Danh mục

Giá trị di sản văn hóa của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh - Nghiên cứu trường hợp Hội quán Ôn Lăng

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 224.18 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Giá trị di sản văn hóa của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh - Nghiên cứu trường hợp Hội quán Ôn Lăng" nêu lên một số vấn đề cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giá trị di sản văn hóa của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh - Nghiên cứu trường hợp Hội quán Ôn Lăng GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA CỦA NGƢỜI HOA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP HỘI QUÁN ÔN LĂNG Huỳnh Thị Thùy Trang1,*, Nguyễn Thái Hòa2 1 Báo Văn hóa - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch 2 Khoa Di sản văn hóa - Trường đại học Văn hóa TP.HCM *Email: thuytrangpv@gmail.comTÓM TẮTNgười Hoa đang từng ngày dung hòa vào dòng văn hóa chung của dân tộc, nhưng vẫnbảo lưu những nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng, trong đó hội quán Ôn Lăng làmột điển hình rất rõ nét. Những điển hình này, được thể hiện trên ba khía cạnh: kiếntrúc nghệ thuật, di sản chữ Hán và cố kết cộng đồng mà tham luận của chúng tôi sẽ đềcập thông qua việc khảo sát, phỏng vấn và nghiên cứu thư tịch. Ngoài ra, tham luậncũng đồng thời nêu lên một số vấn đề cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản vănhóa của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.Từ khóa: Di sản văn hóa, hội quán Ôn Lăng, văn hóa người Hoa.1 TỔNG QUANHội quán Ôn Lăng hay còn gọi là chùa Bà Ôn Lăng hoặc chùa Quan Âm tọa lạc tại số 12Lão Tử, phường 11, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Bên trong hội quán, ngoài ThiênHậu và Quan Âm rất được người Hoa sùng bái, còn thờ các vị Ngọc Hoàng Đại Đế,Chúa Sinh Nương Nương, Phúc Đức Chánh Thần, Quan Thánh Đế Quân, Thần Tài,…Về thời gian xây dựng, cho đến nay vẫn chưa tìm được nguồn tài liệu nào cho biết rõ.Nhưng căn cứ vào nội dung trên bia đá lập năm 1869 còn giữ được ở hội quán, thìngười xưa lập hội quán để bàn việc công, thờ thần và qua sự cúng tế mà tương trợđồng hương, chỉnh đốn phong tục.Nhìn từ bên ngoài, có thể nhận thấy hội quán được xây dựng theo kiểu đền miếu cổTrung Hoa với bộ khung chịu lực bằng gỗ, mái lợp ngói ống, chân mái được viền ngóithanh lưu ly, cách tạo hình và trang trí mái mang đậm nét phong cách kiến trúc củangười Phúc Kiến với đường bờ nóc, đầu đao cong vút gắn các mô hình tòa thànhbằng gốm sứ nhiều màu sắc.Cho đến nay, qua hơn hai trăm năm tồn tại, hội quán Ôn Lăng vẫn còn giữ được kiếntrúc độc đáo, cổ kính, thanh thoát, nổi bật giữa cảnh quan đô thị. Với những giá trị tiêubiểu như vậy, hội quán Ôn Lăng đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấpquốc gia ngày 30/12/2002.Đã có nhiều công trình nghiên cứu về hội quán Ôn lăng, như tác giả Phan An với bàiviết Chùa Ôn Lăng, trong sách “Chùa Hoa Thành phố Hồ Chí Minh” (1990); Kỷ yếu 97hội quán Ôn Lăng (2013), do Ban Quản trị hội quán biên soạn; Hội quán Ôn Lăng,trong sách “Tự hào di sản văn hóa quận 5” (2017); Quan Thế Âm Bồ tát trong tínngưỡng thần Tài của người Hoa ở TP. Hồ Chí Minh - Trường hợp Ôn Lăng hội quáncủa tác giả Nguyễn Thái Hòa (2017), trong sách “Văn hóa dân gian Nam Bộ (tínngưỡng dân gian)”…Những công trình nêu trên, tuy chưa có công trình nào đề cập chuyên sâu đến nộidung của tham luận, nhưng lại là những nguồn tài liệu thành văn quý báu, có giá trịkhoa học, làm nền tảng ban đầu để chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu về các giá trịcủa hội quán Ôn Lăng.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUTham luận sử dụng các nguồn tư liệu Điền dã Dân tộc học từ năm 2010 đến nay. Đặcbiệt là những chuyến khảo sát trong năm 2019 đầu năm 2020 để có thể miêu tả mộtcách khả dĩ về giá trị kiến trúc nghệ thuật của hội quán. Chúng tôi cũng sử dụng cácnguồn tài liệu thành văn như Lý lịch di tích, Kỷ yếu hội quán… để hiểu và nêu bật đượcgiá trị nội dung của những hoành phi, liễn đối bằng chữ Hán hiện tồn. Và cuối cùng,chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn, quan sát tham dự để thấy được sự cố kếtcộng đồng thông qua các hoạt động tín ngưỡng, tương trợ, thiện nguyện… ở hội quánÔn Lăng.Giá trị di tích Hội quán Ôn LăngGiá trị kiến trúc nghệ thuậtTrải qua hàng trăm năm với nhiều lần trùng tu, nhưng cho đến nay Hội quán Ôn Lăngcơ bản vẫn giữ nguyên được những đường nét kiến trúc truyền thống, điều đó đượcthể hiện qua các công trình, kết cấu, điêu khắc… mang đậm giá trị kiến trúc nghệ thuậtđặc trưng của người Hoa Phúc Kiến.Hội quán có diện tích khá rộng, nhưng phần sân rất hẹp do trong quá trình phát triển,mở đường nên bị thu nhỏ. Kiến trúc hội quán được xây dựng theo kiểu chữ U, trụcchính bao gồm: Tiền điện - Trung điện - Chính điện - Hậu điện, hai bên là các gian thờphụ và trụ sở của hội quán. Cổng tam quan - Sân miếu:Trong các hội quán của người Hoa nói chung và người Phúc Kiến nói riêng, côngtrình thường thấy đầu tiên trước khi vào bên trong điện thờ đó là cổng và sân miếu.Cổng Ôn Lăng được thiết kế khá đơn giản với mái lợp ngói, trên đỉnh trang trí lưỡnglong triều nhật, có một cửa chính và hai cửa phụ hai bên. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: