Danh mục

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cố vấn học tập và rèn luyện của đội ngũ cố vấn học tập ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 223.58 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhằm thực hiện có hiệu quả công tác này chúng tôi xác định thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân và trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cố vấn học tập và rèn luyện của đội ngũ cố vấn học tập ở Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh. Bài viết này trình bày 6 giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cố vấn học tập và rèn luyện của đội ngũ cố vấn học tập về mục đích, nội dung và cách thực hiện. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cố vấn học tập và rèn luyện của đội ngũ cố vấn học tập ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CỐ VẤN HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN CỦA ĐỘI NGŨ CỐ VẤN HỌC TẬP Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Võ Thị Ngọc Lan1 Tóm tắt Công tác cố vấn học tập và rèn luyện của cố vấn học tập là một hoạt động không thể thiếu vắng ở các trường đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Ý nghĩa và kết quả của công tác này là sinh viên nhận được tư vấn và hỗ trợ cần thiết kịp thời mỗi khi gặp những khó khăn hay vướng mắc trong các lãnh vực tâm lý và đời sống, học tập và nghiên cứu, đào tạo, công tác học sinh sinh viên và chủ trương chính sách. Nhằm thực hiện có hiệu quả công tác này chúng tôi xác định thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân và trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cố vấn học tập và rèn luyện của đội ngũ cố vấn học tập ở Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh. Bài viết này trình bày 6 giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cố vấn học tập và rèn luyện của đội ngũ cố vấn học tập về mục đích, nội dung và cách thực hiện. 1. Mở đầu Khái niệm “cố vấn học tập” được khởi xướng trong Quy chế hệ thống tín chỉ số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 08 năm 2007 ở “Điều 7: Đăng ký nhập học - Khoản 2. c. Phiếu nhận cố vấn học tập.” [1, 4] Đồng thời, học theo tín chỉ là hình thức đào tạo không giới hạn thời gian học tập, sinh viên phải tích lũy khối lượng kiến thức định sẵn, khi nào tích lũy đủ thì ra trường. Chương trình đào tạo được cấu trúc theo học phần, vào đầu mỗi học kỳ, sinh viên được chủ động đăng ký các học phần phù hợp với năng lực và điều kiện học tập. Nhờ đó, sinh viên được hoàn toàn chủ động lựa chọn trong việc tích lũy nhóm kiến thức phù hợp với định hướng nghề nghiệp, với năng lực, với sở thích và với kế hoạch cá nhân. Bên cạnh đó, học theo tín chỉ cũng mang đến những khó khăn cho sinh viên như: sinh viên phải tự lập kế hoạch học tập, tự xây dựng thời khóa biểu riêng cho mình dựa trên chương trình đào tạo… Do đó, đa số các Trường Đại học, Cao đẳng đào tạo theo phương thức hệ thống tín chỉ đã và đang quan tâm đến hoạt động cố vấn học tập của cố vấn học tập. Tuy nhiên, sau gần 10 năm thực hiện công tác cố vấn học tập này những không ít trường còn gặp khó khăn và dẫn đến hiệu quả của công tác này chưa cao. Vì thế, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng công tác cố vấn học tập và rèn luyện của cố vấn học tập (CVHT) 1 TS – Viện Sư phạm Kỹ thuật, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM 125 ở Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh và sau khi phân tích các số liệu thu được, đưa ra kết luận rằng: “- Một số CVHT đã hoàn thành tốt chức năng tư vấn cho SV về nội dung và chương trình đào tạo (40.9%), hướng dẫn SV đăng ký môn học (40%), tuy nhiên, CVHT còn ngộ nhận về việc hoàn thành các chức năng và nhiệm vụ của mình. - CVHT còn yếu trong việc thực hiện chức năng có liên quan đến tư vấn cho sinh viên về nội dung, chương trình đào tạo; quy chế rèn luyện và chế độ chính sách của sinh viên; cho sinh viên lời khuyên khi gặp khó khăn trong học tập. - CVHT chưa thông báo các quy định, chủ trương, chính sách kịp thời cho sinh viên; chưa hướng dẫn sinh viên đăng ký môn học; chưa khuyến khích tạo điều kiện cho sinh viên tham gia hoạt động sinh hoạt học thuật và nghiên cứu khoa học. - CVHT chưa giải đáp ghi nhận những tâm tư nguyện vọng, góp ý của sinh viên đối với nhà trường. - CVHT chỉ sinh hoạt lớp/nhóm 1 lần trong 1 học kỳ. - Hình thức liên lạc với SV bằng điện thoại di động được CVHT sử dụng nhiều nhất. - Thái độ trong khi thực hiện công việc của CVHT được CVHT và SV đánh giá cao ở mức thường xuyên và rất thường xuyên ở các tiêu chí “Sẵn sàng trả lời SV”, “Nhiệt tình với sinh viên” và “Quan tâm đến sinh viên kịp thời”. Số liệu này đã chỉ ra tinh thần trách nhiệm của CVHT trong việc triển khai công tác CVHT mà mình đảm nhiệm, luôn sẵn sàng trước các vấn đề cần giải đáp của SV. - Nhu cầu về sinh hoạt 2 tiết/tuần của SV cao 53,1% trong khi ý kiến của CVHT chỉ có 34,5% và CVHT chỉ sắp xếp 1 tiết/tuần để tiếp xúc với sinh viên. Đồng thời, số lần họp lớp trong 1 tháng cũng tập trung ý kiến của CVHT và SV là 1 lần nhưng lại bất đồng về thời điểm họp lớp. Điều này cho thấy, cần phải thay đổi tổ chức hệ thống cố vấn học tập để những giảng viên hay cán bộ quản lý đảm nhiệm chuyên trách CVHT sẽ dành nhiều thời gian cho việc gặp gỡ, trao đổi với SV. - CVHT còn xem nhẹ hoạt động “Hướng dẫn SV quy trình đăng ký môn học”, có đến 65,5% CVHT không chọn hoạt động này. Phải chăng CVHT cho rằng hoạt động này đã được nhà trường thực hiện vào đầu năm học cho toàn thể SV. Điều này cần xem xét lại. - Với hoạt động “Thực hiện chế độ báo cáo theo yêu cầu của lãnh đạo Khoa/Viện” cũng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: