Danh mục

Giải pháp dạy học các bài phong cách chức năng ở trung học phổ thông theo hướng tích hợp

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 246.12 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Giải pháp dạy học các bài phong cách chức năng ở trung học phổ thông theo hướng tích hợp trình bày: Nêu ra một số giải pháp cơ bản như: sử dụng phối hợp các loại câu hỏi, bài tập và kết hợp hình thành kĩ năng tạo lập, tiếp nhận trong dạy học các bài PCCN theo hướng tích hợp,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp dạy học các bài phong cách chức năng ở trung học phổ thông theo hướng tích hợpGIẢI PHÁP DẠY HỌC CÁC BÀI PHONG CÁCH CHỨC NĂNGỞ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG TÍCH HỢPTRẦN VĂN CHUNGTrường Đại học Sư phạm - Đại học HuếLÊ THỊ THU HIỀNTrường THPT Đặng Trần Côn, Thừa Thiên HuếTóm tắt: Tổ chức dạy học các bài phong cách chức năng (PCCN) theo hướngtích hợp là một biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt ởTHPT. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ nêu ra một số giải pháp cơ bản như: sửdụng phối hợp các loại câu hỏi, bài tập và kết hợp hình thành kĩ năng tạo lập,tiếp nhận trong dạy học các bài PCCN theo hướng tích hợp.Phong cách chức năng (PCCN) là những khuôn mẫu, chuẩn mực quy định việc sử dụng ngônngữ phù hợp với từng hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp. Nắm chắc kiến thức về PCCN, họcsinh sử dụng ngôn ngữ ngày càng chính xác và tinh tế hơn. Để thực hiện được mục tiêu này,các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu nhằm tìm ra những con đường dạy học phùhợp. Một trong số đó là việc dạy học các bài PCCN theo hướng tích hợp.Trong lý luận dạy học hiện đại, thuật ngữ tích hợp được dùng để chỉ một trào lưu sưphạm. Xavier Roegvers đã định nghĩa về trào lưu này như sau: “Khoa sư phạm tích hợplà một quan niệm về quá trình học tập, trong đó, toàn thể các quá trình học tập góp phầnhình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết chohọc sinh, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập tương lai, hoặc nhằm hoà nhập họcsinh vào cuộc sống lao động” [5, 73].Ở Việt Nam, thuật ngữ tích hợp cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu.Tác giả Nguyễn Văn Tứ cho rằng: “Tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ có hệ thốngở những mức độ khác nhau các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học hoặc phân mônkhác nhau thành một nội dung thống nhất dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lý luận vàthực tiễn được đề cập trong các môn học, phân môn đó” [4, 31]. Theo tác giả NguyễnThanh Hùng: “Tích hợp (integration) là phương hướng phối hợp (integrate) một cách tốtnhất các quá trình học tập của nhiều môn học như các phân môn Văn, Tiếng Việt, Làmvăn trong một môn như Ngữ văn” [3, 9]...Như vậy, tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp các yếu tố có mốiquan hệ mật thiết nội tại để tạo thành đối tượng mới, chỉnh thể mới mang đầy đủ nhữngthuộc tính bản chất nhất của các yếu tố hợp thành. Trong đó, không những giá trị củatừng bộ phận được bảo tồn và phát triển mà giá trị của toàn bộ chỉnh thể đó cũng đượcnhân lên. Tích hợp không phải là phép cộng giản đơn của các yếu tố riêng lẻ mà nó làsự siêu liên kết, siêu tổng cộng để tạo nên nội dung mới, tính chất, chức năng mới vốnkhông có trong các yếu tố khi tồn tại riêng biệt.Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 04(12)/2009: tr. 149-156150TRẦN VĂN CHUNG - LÊ THỊ THU HIỀNTrong dạy học Ngữ văn, việc tích hợp phải thể hiện được sự gắn kết, hoà nhập có chiềusâu giữa ba phân môn Văn - tiếng Việt - Làm văn cũng như phải làm rõ mối liên hệ giữaNgữ văn với các môn học gần gũi khác, qua đó rèn luyện kĩ năng liên môn, xuyên mônnhằm giúp người học phát huy khả năng tư duy sáng tạo, tư duy tổng hợp để vận dụngvào thực tiễn ở những mức độ, bình diện khác nhau.Từ đó, chúng ta thấy rằng, quan điểm tích hợp có thể vận dụng vào quá trình dạy họccủa nhiều môn học và phân môn khác nhau, trong đó có việc dạy học các bài PCCN.Dạy học các bài PCCN theo hướng tích hợp không chỉ giúp học sinh khắc sâu kiến thứcvề các loại PCCN mà còn có điều kiện mở rộng vốn hiểu biết về các lĩnh vực có liênquan, phát triển tư duy khái quát, tổng hợp cho người học. Để việc dạy học các bàiPCCN theo hướng tích hợp đạt được hiệu quả nói trên, chúng ta phải tập trung vào mộtsố giải pháp cơ bản sau đây:1. SỬ DỤNG PHỐI HỢP CÁC LOẠI CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC CÁC BÀI PCCNDạy học nói chung và dạy học các bài PCCN nói riêng theo quan điểm tích hợp nghĩa làphải hướng tới mục tiêu huy động, khơi gợi được nhiều kiến thức có liên quan để giảiquyết các vấn đề về khái niệm, đặc điểm, đặc trưng của các loại PCCN. Việc huy độngđược bao nhiêu đơn vị kiến thức tham gia vào quá trình nhận thức lại tuỳ thuộc vào hệthống câu hỏi. Có loại câu hỏi chỉ có khả năng huy động những đơn vị kiến thức cụ thể,có loại câu hỏi lại có thể huy động những kiến thức khái quát, tổng hợp; lại có nhữngloại câu hỏi yêu cầu người học đi tìm mối liên hệ qua lại giữa các đơn vị kiến thức. Điềuđó cho thấy, dù ít hay nhiều, câu hỏi vẫn có tác dụng nhất định trong việc dạy các bàiPCCN theo hướng tích hợp. Nó góp phần định hướng để người học biết cách huy độngcác năng lực và kiến thức có liên quan để tìm hiểu các nội dung của PCCN.Để việc sử dụng câu hỏi trong dạy học các bài PCCN theo hướng tích hợp đạt hiệu quả,chúng tôi cho rằng việc xây dựng và sử dụng câu hỏi cần phải bám sát vào tiêu chí cókhả năng huy động, liên kết tri thức và kĩ năng ở người học của câu hỏi. Dựa vào tiêuchí này, chún ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: