Gia nhập hiệp định TPP và AEC - cơ hội, thách thức đối với kế toán, kiểm toán Việt Nam
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 521.49 KB
Lượt xem: 23
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài nghiên cứu này đề cập đến những thuận lợi cũng những khó khăn, thách thức của kế toán, kiểm toán Việt Nam, đồng thời đưa ra một số kiến nghị về định hướng phát triển. Gia nhập hiệp định TPP và AEC kế toán kiểm toán, kiểm toán Việt Nam đang đứng trước cơ hội và thách thức đòi hỏi chúng ta phải nắm bắt và có những định hướng phát triển. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Gia nhập hiệp định TPP và AEC - cơ hội, thách thức đối với kế toán, kiểm toán Việt Nam GIA NHẬP HIỆP ĐỊNH TPP VÀ AEC - CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VIỆT NAM JOINING THE TPP AGREEMENT AND AEC, OPPORTUNITIES AND CHALLENGES FOR ACCOUNTING – AUDITING SECTOR OF VIETNAM PGS, TS Nguyễn Quang Hùng Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Ngày 05 tháng 10 năm 2015, Bộ trưởng của 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã tuyên bố kết thúc đàm phán. Kết quả đàm phán là một hiệp định chất lượng cao, tham vọng, toàn diện và cân bằng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; hỗ trợ tạo ra và duy trì việc làm; thúc đẩy việc đổi mới, năng suất và tính cạnh tranh; nâng cao mức sống, giảm nghèo tại các nước và nâng cao minh bạch hóa, quản trị tốt cũng như bảo hộ lao động và bảo vệ môi trường. Việc kết thúc đàm phán hiệp định TPP với các tiêu chuẩn mới và cao về thương mại và đầu tư tại khu vực châu Á Thái Bình Dương được đánh giá là một bước quan trọng để tiến tới mục tiêu cao nhất về thương mại tự do và hội nhập trên toàn khu vực. Hiệp định TPP bao gồm các quy định và cam kết thương mại truyền thống và phi truyền thống, tại đó các nội dung về thương mại truyền thống như mở cửa thị trường hàng hóa, xuất nhập khẩu, thuế quan, phi thuế quan và các biện pháp tại biên giới vẫn tiếp tục duy trì và thực hiện tự do hóa ở cấp độ sâu rộng hơn; Hiệp định sẽ điều chỉnh các nội dung thương mại phi truyền thống, trực tiếp gắn với hoạt động kinh doanh đầu tư, cũng như hình thành thị trường trao đổi các yếu tố của quá trình sản xuất như lao động, đất đai, môi trường, vốn, khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ…Gia nhập hiệp định TPP và AEC kế toán kiểm toán, kiểm toán Việt Nam đang đứng trước cơ hội và thách thức đòi hỏi chúng ta phải nắm bắt và có những định hướng phát triển. Bài viết đề cập đến những thuận lợi cũng những khó khăn, thách thức của kế toán, kiểm toán Việt Nam, đồng thởi đưa ra mộ số kiến nghị về định hướng phát triển Từ khóa: Kế toán, kiểm toán, TPP, AEC, Việt Nam. Abstract TPP includes traditional and non-traditional trade rules and commitments, in which the contents of the traditional trade as market access of goods, imports and exports, tariff, non-tariff and measures at the border continue to be maintained and implemented at deeper liberalization level; the Agreement will adjust the contents of non-traditional trade that directly relate to the investment business, as well as the exchange market where elements of the process of production are formed such as labor, land, environment , capital, science and technology, intellectual property, etc. Joining the TPP agreement and AEC, accounting – auditing sector of Vietnam is facing opportunities and challenges that requires us to seize and orient for the development. The article mentions the advantages and the difficulties as well as the challenges of accounting – auditing sector of Vietnam. On that basis, some recommendations for the development orientation is provided. Key words: accounting, auditing, TPP, AEC, Vietnam. 245 1. NHỮNG THUẬN LỢI, CƠ HỘI ĐỐI VỚI KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VIỆT NAM KHI GIA NHẬP TPP VÀ AEC. 1.1 Một số thuận lợi đối với kế toán, kiểm toán Việt Nam khi gia nhập TPP và AEC Việt Nam đã có thời gian hội nhập tương đối dài, trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trên các mặt: hệ thống pháp lý, chuẩn mực về kế toán, kiểm toán được xây dựng và không ngừng hoàn thiện; thị trường dịch vụ về kế toán, kiểm toán được hình thành và phát triển; các tổ chức, hội nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán ra đời từng bước đáp ứng được các nhu cầu hội nhập quốc tế; các tổ chức nghề nghiệp quốc tế thâm nhập vào Việt Nam góp phần thúc đẩy, cũng như ủng hộ, tài trợ Việt Nam trong phát triển nghề nghiệp, hoàn thiện hệ thống luật pháp. Đồng thời, Việt Nam cũng từng bước thực hiện các cam kết hội nhập trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. Có thể nêu một số thuận lợi cơ bản đối với kế toán, kiểm toán Việt Nam khi gia nhập TPP và AEC: Hệ thống pháp luật về kế toán, kiểm toán của Việt Nam trong những năm qua đã liên tục được phát triển và hoàn thiện, tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế và phù hợp hơn với yêu cầu của nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Để thống nhất quản lý kế toán, bảo đảm kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế, tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý điều hành của cơ quannhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân, Quốc hội đã ban hành Luật Kế toán năm 2003, sửa đổi năm 2015 góp phần nâng cao tính pháp lý của hệ thống văn bản pháp luật về kế toán và đảm bảo sự quản lý thống nhất về kế toán. Luật này quy định về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, quản lý nhà nước về kế toán và tổ chức nghề nghiệp về kế toán. Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện căn bản hệ thống khuôn khổ pháp luật về kế toán cho phù hợp với Luật Kế toán 2003, Luật Kế toán sửa đổi năm 2015 và thông lệ quốc tế. Hàng loạt văn bản hướng dẫn thực thi Luật Kế toán bao gồm các Nghị định, chuẩn mực, chế độ kế toán và các thông tư hướng dẫn thực hiện các Chuẩn mực kế toán (CMKT) để đảm bảo tính thực thi của Luật Kế toán. Nội dung các văn bản hướng dẫn hiện hành cơ bản đã phù hợp với hoạt động của nền kinh tế thị trường. Đặc biệt, Luật cho cho phép các đơn vị kế toán được quyền thuê các tổ chức, cá nhân có đủ tiêu chuẩn, điều kiện làm kế toán, làm kế toán trưởng. Để đáp ứng nhu cầu dịch vụ kế toán phát triển lành mạnh, các văn bản liên quan đến hoạt động nghề nghiệp kế toán đã được ban ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Gia nhập hiệp định TPP và AEC - cơ hội, thách thức đối với kế toán, kiểm toán Việt Nam GIA NHẬP HIỆP ĐỊNH TPP VÀ AEC - CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VIỆT NAM JOINING THE TPP AGREEMENT AND AEC, OPPORTUNITIES AND CHALLENGES FOR ACCOUNTING – AUDITING SECTOR OF VIETNAM PGS, TS Nguyễn Quang Hùng Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Ngày 05 tháng 10 năm 2015, Bộ trưởng của 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã tuyên bố kết thúc đàm phán. Kết quả đàm phán là một hiệp định chất lượng cao, tham vọng, toàn diện và cân bằng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; hỗ trợ tạo ra và duy trì việc làm; thúc đẩy việc đổi mới, năng suất và tính cạnh tranh; nâng cao mức sống, giảm nghèo tại các nước và nâng cao minh bạch hóa, quản trị tốt cũng như bảo hộ lao động và bảo vệ môi trường. Việc kết thúc đàm phán hiệp định TPP với các tiêu chuẩn mới và cao về thương mại và đầu tư tại khu vực châu Á Thái Bình Dương được đánh giá là một bước quan trọng để tiến tới mục tiêu cao nhất về thương mại tự do và hội nhập trên toàn khu vực. Hiệp định TPP bao gồm các quy định và cam kết thương mại truyền thống và phi truyền thống, tại đó các nội dung về thương mại truyền thống như mở cửa thị trường hàng hóa, xuất nhập khẩu, thuế quan, phi thuế quan và các biện pháp tại biên giới vẫn tiếp tục duy trì và thực hiện tự do hóa ở cấp độ sâu rộng hơn; Hiệp định sẽ điều chỉnh các nội dung thương mại phi truyền thống, trực tiếp gắn với hoạt động kinh doanh đầu tư, cũng như hình thành thị trường trao đổi các yếu tố của quá trình sản xuất như lao động, đất đai, môi trường, vốn, khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ…Gia nhập hiệp định TPP và AEC kế toán kiểm toán, kiểm toán Việt Nam đang đứng trước cơ hội và thách thức đòi hỏi chúng ta phải nắm bắt và có những định hướng phát triển. Bài viết đề cập đến những thuận lợi cũng những khó khăn, thách thức của kế toán, kiểm toán Việt Nam, đồng thởi đưa ra mộ số kiến nghị về định hướng phát triển Từ khóa: Kế toán, kiểm toán, TPP, AEC, Việt Nam. Abstract TPP includes traditional and non-traditional trade rules and commitments, in which the contents of the traditional trade as market access of goods, imports and exports, tariff, non-tariff and measures at the border continue to be maintained and implemented at deeper liberalization level; the Agreement will adjust the contents of non-traditional trade that directly relate to the investment business, as well as the exchange market where elements of the process of production are formed such as labor, land, environment , capital, science and technology, intellectual property, etc. Joining the TPP agreement and AEC, accounting – auditing sector of Vietnam is facing opportunities and challenges that requires us to seize and orient for the development. The article mentions the advantages and the difficulties as well as the challenges of accounting – auditing sector of Vietnam. On that basis, some recommendations for the development orientation is provided. Key words: accounting, auditing, TPP, AEC, Vietnam. 245 1. NHỮNG THUẬN LỢI, CƠ HỘI ĐỐI VỚI KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VIỆT NAM KHI GIA NHẬP TPP VÀ AEC. 1.1 Một số thuận lợi đối với kế toán, kiểm toán Việt Nam khi gia nhập TPP và AEC Việt Nam đã có thời gian hội nhập tương đối dài, trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trên các mặt: hệ thống pháp lý, chuẩn mực về kế toán, kiểm toán được xây dựng và không ngừng hoàn thiện; thị trường dịch vụ về kế toán, kiểm toán được hình thành và phát triển; các tổ chức, hội nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán ra đời từng bước đáp ứng được các nhu cầu hội nhập quốc tế; các tổ chức nghề nghiệp quốc tế thâm nhập vào Việt Nam góp phần thúc đẩy, cũng như ủng hộ, tài trợ Việt Nam trong phát triển nghề nghiệp, hoàn thiện hệ thống luật pháp. Đồng thời, Việt Nam cũng từng bước thực hiện các cam kết hội nhập trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. Có thể nêu một số thuận lợi cơ bản đối với kế toán, kiểm toán Việt Nam khi gia nhập TPP và AEC: Hệ thống pháp luật về kế toán, kiểm toán của Việt Nam trong những năm qua đã liên tục được phát triển và hoàn thiện, tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế và phù hợp hơn với yêu cầu của nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Để thống nhất quản lý kế toán, bảo đảm kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế, tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý điều hành của cơ quannhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân, Quốc hội đã ban hành Luật Kế toán năm 2003, sửa đổi năm 2015 góp phần nâng cao tính pháp lý của hệ thống văn bản pháp luật về kế toán và đảm bảo sự quản lý thống nhất về kế toán. Luật này quy định về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, quản lý nhà nước về kế toán và tổ chức nghề nghiệp về kế toán. Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện căn bản hệ thống khuôn khổ pháp luật về kế toán cho phù hợp với Luật Kế toán 2003, Luật Kế toán sửa đổi năm 2015 và thông lệ quốc tế. Hàng loạt văn bản hướng dẫn thực thi Luật Kế toán bao gồm các Nghị định, chuẩn mực, chế độ kế toán và các thông tư hướng dẫn thực hiện các Chuẩn mực kế toán (CMKT) để đảm bảo tính thực thi của Luật Kế toán. Nội dung các văn bản hướng dẫn hiện hành cơ bản đã phù hợp với hoạt động của nền kinh tế thị trường. Đặc biệt, Luật cho cho phép các đơn vị kế toán được quyền thuê các tổ chức, cá nhân có đủ tiêu chuẩn, điều kiện làm kế toán, làm kế toán trưởng. Để đáp ứng nhu cầu dịch vụ kế toán phát triển lành mạnh, các văn bản liên quan đến hoạt động nghề nghiệp kế toán đã được ban ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hệ thống kế toán kiểm toán Việt Nam Chất lượng nguồn nhân lực kế toán Phát triển kinh tế Việt Nam Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương Môi trường kinh tế tài chínhTài liệu liên quan:
-
12 trang 192 0 0
-
11 trang 174 0 0
-
Ứng dụng mô hình ARDL nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
9 trang 170 0 0 -
19 trang 156 0 0
-
Hàm ý một số giải pháp phát triển doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam thời hội nhập
12 trang 93 0 0 -
Ứng dụng lý thuyết của Hofstede trong nghiên cứu văn hóa khách hàng dịch vụ viễn thông di động
12 trang 80 0 0 -
Phân cấp quản lý đầu tư công tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
14 trang 71 0 0 -
Xây dựng tập đoàn kinh tế góp phần thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế: Phần 2
78 trang 62 0 0 -
Mô hình e-logistics và giải pháp cho khu vực Tây Nguyên
7 trang 42 0 0 -
Tính tất yếu của việc phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam
12 trang 38 0 0