Danh mục

GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 330.71 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO thì hoạt động ngoại thương của nước ta thật sự khởi sắc. Điều này đã làm cho thị trường kinh doanh ngoại tệ ngày càng trở nên sôi động và hấp dẫn hơn đối với nhiều ngân hàng. Thêm vào đó, với xu hướng cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay thì việc các ngân hàng
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG SOLUTIONS TO EXPAND FOREIGN EXCHANGE BUSINESS AT VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE - DANANG BRANCH SVTH: Trần Thị Thảo Nhi Lớp 32k07.1, Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế GVHD: PGS-TS Lâm Chí Dũng Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế TÓM TẮT Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO thì hoạt động ngoại thương của nước ta thật sự khởi sắc. Điều này đã làm cho thị trường kinh doanh ngoại tệ ngày càng trở nên sôi động và hấp dẫn hơn đối với nhiều ngân hàng. Thêm vào đó, với xu hướng cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay thì việc các ngân hàng chuyển mình sang các hoạt động phi truyền thống, đặc biệt là hoạt động kinh doanh ngoại tệ, là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu cấp thiết của thực tiễn. Thông qua tìm hiểu về tình hình kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng và khảo sát nhu cầu sử dụng sản phẩm hối đoái phái sinh trong c ông tác phòng ngừa rủi ro tỷ giá, đầu cơ… của các doanh nghiệp tại thành phố Đà Nẵng, bài viết muốn đề cập đến những thành quả cũng như những hạn chế trong hoạt động này của chi nhánh trong thời gian qua và những tiềm năng trong kinh doanh các sản phẩm hối đoái phái sinh. Để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp ngân hàng mở rộng hoạt động này hơn nữa trong tương lai. ABSTRACT Since Vietnam participated in WTO, foreign trade activities of our country have prospered. This makes the foreign currency market more active and attractive to a lot of banks. In addition to, with the tendency of competing more violently among the banks, banks’ gradual transformation from traditional activities into untraditional ones is totally suitable for pratical demands. After researching the situation of trading foreign currency at Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade – Danang branch and surveying the businesses’ needs of using derivative foreign exchange products to prevent them from exchange rate risk, to speculate… in Danang city, the article wants to focus on achievements as well as limitations of this branch in this foreign exchange business in the past and potentialities of trading derivative foreign exchange products. Then it mentions some solutions to help the bank expand this business in the future. 1. Mở đầu Thị trường ngoại tệ phát triển đã tạo ra môi trường kinh doanh ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại. Vì vậy, nghiên cứu về hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng là phù hợp với yêu cầu cấp thiết của thực tiển. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm tìm hiểu về thực trạng kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng và tiềm năng kinh doanh các sản phẩm hối đoái phái sinh; để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong tương lai. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng qua 3 năm 2007, 2008, 2009 và 62 Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 khảo sát nhu cầu sử dụng sản phẩm hối đoái phái sinh của doanh nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng. Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp so sánh, phương pháp thống kê và phương pháp phân tích-tổng hợp. 2. Nội dung 2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng ngân hàng Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng 2.1.1. Tình hình mua bán ngoại tệ theo đối tượng Bảng 1: Doanh số mua ngoại tệ theo đối tượng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chỉ tiêu ST TT (%) ST TT (%) ST TT (%) Khách hàng cá nhân 3,961 10.37 5,572 11.34 2,225 6.92 Tổ chức kinh tế 14,607 38.24 18,122 36.88 10,634 33.07 Ngân hàng Công Thương Việt Nam 19,630 51.39 25,443 51.78 19,297 60.01 Tổng 38,199 100 49,137 100 32,157 100 (Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng) Bảng 2: Doanh số bán ngoại tệ theo đối tượng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chỉ tiêu ST TT (%) ST TT (%) ST TT (%) Khách hàng cá nhân 5,627 14.75 7,847 15.97 3,936 11.88 Tổ chức kinh tế 29,224 76.6 38,081 77.5 29,197 88.12 Ngân hàng Công Thương Việt Nam 3,300 8.65 3,209 6.53 0 0 Tổng 38,152 100 49,557 100 33,133 100 (Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng) Từ bảng 1 và 2 chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng nguồn cung ngoại tệ chủ yếu cho chi nhánh là mua từ ngân hàng Công Thương Việt Nam và cầu ngoại tệ của chi nhánh phần lớn là bán cho các tổ chức kinh tế hay là các doanh nghiệp nhập khẩu. Như vậy, do mất cân đối giữa khách hàng xuất khẩu và khách hàng nhập khẩu nên buộc chi nhánh phải gia tăng mua ngoại tệ từ ngân hàng Công Thương Việt Nam và việc nguồn cung ngoại tệ quá dựa vào hội sở chính làm cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh mất đi tính tự ch ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: