Danh mục

Gia đình Việt Nam với chức năng giáo dục trong bối cảnh toàn cầu hóa

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 127.44 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 1    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 1
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Gia đình là tế bào của xã hội, đồng thời cũng là một thiết chế xã hội. Gia đình vừa tạo dựng nên xã hội, lại vừa biến đổi cùng sự biến đổi của xã hội. Trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam, cùng với sự biến đổi mạnh mẽ của cả xã hội, gia đình cũng đang biến đổi một cách toàn diện. Do sự thay đổi các quan hệ và các hệ thống giá trị xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa nên vấn đề thực hiện chức năng giáo dục của gia đình cũng đang...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Gia đình Việt Nam với chức năng giáo dục trong bối cảnh toàn cầu hóa Gia đình Việt Nam với chức năng giáo dục trong bốicảnh toàn cầu hóa - Nguyễn Linh KhiếuGia đình là tế bào của xã hội, đồng thời cũng là một thiết chế xã hội. Gia đình vừa tạodựng nên xã hội, lại vừa biến đổi cùng sự biến đổi của xã hội. Trong thời kỳ quá độ ởViệt Nam, cùng với sự biến đổi mạnh mẽ của cả xã hội, gia đình cũng đang biến đổi mộtcách toàn diện. Do sự thay đổi các quan hệ và các hệ thống giá trị xã hội trong bối cảnhtoàn cầu hóa nên vấn đề thực hiện chức năng giáo dục của gia đ ình cũng đang đứng trướcrất nhiều cơ hội và thách thức.Gia đình với chức năng giáo dụcGia đình là môi trường nguyên thủy mỗi con người sinh ra và trưởng thành. Là một nhómxã hội đặc biệt, gia đình được hình thành một cách tự nhiên bởi quan hệ hôn nhân vàhuyết thống, mọi thành viên gia đình cùng chung sống và có chung ngân sách. Bài họcđầu tiên mỗi chúng ta học trên cuộc đời này là trong gia đình. Giáo dục gia đình thực sựlà một sự nghiệp diễn ra liên tục trong suốt cả cuộc đời mỗi con người. Giáo dục gia đìnhđó là sự tác động một cách kiên trì, thường xuyên, tổng thể và sâu sắc của gia đình đốivới sự hình thành và phát triển nhân cách mỗi con người. Quan niệm, thái độ, lối sống,cách ứng xử, hành vi đạo đức, tính cách, năng lực, công việc, sự nghiệp… của cha mẹ đểlại dấu ấn sâu nặng đối với con cái mỗi gia đ ình. Nó tạo nên sản phẩm mà dân gian gọi là“giỏ nhà ai quai” nhà ấy.Giáo dục gia đình chủ yếu được thực hiện bằng tình cảm và đó là nền giáo dục vừa toàndiện, vừa cụ thể và mang tính cá biệt cao. Toàn diện là bởi giáo dục gia đình hướng tớithúc đẩy sự phát triển đầy đủ mọi phẩm chất con người. Cụ thể là vì giáo dục gia đìnhkhông mang tính chung chung, trừu tượng mà nhằm vào mỗi cá nhân cụ thể và nhằm xâydựng, phát triển những phẩm chất, năng lực cụ thể của từng người. Giáo dục gia đìnhmang tính cá biệt là do đối tượng là những cá thể đặc thù, riêng biệt. Đối với mỗi cá nhâncụ thể đó thì phải có phương pháp, cách thức và nội dung giáo dục riêng, cụ thể, cá biệtmới phù hợp và chỉ có như thế mới mang lại hiệu quả của giáo dục gia đ ình. Như thế, cóthể nói giáo dục gia đình là một dạng giáo dục đặc biệt của xã hội loài người.Giáo dục gia đình được thực hiện thông qua cách thức tổ chức đời sống gia đ ình, quátrình tổ chức các hoạt động của trẻ và cơ bản là dựa trên nền tảng căn bản là sự gươngmẫu, sự nêu gương của các bậc cha, mẹ. Dĩ nhiên, giáo dục gia đình thường sử dụng cácphương pháp đơn giản như: khuyên bảo, thuyết phục, đó là vừa dạy vừa dỗ vừa phân tích,diễn giải, chỉ bảo, khuyên nhủ; tập luyện, xây dựng thói quen, tạo lập nếp sống nền nếptốt đẹp; cổ vũ, khích lệ, khen thưởng kịp thời những cố gắng, những thành tích đạt đượcdù là rất nhỏ; và, kỷ luật, răn đe, trừng phạt nghiêm khi trẻ có sai trái, không nghe lời…Tuy nhiên, các phương pháp này thường được mỗi gia đình sử dụng một cách linh hoạtvà mềm dẻo rất khác nhau t ùy thuộc vào môi trường gia đình cũng như đối tượng, mụcđích giáo dục.Giáo dục gia đình tuân thủ các nguyên tắc: tôn trọng nhân cách, cá tính và phẩm chấtriêng của trẻ; phải nghiêm khắc nhưng lại khoan dung, độ lượng, nhân từ; yêu thương,tình cảm, gần gũi, thân t ình; sử dụng quyền uy của cha, mẹ một cách hợp lý và quyền uychủ yếu được sử dụng trong ngăn chăn và răn đe; và, thống nhất mục tiêu giữa các thànhviên gia đình. Có thống nhất mục tiêu chung mới tạo ra được sản phẩm giáo dục hoànhảo. Không thống nhất sẽ tạo ra sản phẩm méo mó, lệch lạc, phiến diện, dở dơi dở chuột.Về cơ bản, nội dung giáo dục gia đ ình bao gồm: hành vi đạo đức; tri thức căn bản; tháiđộ, kỹ năng sống và lao động, thể chất và thẩm mỹ. Kỹ năng sống là một nội dung mới vàđặc biệt quan trọng của giáo dục gia đ ình trong xã hội hiện đại. Mục tiêu của giáo dục giađình muôn đời vẫn là tạo ra những con người hiếu thảo, có đạo đức trong sáng, có suynghĩ lành mạnh, có thể chất mạnh khỏe và có chuyên môn, nghiệp vụ nghề nghiệp caođáp ứng được mọi yêu cầu của gia đình và xã hội. Nói cách khác, giáo dục gia đình đó lànhằm tạo ra những con người chân chính, có đời sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có nănglực trí tuệ cao, có lối sống lành mạnh, đạo đức trong sáng, hết mình vì mọi người, vì quêhương, đất nước.Thách thức đối với giáo dục gia đình hiện nayCùng với sự biến đổi vô cùng to lớn của đời sống xã hội thời kỳ đổi mới, gia đình ViệtNam cũng diễn ra sự biến đổi một cách toàn diện. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhậpquốc tế đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống gia đ ình. Bên cạnh những tác độngtích cực, những cơ hội phát triển mới, gia đình Việt Nam cũng đang đứng trước nhiềunguy cơ và thách thức mới. Đó là t ình trạng ly hôn có xu hướng tăng cao; ngoại t ình;sống chung không kết hôn; tệ nạn mại dâm; t ình dục đồng giới; tình trạng trẻ em nghiệnhút; trẻ em hư, phạm tội, lang thang có xu hướng tăng; bạo lực gia đình; buôn bán phụnữ; bất bình đẳng giới; mua bán hôn nhân có yếu tố nước ngoài; xu hướng tôn sùng tiềnbạc trong quan hệ giữa người với người; t ình trạng buôn lậu, tham nhũng, hối lộ, muaquan bán chức diễn ra phổ biến trong xã hội… đang tác động đến từng cộng đồng, tậpthể, cá nhân, từng gia đình ở mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh, mọi phương diện.Những tác động này đang tạo ra một môi trường xã hội ô nhiễm nặng nề, hết sức bất lợiđối với sự bền vững và phát triển của gia đình nói chung và giáo dục gia đình và sựtrưởng thành của trẻ em nói riêng. Cùng với những điều kiện khách quan đó, bản thân cácgia đình hiện nay cũng đang gặp rất nhiều rắc rối, khó khăn. Đó là giá cả thị trường tăngcao, đời sống kinh tế bấp bênh, các thành viên gia đình gặp nhiều rủi ro, bất thường trongcuộc sống, trình độ văn hóa, học vấn của cha, mẹ thấp hoặc do dồn hết sức lực vào việckiếm sống nên nhiều bậc cha, mẹ không có thời gian gần gũi, chăm sóc, dạy dỗ con…;mặt khác, do tác động nhiều mặt của xã hội mở cửa, tốc độ phát triển tâm – sinh lý củatrẻ hiệ ...

Tài liệu được xem nhiều: