Danh mục

Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch thông minh ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 223.10 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 14,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch thông minh ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập" sẽ: (i) phân tích thực trạng đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch thông minh ở Việt Nam nhằm đánh giá những vấn đề còn tồn tại; (ii) tham khảo kinh nghiệm thực tiễn trong đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch thông minh của Trung Quốc và (iii) đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch thông minh ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch thông minh ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ... CHO DU LỊCH THÔNG MINH Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP ThS. Phạm Thị Hồng Mỵ1 Tóm tắt: Phát triển du lịch thông minh đang là xu hướng tất yếu ở mỗi quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nguồn nhân lực du lịch đáp ứng về số lượng, chất lượng sẽ tạo tiền đề cho phát triển du lịch thông minh. Vì thế, bài viết sẽ: (i) phân tích thực trạng đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch thông minh ở Việt Nam nhằm đánh giá những vấn đề còn tồn tại; (ii) tham khảo kinh nghiệm thực tiễn trong đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch thông minh của Trung Quốc và (iii) đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch thông minh ở Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu này, bài viết sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp dựa trên các nguồn tài liệu thứ cấp như văn bản pháp luật, số liệu, báo cáo, công trình nghiên cứu học giả. Từ khóa: du lịch thông minh; đào tạo; sử dụng nguồn nhân lực. SOLUTIONS TO IMPROVE THE QUALITY OF HUMAN RESOURCE TRAINING FOR SMART TOURISM IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INTEGRATION Abstract: Smart tourism development is an inevitable trend in every country in the world, including Vietnam. Tourism human resources that meet both quantity and quality will create a premise for smart tourism development. Therefore, the article will: (i) analyze the current status of human resource training for smart tourism in Vietnam to evaluate remaining problems; (ii) refer to practical experience in human resource training for smart tourism in China and (iii) propose solutions to improve the quality of human resource training for smart tourism in Vietnam. To accomplish this goal, the article uses analysis and synthesis methods based on secondary sources such as legal documents, data, reports, and scholarly research works. Keywords: smart travel; training; use human resources. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện đại thì mọi lĩnhvực, ngành nghề của nền kinh tế đều không ngừng phát triển vàthích ứng trong đó có ngành du lịch, đặc biệt là du lịch thông minh.1 Trường Đại học Sài Gòn, email:pthmy@sgu.edu.vn.276 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC...Nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch thông mình là nhân tố đóngvai trò quan trọng. Do đó, điều quan trọng là cần có giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực để thích ứng với nhu cầucủa du lịch thông minh. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nướcViệt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp từ thể chế, chính sách đếnchương trình đào tạo cụ thể nhằm phát triển nguồn nhân lực dulịch thích ứng với du lịch thông minh. Tuy nhiên, những chính sáchvẫn còn chung chung, chưa cụ thể về đào tạo nguồn nhân lực chodu lịch thông minh; chưa có nhiều khóa học đào tạo cấp độ quốcgia cho nguồn nhân lực để hiểu rõ về du lịch thông minh, yêu cầucủa du lịch thông minh đối với chuyên môn của nguồn nhân lực,…;việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho du lịch thông minh vẫnchưa đồng bộ, chưa thực sự chú trọng từ phía cơ quan nhà nước ởmỗi địa phương; chương trình đào tạo vẫn còn mang nặng tính lýthuyết hay mô hình liên kết giữa cơ sở giáo dục đại học với doanhnghiệp còn chưa hiệu quả; chưa có nhiều hỗ trợ về tài chính trongviệc đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch thông minh…Mặt khác,với bối cảnh hội nhập quốc tế, việc học hỏi tham khảo kinh nghiệmcủa các quốc gia khác trên thế giới có thành tựu về phát triển dulịch thông minh, về đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch thông minhnhư Trung Quốc sẽ giúp Việt Nam rút ngắn thời gian phát triểndu lịch thông minh, nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhânlực du lịch. Chính vì lý do đó, việc nghiên cứu thực trạng đào tạonguồn nhân lực cho du lịch thông minh nhằm đánh giá những vấnđề còn tồn tại trong công tác đào tạo, cộng với học hỏi tham khảothực tiễn kinh nghiệm của Trung Quốc để đề xuất giải pháp choViệt Nam là rất cần thiết.1. KHÁI NIỆM DU LỊCH THÔNG MINH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÔNG MINH Ở VIỆT NAM Du lịch thông minh là việc sử dụng các công nghệ thông tin thếhệ mới như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và Internet vạn vật để hiệnthực hóa trí tuệ của các dịch vụ du lịch, quản lý du lịch và tiếp thịdu lịch.Tóm lại, đó là sử dụng các công nghệ mới để trải nghiệm dulịch trở nên tốt hơn.Công nghệ thông minh được ứng dụng trongxây dựng nền tảng thông tin, đổi mới số liệu thống kê du lịch, cungGIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC... 277cấp thông tin, quản lý tình trạng quá tải, bảo vệ tài nguyên và môitrường, đồng sáng tạo và cá nhân hóa trải nghiệm, giao thông dulịch,… Du lịch thông minh được phát triển trên cơ sở Thành phốthông minh, tận dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt độngdu lịch đô thị nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người dân,của khách du lịch. Nhiều quốc gia đang chuyển đổi từ du lịch truyền thống sangdu lịch sử dụng công nghệ thông tin làm công cụ hỗ trợ, vì vậy dulịch thông minh đã trở thành xu hướng và thách thức tất yếu. Pháttriểndu lịch thông minhđược coi là giải pháp nhằm tăng tính kết nốicủa các điểm đến du lịch, đặc biệt là những điểm đến khó tiếp cậnnhư điểm đến ở những địa điểm xa xôi, các đảo nhỏ cách biển, cũngnhư gắn kết các bên liên quan nằm rải rác trong một nền tảng trảinghiệm mà khách du lịch toàn cầu có thể truy cập trực tiếp. TheoVũ Hương Giang và Vũ Lệ Mỹ (2022), thì phát triển du lịch thôngminh là quá trình tăng lên không chỉ về lượng mà còn là sự thay đổivề chất các hoạt động du lịch có ứng dụng công nghệ thông tin vàtruyền thông theo hướng ngày càng ho ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: