Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải Việt Nam
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 219.08 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Các công trình hạ tầng giao thông vận tải ngày càng gia tăng về số lượng, quy mô và phát huy hiệu quả kinh tế xã hội cho đất nước, đặc biệt là các công trình hình thành và hoạt động theo mô hình hợp tác công tư (PPP). Tuy nhiên, việc phát triển hạ tầng giao thông theo mô hình này đã và đang đặt ra những yêu cầu cũng như đề xuất các giải pháp để hoàn thiện và áp dụng rộng rãi không chỉ đối với lĩnh vực hạ tầng giao thông mà đối với tất cả các lĩnh vực hạ tầng kinh tế xã hội khác trên phạm vi toàn bộ đất nước. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài viết!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải Việt Nam GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MÔ HÌNH HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM ThS.Nguyễn Quang Đức Đảng Ủy Khối Doanh nghiệp Trung Ương Tóm tắt Trong những năm gần đây, nhiều luật, chính sách được ban hành để điều chỉnh việc thực thi các dự án đầu tư có sử dụng vốn ngoài ngân sách như Luật đất đai 2013, Luật đầu tư công 2014… Với nhiều sự thay đổi trong cơ chế chính sách như vậy, chúng ta mong đợi các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ được quản trị tốt hơn để tăng mức lợi ích mà xã hội và cộng đồng nhận được, giảm các chi phí phải trả để có công trình hạ tầng. Các công trình hạ tầng giao thông vận tải ngày càng gia tăng về số lượng, quy mô và phát huy hiệu quả kinh tế xã hội cho đất nước, đặc biệt là các công trình hình thành và hoạt động theo mô hình hợp tác công tư (PPP). Tuy nhiên, việc phát triển hạ tầng giao thông theo mô hình này đã và đang đặt ra những yêu cầu cũng như đề xuất các giải pháp để hoàn thiện và áp dụng rộng rãi không chỉ đối với lĩnh vực hạ tầng giao thông mà đối với tất cả các lĩnh vực hạ tầng kinh tế xã hội khác trên phạm vi toàn bộ đất nước. Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng trong cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, có hiện tượng khi nhà nước giao đất cho các nhà đầu tư để xây dựng hạ tầng, thực hiện đầu tư theo mô hình hợp tác công tư đã để xảy ra việc thất thoát tiền của nhà nước, dự án không hiệu quả, mặt khác, mức độ hài lòng của người dân – đặc biệt là những người bị thu hồi đất để thực hiện dự án cũng ở mức thấp. I. Yêu cầu đối với các công trình hạ tầng giao thông vận tải theo mô hình PPP Qua các nghiên cứu và phương pháp quản lý, khai tác tài nguyên đất đai, có thể nhận thấy một số các yêu cầu cần đạt được trong việc quản lý, triển khai các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải với mô hình hợp tác công tư như sau: - Phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và nguồn lực về đất đai để phát triển hệ thống giao thông vận tải hợp lý, giảm thiểu chi phí vận tải, tiết kiệm chi phí xã hội. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, hợp lý, từng bước đi vào hiện đại, tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải, giữa các vùng lãnh thổ, giữa đô thị và nông thôn trên phạm vi toàn quốc. - Cần quan tâm đến lợi ích của những người dân bị ảnh hưởng của công trình và những người dân bị thu hồi đất. Các công trình hạ tầng giao thông vận tải khi ra đời sẽ mang lại lợi ích lớn cho xã hội nhưng cũng sẽ có ảnh hưởng, cả tích cực và tiêu cực, đến 561 những hộ dân sống ở lân cận và những người dân bị thu hồi đất để thực hiện dự án. Đây là trách nhiệm của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách quản lý đất đai, điều tiết giá trị tăng thêm từ đất cho các đối tượng bị thiệt hại. - Cần có sự tham gia của người dân vào quy trình thực hiện dự án, tăng cường sự giám sát của người dân/cộng đồng đối với tất cả các khâu của dự án để tranh việc thiếu sự giám sát dẫn đến tư lợi của một số nhóm người lợi dụng chính sách, vị trí quản lý để thu lợi cá nhân, đặc biệt trong khâu bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất để thực hiện dự án. - Coi trọng công tác bảo trì, đảm bảo khai thác hiệu quả, bền vững kết cấu hạ tầng giao thông hiện có. Đồng thời đẩy mạnh việc nâng cấp và xây dựng mới các công trình kết cấu hạ tầng giao thông mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, trước hết là trục Bắc - Nam, các khu kinh tế trọng điểm, các trục giao thông đối ngoại, các đô thị lớn và các vùng có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược xóa đói, giảm nghèo và phục vụ an ninh, quốc phòng. - Huy động tối đa mọi nguồn lực, đặc biệt chú trọng nguồn lực từ đất đai để tạo điều kiện cho mọi hình thức và từ mọi thành phần kinh tế để đầu tư phát triển giao thông vận tải. Xã hội hóa việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, trước hết là kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ: người sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông có trách nhiệm đóng góp để bảo trì và tái đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. - Dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và đảm bảo hành lang an toàn giao thông. Quy hoạch sử dụng đất cho kết cấu hạ tầng giao thông cần có sự thống nhất và phối hợp thực hiện đồng bộ, chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và địa phương. II. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình hợp tác công - tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông tại Việt Nam 1. Giải pháp về khuôn khổ thể chế Xây dựng và hoàn thiện một khuôn khổ thể chế mới cho hình thức PPP ở Việt Nam là rất quan trọng, bởi theo các chuyên gia về PPP thì kinh nghiệm thực hiện PPP từ nhiều nước trên thế giới, việc các luật thiếu thống nhất, cũng như việc thiếu các văn bản hướng dẫn thực hiện thỏa đáng, đều là những yếu tố góp phần làm các dự án PPP thất bại. Khung pháp lý này phải đặc biệt quan tâm đến các quy định về trách nhiệm tài chính đối với hỗ trợ tài chính của chính phủ, cũng như quy định rõ cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện các dự án PPP. Khuôn khố thể chế về PPP được hiểu là hành lang pháp lý, năng lực triển khai của cơ quan nhà nước và các điều kiện để đảm bảo tính khả thi của các quy định và quyết định về dự án. Vì vậy, để tiến tới hoàn thiện thể chế về PPP một số nội dung quan trọng cần thực hiện như sau: Luật về PPP. Trong dài hạn, việc xây dựng một đạo luật về PPP là cần thiết nhằm luật hóa các quy định đã được áp dụng ổn định và khả thi về PPP, nhưng quan trọng h ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải Việt Nam GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MÔ HÌNH HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM ThS.Nguyễn Quang Đức Đảng Ủy Khối Doanh nghiệp Trung Ương Tóm tắt Trong những năm gần đây, nhiều luật, chính sách được ban hành để điều chỉnh việc thực thi các dự án đầu tư có sử dụng vốn ngoài ngân sách như Luật đất đai 2013, Luật đầu tư công 2014… Với nhiều sự thay đổi trong cơ chế chính sách như vậy, chúng ta mong đợi các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ được quản trị tốt hơn để tăng mức lợi ích mà xã hội và cộng đồng nhận được, giảm các chi phí phải trả để có công trình hạ tầng. Các công trình hạ tầng giao thông vận tải ngày càng gia tăng về số lượng, quy mô và phát huy hiệu quả kinh tế xã hội cho đất nước, đặc biệt là các công trình hình thành và hoạt động theo mô hình hợp tác công tư (PPP). Tuy nhiên, việc phát triển hạ tầng giao thông theo mô hình này đã và đang đặt ra những yêu cầu cũng như đề xuất các giải pháp để hoàn thiện và áp dụng rộng rãi không chỉ đối với lĩnh vực hạ tầng giao thông mà đối với tất cả các lĩnh vực hạ tầng kinh tế xã hội khác trên phạm vi toàn bộ đất nước. Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng trong cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, có hiện tượng khi nhà nước giao đất cho các nhà đầu tư để xây dựng hạ tầng, thực hiện đầu tư theo mô hình hợp tác công tư đã để xảy ra việc thất thoát tiền của nhà nước, dự án không hiệu quả, mặt khác, mức độ hài lòng của người dân – đặc biệt là những người bị thu hồi đất để thực hiện dự án cũng ở mức thấp. I. Yêu cầu đối với các công trình hạ tầng giao thông vận tải theo mô hình PPP Qua các nghiên cứu và phương pháp quản lý, khai tác tài nguyên đất đai, có thể nhận thấy một số các yêu cầu cần đạt được trong việc quản lý, triển khai các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải với mô hình hợp tác công tư như sau: - Phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và nguồn lực về đất đai để phát triển hệ thống giao thông vận tải hợp lý, giảm thiểu chi phí vận tải, tiết kiệm chi phí xã hội. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, hợp lý, từng bước đi vào hiện đại, tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải, giữa các vùng lãnh thổ, giữa đô thị và nông thôn trên phạm vi toàn quốc. - Cần quan tâm đến lợi ích của những người dân bị ảnh hưởng của công trình và những người dân bị thu hồi đất. Các công trình hạ tầng giao thông vận tải khi ra đời sẽ mang lại lợi ích lớn cho xã hội nhưng cũng sẽ có ảnh hưởng, cả tích cực và tiêu cực, đến 561 những hộ dân sống ở lân cận và những người dân bị thu hồi đất để thực hiện dự án. Đây là trách nhiệm của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách quản lý đất đai, điều tiết giá trị tăng thêm từ đất cho các đối tượng bị thiệt hại. - Cần có sự tham gia của người dân vào quy trình thực hiện dự án, tăng cường sự giám sát của người dân/cộng đồng đối với tất cả các khâu của dự án để tranh việc thiếu sự giám sát dẫn đến tư lợi của một số nhóm người lợi dụng chính sách, vị trí quản lý để thu lợi cá nhân, đặc biệt trong khâu bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất để thực hiện dự án. - Coi trọng công tác bảo trì, đảm bảo khai thác hiệu quả, bền vững kết cấu hạ tầng giao thông hiện có. Đồng thời đẩy mạnh việc nâng cấp và xây dựng mới các công trình kết cấu hạ tầng giao thông mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, trước hết là trục Bắc - Nam, các khu kinh tế trọng điểm, các trục giao thông đối ngoại, các đô thị lớn và các vùng có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược xóa đói, giảm nghèo và phục vụ an ninh, quốc phòng. - Huy động tối đa mọi nguồn lực, đặc biệt chú trọng nguồn lực từ đất đai để tạo điều kiện cho mọi hình thức và từ mọi thành phần kinh tế để đầu tư phát triển giao thông vận tải. Xã hội hóa việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, trước hết là kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ: người sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông có trách nhiệm đóng góp để bảo trì và tái đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. - Dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và đảm bảo hành lang an toàn giao thông. Quy hoạch sử dụng đất cho kết cấu hạ tầng giao thông cần có sự thống nhất và phối hợp thực hiện đồng bộ, chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và địa phương. II. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình hợp tác công - tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông tại Việt Nam 1. Giải pháp về khuôn khổ thể chế Xây dựng và hoàn thiện một khuôn khổ thể chế mới cho hình thức PPP ở Việt Nam là rất quan trọng, bởi theo các chuyên gia về PPP thì kinh nghiệm thực hiện PPP từ nhiều nước trên thế giới, việc các luật thiếu thống nhất, cũng như việc thiếu các văn bản hướng dẫn thực hiện thỏa đáng, đều là những yếu tố góp phần làm các dự án PPP thất bại. Khung pháp lý này phải đặc biệt quan tâm đến các quy định về trách nhiệm tài chính đối với hỗ trợ tài chính của chính phủ, cũng như quy định rõ cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện các dự án PPP. Khuôn khố thể chế về PPP được hiểu là hành lang pháp lý, năng lực triển khai của cơ quan nhà nước và các điều kiện để đảm bảo tính khả thi của các quy định và quyết định về dự án. Vì vậy, để tiến tới hoàn thiện thể chế về PPP một số nội dung quan trọng cần thực hiện như sau: Luật về PPP. Trong dài hạn, việc xây dựng một đạo luật về PPP là cần thiết nhằm luật hóa các quy định đã được áp dụng ổn định và khả thi về PPP, nhưng quan trọng h ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giao thông vận tải Mô hình hợp tác công tư Hạ tầng giao thông vận tải Đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải Luật đầu tư công 2014 Công trình hạ tầng giao thông vận tảiGợi ý tài liệu liên quan:
-
200 trang 157 0 0
-
32 trang 147 0 0
-
Trình tự, thủ tục thanh lý tài sản Nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị
6 trang 115 0 0 -
Thực trạng phát triển ngành giao thông vận tải Việt Nam những năm gần đây.
29 trang 90 0 0 -
Phương pháp lý thuyết và ứng dụng thực tiễn trong khai thác đường cao tốc ô tô: Phần 2
89 trang 89 0 0 -
Giáo trình Công trình đường sắt: Tập 1 - Lê Hải Hà (chủ biên)
207 trang 85 3 0 -
Thủ tục Điều động, thuyên chuyển, tiếp nhận công chức, viên chức
3 trang 73 0 0 -
3 trang 65 0 0
-
Đề tài ' ĐẦU TƯ VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010'
106 trang 63 0 0 -
Đề tài Thiết kế môn học kết cấu tàu
210 trang 63 0 0