Danh mục

Gia tăng dân số cơ học và di cư ở thành phố Hà Nội: Xu hướng và những tác động kinh tế - xã hội

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.64 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Những xu hướng mới trong nhập cư ngoại tỉnh liên quan đến những sự phát triển tăng tốc về đô thị hóa và công nghiệp hóa. Di cư góp phần cải thiện cấu trúc tuổi - giới tính của dân số, thúc đẩy đô thị hóa và công nghiệp hóa, nhất là ở phần phía tây và tây nam của thành phố, tăng cường nguồn nhân lực và tài chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng làm nóng thêm các vấn đề trong quản lí đô thị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Gia tăng dân số cơ học và di cư ở thành phố Hà Nội: Xu hướng và những tác động kinh tế - xã hội JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 123-134 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0019 GIA TĂNG DÂN SỐ CƠ HỌC VÀ DI CƯ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI: XU HƯỚNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI Đỗ Thị Minh Đức Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Gia tăng cơ học hiện đã chiếm hơn 2/5 nguồn gia tăng dân số của thành phố; ở một số quận, huyện đã chiếm trên 7/10 trong gia tăng dân số chung. Trọng tâm không gian của gia tăng dân số cơ học đã chuyển dịch dần ra phía ngoại thành do sự mở rộng địa bàn đô thị hóa và phát triển các khu công nghiệp. Những xu hướng mới trong di cư nội tỉnh liên quan mạnh mẽ với sự thay đổi cấu trúc không gian đô thị Hà Nội. Những xu hướng mới trong nhập cư ngoại tỉnh liên quan đến những sự phát triển tăng tốc về đô thị hóa và công nghiệp hóa. Di cư góp phần cải thiện cấu trúc tuổi - giới tính của dân số, thúc đẩy đô thị hóa và công nghiệp hóa, nhất là ở phần phía tây và tây nam của thành phố, tăng cường nguồn nhân lực và tài chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng làm nóng thêm các vấn đề trong quản lí đô thị. Từ khóa: Gia tăng cơ học, di cư, tác động kinh tế - xã hội, Hà Nội. 1. Mở đầu Thủ đô Hà Nội, một trong hai thành phố lớn nhất cả nước với 7 triệu dân, đã và đang thu hút mạnh người nhập cư. Các luồng chuyển cư tạo nên sự gia tăng cơ học của dân số, một nguồn quan trọng của gia tăng dân số, nhất là ở các quận nội thành và các xã ven đô. Gia tăng cơ học gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, trong tương quan về phát triển với các tỉnh thành khác trong cả nước, đặc biệt là với trung du Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Di cư ở Hà Nội gắn liền với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Vì thế, luồng nhập cư ngoại tỉnh đóng vai trò quan trọng. Người nhập cư vừa góp thêm nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, vừa tạo ra những vấn đề mới trong quản lí lãnh thổ. Gần 100 năm trước (năm 1918), thành phố chỉ có 70 nghìn dân, đến sau khi đất nước thống nhất đã thành một chùm đô thị triệu dân (gồm đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh và vùng nông thôn ngoại thành), và nay là chùm đô thị khoảng 7 triệu dân. Hà Nội đã thực sự là một “siêu đô thị” xét cả về khía cạnh dân số và sự tập trung kinh tế, các giá trị văn hóa, khoa học, giáo dục. Theo Dự báo dân số Hà Nội của Tổng cục Thống kê dựa trên kết quả Tổng điều tra dân số năm 2009, thì dân số Hà Nội sẽ chạm ngưỡng 8 triệu vào năm 2026 [9]. Trong bài báo này, chúng tôi tập trung phân tích về các xu hướng của gia tăng dân số cơ học cũng như của các luồng di cư trên địa bàn Hà Nội từ đầu thập niên 1990 trở lại đây, những tác động của chúng lên sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Ngày nhận bài: 15/7/2015. Ngày nhận đăng: 10/1/2016 Liên hệ: Đỗ Thị Minh Đức, e-mail: dothiminhduc@gmail.com 123 Đỗ Thị Minh Đức 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Gia tăng dân số cơ học ở Hà Nội Theo quy luật chung, thành phố có mức gia tăng dân số cao hơn mức trung bình cả nước, kết quả là tỉ lệ dân số thành thị trong tổng dân số tăng lên. Điều này có được nhờ phần quan trọng của gia tăng cơ học, nhất là trong điều kiện mức sinh ở khu vực thành thị thường thấp hơn so với vùng nông thôn. Thành phố lớn và rất lớn (siêu đô thị) có sức hút lớn đối với người nhập cư, làm cho mức gia tăng cơ học cao. Thời kì từ cuối năm 1991 (sau khi Hà Nội thay đổi địa giới hành chính) cho đến năm 2007, gia tăng dân số biến động không ổn định, có năm trên 3% một năm (1999, 2000), lại có năm dưới 2%/năm (2005, 2006). Hiện nay, tỉ suất gia tăng dân số từ 2,2 - 2,5%/năm. Gia tăng dân số tự nhiên (GTTN) ở Hà Nội khá thấp; thời kì thấp nhất (1999-2002) chỉ khoảng 1,08%; những năm sau đó dao động quanh mức 1,2%. Thời gian gần đây, GTTN có phần tăng nhẹ (năm 2012 là 1,54%, năm 2013 là 1,33%). Bảng 1. Gia tăng dân số trung bình năm 2000 phân theo quận, huyện Gia tăng dân số (%) Toàn TP Nội thành Ngoại thành Trong đó: Q. Tây Hồ Q. Thanh Xuân Q. Cầu Giấy Từ Liêm 1,60 2,02 1,37 1,96 3,29 5,95 3,11 Trong đó Gia tăng tự nhiên (%) 1,09 0,99 1,19 Gia tăng cơ học (%) 0,52 1,03 0,17 Phần của GTCH trong gia tăng dân số (%) 32,21 50,81 12,78 0,96 1,00 50,88 1,08 2,22 67,31 1,02 4,93 82,84 1,11 2,00 64,28 (Tính toán từ số liệu của Niên giám thống kê Hà Nội năm 2000) Gia tăng cơ học (GTCH) đóng vai trò đáng kể trong gia tăng dân số ở nội thành và các xã ven đô. Năm 2000, khu vực nội thành có tỉ suất gia tăng dân số là 2,02%, trong đó tỉ suất GTTN là 0,99%, tỉ suất GTCH là 1,03%. Nói khác đi, cứ 100 người tăng thêm ở nội thành năm 2000 thì 50 người là kết quả của GTCH. Tỉ suất GTCH đặc biệt cao trong thời gian dài đối với các quận mới thành lập là Cầu Giấy, Thanh Xuân, và Tây Hồ. Đối với các huyện ngoại thành, GTCH đặc biệt cao ở huyện Từ Liêm (xem Bảng 1). Không chỉ các phường tiếp giáp với ngoại thành mà cả cá ...

Tài liệu được xem nhiều: