Danh mục

Giải pháp kiểm soát cảm xúc trong giáo dục học sinh mầm non tại trường Mầm non Hoa Sen

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 234.86 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Giải pháp kiểm soát cảm xúc trong giáo dục học sinh mầm non tại trường Mầm non Hoa Sen" nhằm trả lời những câu hỏi: Phải làm gì để giúp giáo viên kiểm soát được cảm xúc trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ? Nhằm hạn chế tối đa các biểu hiện, hành vi xúc phạm tâm lý, thân thể trẻ. Mời các bạn cùng tham khảo để được giải đáp!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp kiểm soát cảm xúc trong giáo dục học sinh mầm non tại trường Mầm non Hoa Sen GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT CẢM XÚC TRONG GIÁO DỤC HỌC SINH MẦM NON TẠI TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN Hồ Thị An P. Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Sen I. ĐẶT VẤN ĐỀ Lứa tuổi mầm non từ 0 tuổi cho đến trước 6 tuổi là thời kỳ phát triển đặcbiệt quan trọng. Đây là giai đoạn mỗi trẻ em ở lứa tuổi mầm non phát triển rấtnhanh tùy thuộc vào môi trường của gia đình, lớp học thế nào. Nếu đó là mộtmôi trường tạo ra những cảm xúc tích cực giúp trẻ được tắm mình trong thế giớingôn ngữ mẹ đẻ và được cô giáo yêu thương... Môi trường giàu tương tác và trảinghiệm thì trẻ sẽ tích cực khám phá và sẽ phát triển tốt. Với gần 5 triệu trẻ đang được chăm sóc trong các cơ sở mầm non toànquốc, việc đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở này là nhiệm vụ quan trọnghàng đầu. Đặc biệt, việc chăm sóc, giáo dục trẻ không đúng phương pháp sẽ dẫntới các sang chấn về tâm lý đối với trẻ, ảnh hưởng tới trẻ đến suốt cuộc đời. Trước thực tế ngày càng xuất hiện tình trạng bạo hành trẻ mầm non xuấtphát từ sự thiếu kiềm chế, không kiểm xoát được cảm xúc của giáo viên, bạohành trẻ em là hành vi ứng xử tiêu cực với trẻ em trong những tình huống khácnhau, vượt qua khả năng ứng phó của người chăm sóc, nuôi dưỡng, gây tổnthương về mặt thực thể và tâm lý của trẻ. Là cán bộ quản lý, có nhiều năm làgiáo viên đứng lớp, trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ tôi luôn trăn trở và nung nấuvà đặt ra câu hỏi: Phải làm gì để giúp giáo viên kiểm soát được cảm xúc trongquá trình chăm sóc, giáo dục trẻ? Nhằm hạn chế tối đa các biểu hiện, hành vixúc phạm tâm lý, thân thể trẻ. II. THỰC TRẠNG 1. Thuận lợi - Giáo viên được đào tạo bài bản, có kỹ năng sư phạm tốt, yêu nghề, mếntrẻ, tận tình, chu đáo trong công việc. - Môi trường giáo dục trong nhà trường an toàn, thân thiện, lành mạnh. 2. Khó khăn 250 - Nhiều giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng chăm sóc, giáodục trẻ còn hạn chế. - Trẻ em được gia đình nuông chiều, khó hòa nhập, kỹ năng tự phụcvụ kém. - Trẻ em mắc các bệnh lý, tự kỷ, tăng động, giảm chú ý... ngày càng cóchiều hướng gia tăng, vấn đề học hòa nhập cho trẻ chưa được chú trọng (Bố trígiáo viên, sỉ số trẻ trong lớp có trẻ hòa nhập…) III. GIẢI PHÁP Việc bạo hành trẻ xuất phát từ nhà trường, gia đình và xã hội. Nguyênnhân bạo hành trẻ có thể từ người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ, từ cá nhânhoặc đồng nghiệp. Để hạn chế điều này, trường Mầm non Hoa Sen chúng tôiluôn xác định: Giáo viên mầm non không chỉ quan tâm nâng cao trình độchuyên môn, năng lực tự học, tự bồi dưỡng mà còn phải có khả năng điều tiếtquản lý cảm xúc của bản thân, nhạy cảm, tinh tế trong giao tiếp, ứng xử với trẻ,hỗ trợ bản thân, trẻ và đồng nghiệp trong việc cân bằng cảm xúc hóa tư duy đểđáp ứng hiệu quả những yêu cầu của nghề nghiệp. Để hạn chế những hành vi,ứng xử tiêu cực, thiếu kiềm chế của giáo viên, trong những năm qua nhà trườngđã triển khai có hiệu quả những giải pháp cụ thể sau đây: Một là: Bồi dưỡng kỹ năng kiềm chế cảm xúc cho đội ngũ giáo viên Giáo viên mầm non phải nắm vững lí thuyết về giáo dục phát triển trẻmầm non, có kỹ năng sư phạm, đạo đức nghề nghiệp và phải yêu thích trẻ em.Hơn thế mỗi giáo viên mầm non luôn phải hiểu rằng mỗi sự tức giận, buồn chán,kích động của họ đều có thể ảnh hướng đến sự phát triển của trẻ. Họ phải họccách để kiềm chế các cảm xúc tiêu cực… Đối với một số người khả năng kiềm chế cảm xúc tiêu cực khó đòi hỏiphải có sự giúp đỡ của đồng nghiệp vì khi diễn ra hành vi bạo hành trẻ thì là thờiđiểm người giáo viên đang rơi vào trạng thái căng thẳng về mặt tâm lý, dẫn đếnmất kiểm soát về mặt nhận thức, cảm xúc, hành vi. Lúc này họ cũng không nhậnthức được hành vi của mình là đúng hay sai và dẫn tới hậu quả gì? Thường trongmột lớp có từ 2 cô trở lên, họ phải luôn chia sẻ học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau, kể cảviệc kiềm chế cảm xúc của nhau trong quá trình tiếp xúc trực tiếp với trẻ. Giáo viên thường xuyên gần gũi, yêu thương trẻ, có tình yêu đối với trẻ,luôn coi trẻ như con, cháu của mình, vì công việc của giáo viên mầm non rất vất 251vả - không giống như những giáo viên ở các bậc học khác. Giáo viên mầm nonhọ phải làm việc quần quật từ sáng sớm cho đến buổi chiều muộn mới được về.Cả ngày làm việc như thế với những trẻ hay quấy khóc… rất dễ bị stress. Phải biết kiểm soát hành vi khi trẻ liên tục quấy khóc, nghịch phá, la hét,không nghe lời, không chịu ăn... mà bản thân giáo viên cảm thấy bất lực, khôngbiết cách giải quyết tình huống. Đặc biệt là khi tình trạng này bị lặp đi lặp lạikhiến giáo viên bị ức chế khó kiểm soát cảm xúc và hành vi. Có những tìnhhuống thường gặp phải như trẻ đùa với bạn bị ngã, hoặc đánh bạn gây thươngtích… giáo viên không nhận được sự thông cảm của phụ huynh, có khi còn nhậnnhững lời nói, hành động xúc phạm… Đây cũng là nguyên nhân tích tụ gây ranhững hành vi mất kiểm soát trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ vì vậy giáoviên luôn phải chủ động điều chỉnh hành vi và thậm chí họ phải biết cách dập tắtcảm xúc đang trỗi dậy có thể bằng một số cách sau đây: - Rời khỏi vị trí đang tạo ra cho mình áp lực hoặc khó chịu. - Hãy nghĩ đến người hoặc điều khiến chúng ta dễ chịu nhất. - Chia sẻ với đồng nghiệp về cảm xúc của mình để giải tỏa sự giận dữ,giải phóng được phần nào sự đè nén. - Viết suy nghĩ của mình ra giấy hoặc rửa nước lạnh lên mặt để làm“sạch” những ức chế trong lòng. - Không được hồi tưởng về quá khứ: cháu này hôm trước cũng đánh bạn,cũng vứt đồ chơi, đến lớp hay khóc... vì điều đó sẽ dễ làm bùng phát cơn giận dữthành cơn thịnh nộ… Kỹ năng kiềm chế của giáo viên mầm non rất qu ...

Tài liệu được xem nhiều: