![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Giá trị văn hóa của hội đua bò Bảy Núi - An Giang
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 383.25 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
ội đua bò Bảy Núi – An Giang là một hoạt động văn hóa, thể thao, một nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer nói riêng và Nam bộ nói chung. Hội đua bò được tổ chức cùng lễ Sen-Dolta (lễ cúng ông bà của đồng bào Khmer diễn ra từ 29/8 đến mùng 1/9 âm lịch) nên thu hút không chỉ cư dân vùng Bảy Núi, mà còn nhiều người dân đến các tỉnh thành lân cận. Qua đó góp phần làm lan tỏa những giá trị văn hóa đặc sắc của con người và vùng đất nơi đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giá trị văn hóa của hội đua bò Bảy Núi - An GiangTRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA HỘI ĐUA BÒ BẢY NÚI - AN GIANG SV: Nguyễn Thị Huỳnh Như, Lớp: ĐHQLVH15A GVHD: ThS. Đinh Văn Nhân Tóm tắt Hội đua bò Bảy Núi – An Giang là một hoạt động văn hóa, thể thao, một nét đẹp văn hóatruyền thống của đồng bào dân tộc Khmer nói riêng và Nam bộ nói chung. Hội đua bò được tổchức cùng lễ Sen-Dolta (lễ cúng ông bà của đồng bào Khmer diễn ra từ 29/8 đến mùng 1/9 âmlịch) nên thu hút không chỉ cư dân vùng Bảy Núi, mà còn nhiều người dân đến các tỉnh thànhlân cận. Qua đó góp phần làm lan tỏa những giá trị văn hóa đặc sắc của con người và vùngđất nơi đây. Từ khóa: Lễ hội, hội đua bò, Bảy núi, An Giang, Khmer, giá trị văn hóa. 1. Đặt vấn đề Người Khmer An Giang sống tập trung đông nhất ở hai huyện miền núi Tri Tôn và TịnhBiên, nơi có biên giới giáp với vương quốc Campuchia. Văn hóa người Khmer trong quá khứvà hiện tại có vai trò quan trọng, là một trong những nguồn lực cho sự phát triển của bản thântộc người cũng như của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Trong công cuộc công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước và xu thế hội nhập ở nước ta hiện nay, việc giữ gìn và phát huy bảnsắc văn hóa của người Khmer là một vấn đề cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệpxây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Lễ hội truyền thống của người Khmer, trong đó lễ Sen-Dolta cùng hội đua bò giúp chúngta hiểu được văn hóa và phong tục tập quán của dân tộc này. Nghiên cứu về hội đua bò, mộtmặt làm cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc. Mặtkhác, phản ánh văn hóa và định hướng trong việc xây dựng và phát triển đời sống văn hóa củangười Khmer, trên cơ sở bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tộc người, phát triển lễ hội đua bòthành sản phẩm văn hóa du lịch của An Giang. 2. Đặc điểm tự nhiên và xã hội Bảy Núi (Thất Sơn) là vùng đất thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang.Vùng có địa hình đồi núi xen kẽ các cánh đồng nhỏ, đất cát pha nằm sát chân núi. Chính vì địahình cao ráo như vậy nên tập quán lao động sản xuất nông nghiệp của người dân nơi đây kháchẳn với vùng đồng bằng thấp xung quanh, mà chủ yếu là việc sử dụng bò thay vì trâu. Ngoài ra, do đặc thù lịch sử nên vùng Bảy Núi có nhiều cư dân là đồng bào Khmer, dođó ảnh hưởng tập quán lao động sản xuất và hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần của đồng bàoKhmer thể hiện rất đậm nét trên địa bàn này, trong đó có sở trường về nuôi bò và sử dụng bòlàm sức kéo phục vụ không chỉ cho hoạt động nông nghiệp mà cả trong việc đi lại (xe bò chởkhách thay vì xe ngựa). Cũng như người Việt, đồng bào Khmer là cư dân nông nghiệp lúa nước điển hình. Do đómà hệ thống lễ hội nói chung của người Khmer đều mang dấu ấn nông nghiệp và gắn với nônglịch truyền thống. Theo nông lịch của đồng bào Khmer Bảy Núi thì cuối tháng 8 âm lịch cũng đã vừa cấylúa xong, đây là giai đoạn lúa bắt đầu có đòng đòng, công việc đồng áng bắt đầu rảnh rỗi. Đâylà lúc diễn ra lễ Sen-Dolta (cúng ông bà) và hội đua bò ở vùng Bảy Núi. Lễ Cúng ông bà (Sen-Dolta) diễn ra trong 3 ngày 29, 30/8 và 1/9 âm lịch nhằm cầu siêu cho ông bà đã khuất và cácvong hồn nói chung. Nhìn chung mật độ bò ở hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn (vùng Bảy Núi) cao gấp hơn 10lần các huyện còn lại trong tỉnh An Giang. Chính vì vậy, sau mùa vụ vào tháng 8 âm lịch là lúcnông dân và đàn bò ở Bảy Núi rảnh rỗi, là lại là thời gian có nguồn thức ăn (cỏ) dồi dào nên Trang 179KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019thuận lợi cho việc tổ chức đua bò.(20) Các cuộc tranh tài trở thành nét sinh hoạt văn hóa đặctrưng của cư dân nơi đây. 3. Lịch sử hình thành và phát triển của hội đua bò Bảy Núi Theo các trụ trì chùa Khmer thì ban đầu hội đua này xuất phát vào dịp các chủ bò tậptrung về đám ruộng chùa để bừa “công quả” cho chùa, sau khi đã bừa ruộng nhà xong. Sau khibừa xong đám ruộng chùa, để tạo không khí phấn khởi, các vị sư tổ chức thi đấu tài khéo và sựnhanh nhẹn giữa các cặp bò này. Phần thưởng cho đôi bò thắng cuộc ngày xưa chỉ đơn giản làcặp dây cà-tha(21) gắn lục lạc bò do sư cả chùa trao cho chủ của nó. Tuy nhiên, giá trị tinh thầncủa giải thưởng rất lớn lao, là niềm tự hào không chỉ của chủ đôi bò này mà còn là của cả phumsóc. Vì vậy, cuộc tranh tài diễn ra vô cùng sôi nổi và hào hứng. Kể từ năm 1989, UBND xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn bắt đầu đứng ra tổ chức đua bò và đếnnăm 1992 Phòng Văn hóa Thông tin và Trung tâm Văn hóa huyện Tri Tôn chính thức vào cuộc.Năm 2003, hội đua bò được Tổng cục Du lịch công nhận là sản phẩm du lịch, đến năm 2009được nâng cấp ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giá trị văn hóa của hội đua bò Bảy Núi - An GiangTRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA HỘI ĐUA BÒ BẢY NÚI - AN GIANG SV: Nguyễn Thị Huỳnh Như, Lớp: ĐHQLVH15A GVHD: ThS. Đinh Văn Nhân Tóm tắt Hội đua bò Bảy Núi – An Giang là một hoạt động văn hóa, thể thao, một nét đẹp văn hóatruyền thống của đồng bào dân tộc Khmer nói riêng và Nam bộ nói chung. Hội đua bò được tổchức cùng lễ Sen-Dolta (lễ cúng ông bà của đồng bào Khmer diễn ra từ 29/8 đến mùng 1/9 âmlịch) nên thu hút không chỉ cư dân vùng Bảy Núi, mà còn nhiều người dân đến các tỉnh thànhlân cận. Qua đó góp phần làm lan tỏa những giá trị văn hóa đặc sắc của con người và vùngđất nơi đây. Từ khóa: Lễ hội, hội đua bò, Bảy núi, An Giang, Khmer, giá trị văn hóa. 1. Đặt vấn đề Người Khmer An Giang sống tập trung đông nhất ở hai huyện miền núi Tri Tôn và TịnhBiên, nơi có biên giới giáp với vương quốc Campuchia. Văn hóa người Khmer trong quá khứvà hiện tại có vai trò quan trọng, là một trong những nguồn lực cho sự phát triển của bản thântộc người cũng như của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Trong công cuộc công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước và xu thế hội nhập ở nước ta hiện nay, việc giữ gìn và phát huy bảnsắc văn hóa của người Khmer là một vấn đề cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệpxây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Lễ hội truyền thống của người Khmer, trong đó lễ Sen-Dolta cùng hội đua bò giúp chúngta hiểu được văn hóa và phong tục tập quán của dân tộc này. Nghiên cứu về hội đua bò, mộtmặt làm cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc. Mặtkhác, phản ánh văn hóa và định hướng trong việc xây dựng và phát triển đời sống văn hóa củangười Khmer, trên cơ sở bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tộc người, phát triển lễ hội đua bòthành sản phẩm văn hóa du lịch của An Giang. 2. Đặc điểm tự nhiên và xã hội Bảy Núi (Thất Sơn) là vùng đất thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang.Vùng có địa hình đồi núi xen kẽ các cánh đồng nhỏ, đất cát pha nằm sát chân núi. Chính vì địahình cao ráo như vậy nên tập quán lao động sản xuất nông nghiệp của người dân nơi đây kháchẳn với vùng đồng bằng thấp xung quanh, mà chủ yếu là việc sử dụng bò thay vì trâu. Ngoài ra, do đặc thù lịch sử nên vùng Bảy Núi có nhiều cư dân là đồng bào Khmer, dođó ảnh hưởng tập quán lao động sản xuất và hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần của đồng bàoKhmer thể hiện rất đậm nét trên địa bàn này, trong đó có sở trường về nuôi bò và sử dụng bòlàm sức kéo phục vụ không chỉ cho hoạt động nông nghiệp mà cả trong việc đi lại (xe bò chởkhách thay vì xe ngựa). Cũng như người Việt, đồng bào Khmer là cư dân nông nghiệp lúa nước điển hình. Do đómà hệ thống lễ hội nói chung của người Khmer đều mang dấu ấn nông nghiệp và gắn với nônglịch truyền thống. Theo nông lịch của đồng bào Khmer Bảy Núi thì cuối tháng 8 âm lịch cũng đã vừa cấylúa xong, đây là giai đoạn lúa bắt đầu có đòng đòng, công việc đồng áng bắt đầu rảnh rỗi. Đâylà lúc diễn ra lễ Sen-Dolta (cúng ông bà) và hội đua bò ở vùng Bảy Núi. Lễ Cúng ông bà (Sen-Dolta) diễn ra trong 3 ngày 29, 30/8 và 1/9 âm lịch nhằm cầu siêu cho ông bà đã khuất và cácvong hồn nói chung. Nhìn chung mật độ bò ở hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn (vùng Bảy Núi) cao gấp hơn 10lần các huyện còn lại trong tỉnh An Giang. Chính vì vậy, sau mùa vụ vào tháng 8 âm lịch là lúcnông dân và đàn bò ở Bảy Núi rảnh rỗi, là lại là thời gian có nguồn thức ăn (cỏ) dồi dào nên Trang 179KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019thuận lợi cho việc tổ chức đua bò.(20) Các cuộc tranh tài trở thành nét sinh hoạt văn hóa đặctrưng của cư dân nơi đây. 3. Lịch sử hình thành và phát triển của hội đua bò Bảy Núi Theo các trụ trì chùa Khmer thì ban đầu hội đua này xuất phát vào dịp các chủ bò tậptrung về đám ruộng chùa để bừa “công quả” cho chùa, sau khi đã bừa ruộng nhà xong. Sau khibừa xong đám ruộng chùa, để tạo không khí phấn khởi, các vị sư tổ chức thi đấu tài khéo và sựnhanh nhẹn giữa các cặp bò này. Phần thưởng cho đôi bò thắng cuộc ngày xưa chỉ đơn giản làcặp dây cà-tha(21) gắn lục lạc bò do sư cả chùa trao cho chủ của nó. Tuy nhiên, giá trị tinh thầncủa giải thưởng rất lớn lao, là niềm tự hào không chỉ của chủ đôi bò này mà còn là của cả phumsóc. Vì vậy, cuộc tranh tài diễn ra vô cùng sôi nổi và hào hứng. Kể từ năm 1989, UBND xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn bắt đầu đứng ra tổ chức đua bò và đếnnăm 1992 Phòng Văn hóa Thông tin và Trung tâm Văn hóa huyện Tri Tôn chính thức vào cuộc.Năm 2003, hội đua bò được Tổng cục Du lịch công nhận là sản phẩm du lịch, đến năm 2009được nâng cấp ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giá trị văn hóa Hội đua bò bảy núi Hội đua bò Lễ hội người Khmer Phát triển của hội đua bò Bảy NúiTài liệu liên quan:
-
Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ trong bối cảnh hiện nay
13 trang 98 0 0 -
6 trang 61 0 0
-
Phân tích giao tiếp liên văn hóa
11 trang 40 0 0 -
72 trang 32 0 0
-
81 trang 32 0 0
-
Tóm tắt luận văn Tiến sĩ Văn hóa học: Giá trị văn hoá của quảng cáo ở Việt Nam hiện nay
27 trang 32 0 0 -
Vai trò của tăng trưởng kinh tế đối với phát triển văn hóa
5 trang 27 0 0 -
6 trang 25 0 0
-
Bài giảng Văn hóa doanh nghiệp: Chương 5 - GV. Trần Bình Định
15 trang 23 0 0 -
Về một số giá trị văn hóa trong Sử thi Tây Nguyên
8 trang 23 0 0