Danh mục

GIAI ĐIỆU CỦA NHỮNG BẾN BỜ CẢM XÚC

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 122.43 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Có thể nói họa sĩ Trịnh Hoàng Tân vẽ khá đều tay, anh vẽ chủ yếu là sơn mài, đó cũng là sở trường của anh với nhiều chủ đề như chiến tranh cách mạng, lịch sử, lễ hội, sinh hoạt làng quê, phong cảnh... Trong loạt tranh về đề tài chiến TRỊNH HOÀNG TÂN-Niềm vui ngày mùa-sơn mài tranh cách mạng, anh làm mọi người ngạc nhiên về cách nhìn mới lạ mà không kém phần sâu sắc qua những tranh về cuộc chiến tranh tàn khốc ở quê hương anh, nơi mà số lượng bom đạn của Mỹ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIAI ĐIỆU CỦA NHỮNG BẾN BỜ CẢM XÚC GIAI ĐIỆU CỦA NHỮNG BẾN BỜ CẢM XÚC Có thể nói họa sĩ Trịnh Hoàng Tân vẽ khá đều tay, anh vẽ chủ yếu là sơn mài, đó cũng là sở trường của anh với nhiều chủ đề như chiến tranh cách mạng, lịch sử, lễ hội, sinh hoạt làng quê, phong cảnh... Trong loạt tranh về đề tài chiến TRỊNH HOÀNG TÂN-Niềm vui tranh cách mạng, anh làm mọi ngày mùa-sơn mài người ngạc nhiên về cách nhìn mới lạ mà không kém phần sâu sắc qua những tranh về cuộc chiến tranh tàn khốc ở quê hương anh, nơi mà số lượng bom đạn của Mỹ dội xuống cao gấp 5 lần dân số. Tác phẩm Lòng đất sinh tồn (Sơn mài 120x180) là một trong những tác phẩm cho thấy người họa sĩ khi yêu tha thiết quê hương thì họ vẽ xúc cảm và thuyết phục đến dường nào. Anh vẽ về những người lính, người dân cầm súng, họ sống chiến đấu trong lòng địa đạo Vĩnh Mốc hùng tráng trong một xúc cảm nhân văn và tư duy kỹ càng, chắt lọc hình tượng của anh. Tác phẩm của anh về chiến tranh cách mạng không tả sâu bom rơi, đạn nổ, khói lửa mịt mù như thông lệ mà sao ta vẫn nhìn thấy những người lính phủ đầy khói súng, anh nhấn mạnh về sức sống can trường, sự chịu đựng của con người trước bom đạn của kẻ thù, anh biểu tượng tinh thần yêu nước và niềm lạc quan của người dân, người lính trong cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước. Một dạng tranh khác phản ánh về người lính, tính quân dân nhẹ nhàng hơn của anh cũng được chú ý và đem lại cho Trịnh Hoàng Tân những giải thưởng đáng kể như Biên cương ngày mới (Sơn mài 120x180), Lính đảo (Sơn dầu 122x122), anh cảm nhận về đề tài về chiến tranh cách mạng, về người lính và những hy sinh của họ theo cách của mình một cách trân trọng nhẹ nhàng, sâu lắng như chính là anh là người trong cuộc, vì thế anh truyền cho người xem cả tinh thần nhân văn bên trong của những hình tượng nghệ thuật mà anh yêu mến. Không chỉ là sự dấn thân vào những đề tài khó của lịch sử cách mạng, Trịnh Hoàng Tân còn chú ý nghiên cứu sao cho sự cách tân hài hòa giữa kỹ thuật và nghệ thuật, sao cho chất lượng sơn mài truyền thống không bị giảm xuống. Anh không phải là người dám đi đến cùng tới sự mới lạ, táo bạo đến mức dị biệt như nhiều họa sĩ sơn mài trẻ hiện nay mà anh cố tạo ra những phá cách chừng mực, thận trọng trong kỹ thuật sơn mài để làm cho sơn mài mặt phẳng vẫn tồn tại bên cạnh sơn mài kỹ thuật tạo chất khác. Anh vẫn níu giữ được sự quyến rũ đến chân thành lối tạo bóng âm sâu thẳm của sơn son thếp vàng khảm vỏ trứng truyền thống, phải chăng trong con người cách tân về hình, bố cục rất mạnh của anh vẫn ám ảnh một cách da diết tính classicisme của nghệ thuật truyền thống. Đôi khi đó lại là đơn độc của số ít họa sĩ trong đó có Trịnh Hoàng Tân trong thời buổi đâu đâu cũng hô hào “cách tân” của sơn mài hiện nay. Bức Niềm vui ngày mùa (Sơn mài 120x180) của anh là một ví dụ cho sự day dứt khôn nguôi trước ranh giới của cách tân nghệ thuật sơn mài. Thông thường các họa sĩ sơn mài thường dùng màu vàng diễn tả cánh đồng lúa, bầu trời chiều buồn xa vắng nhưng anh lại dùng màu vàng cho nền chung giữa đất -trời, anh sử dụng nét để bao lấy màu mà không đặc tả chi tiết, vì vậy cái thật và ảo trong tranh này thật phong phú, ta dường như nghe đâu đó tiếng thở dài đồng vọng, xao động. Điều này lại khác xa với tranh Cầu ngư (Sơn mài 120x180) và Hội làng tháng giêng (Sơn mài 120 x 180) của anh trong bố cục lớn, bề thế với màu đỏ son chủ đạo sang trọng, sự nhấn nhá điểm xuyết vỏ trứng đã được dìm độ sáng làm cho tranh có một ánh sáng hiu hắt của lối vẽ đồng hiện rất quen thuộc trong tranh sơn mài đương đại. ở các triển lãm hàng năm của khu vực, người xem, đồng nghiệp cũng dễ nhận ra tranh của anh, có gì đó rất cố gắng, nhẫn nại và cháy bỏng khát khao tìm kiếm cái mới. Sinh năm 1958, quê ở TT Huế nhưng lại sống và sáng tạo ở Quảng Trị, là một chuyên viên của sở VH-TT và DL, anh còn có nhiều trăn trở làm cho VHNT của quê hương ngày càng phát triển. Trong suốt 20 năm qua, anh là họa sĩ có nhiều đóng góp cho phong trào sáng tác mỹ thuật ở Quảng Trị, là người dành được nhiều giải thưởng và cũng là người có tranh triển lãm thường xuyên nhất ở nhiều triển lãm khu vực, quốc gia và các triển lãm khác. Anh còn tham gia viết báo giới thiệu mỹ thuật Quảng Trị với bè bạn. Dầu vậy Trịnh Hoàng Tân vẫn day dứt bởi anh chưa thật sự có được một không gian, môi trường thuận lợi cho sáng tạo nghệ thuật, anh như người họa sĩ âm thầm, lặng lẽ chắt chiu từng giá trị sáng tạo mà anh nắm bắt được và cố gắng hòa mình vào đời sống mỹ thuật đương đại, với sự khát khao sáng tạo như những giai điệu trầm của những bến bờ cảm xúc. Phan Thanh Bình ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: