thạnh, tổng Phước Vinh. Gò đá từng khối lởm chởm, có nhiều khối đálửa. Khi trời nóng nắng gắt thì đá nẩy lửa bắn ra bốn phía, trông như sao sa. ĐÀO CANG (HÒN GÒ ĐÀO) Tục gọi là núi Lò Gốm, ở về phía đông, cách trấn 4 dặm. Đá dựng chập chồng, sóng nướclao xao, thuở xưa đây là chỗ nung sành ngói, cảnh trí rất u nhã. CHIÊU THÁI SƠN (HỆ ([14][14]) NÚI CHIÊU THÁI) (NAY GỌI LÀ CHÂU THỚI) Ở phía nam cách trấn 11 dặm rưỡi. Từng núi cao vót xanh lơ, cổ thụ rậm tốt, làm tấm bìnhphong chầu về trấn thành, hình núi cao thấp khuất khúc, uốn lượn qua hướng đông, giáp hạ lưusông Phước Giang ([15][15]) rồi đến gò Khổng Tước (Gò Công) thì dứt. Ở đoạn giữa tại mặt bắc nơithôn Long Thành, giữa đồng bằng trải ra một gò cao như vách dựng, sau lưng gò ấy là chỗ bà niLượng tu hành, có dựng am Vân Tĩnh (tục gọi là chùa Vãi Lượng) trông rất u nhã. Về sau quânTây Sơn đập bỏ chùa Phật, nhưng nay nền cũ hoang phế vẫn còn. Ở cuối hòn núi nầy về phía bắc tại ngã ba chẻ ra một nhánh chạy đến địa phận thôn LongTuy thì dừng rồi bỗng nổi thành gò cao bằng phẳng rộng rãi; ở bên núi có hang hố và khe suối,dân núi ở ven quanh, trên đó có chùa Hội Sơn là chỗ thiền sư Khánh Long dựng gậy tu hành ([16][16]) , núi trông xuống sông lớn, hành khách leo lên thăm, có cảm tưởng như tiêu sái thoát tục. THẦN QUY SƠN (HỆ) Tục gọi là núi Ba Ba, có suối trong núi chảy ra, là mạch phát nguyên của sông Phước Long(tục gọi ngọn sông Đồng Nai). Suối ấy có hòn đá lớn dáng như con rùa [3b] cuộn chân, đầuthường ngó lên hướng tây, thì năm ấy mưa lụt bình thường, nếu quay mình theo ...

Tài liệu được xem nhiều: