Giải pháp phát triển kinh tế xanh - Con đường cho phát triển bền vững ở Việt Nam
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 346.40 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Giải pháp phát triển kinh tế xanh - Con đường cho phát triển bền vững ở Việt Nam" đã làm sáng tỏ khái niệm kinh tế xanh, phát triển bền vững và quan hệ giữa hai khái niệm trên cũng như phân tích thực trạng phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua dựa trên các tiêu chí của phát triển bền vững. Từ đó nghiên cứu tính tất yếu và những thuận lợi cũng như thách thức khi chuyển đổi sang nền kinh tế xanh của Việt nam trên cơ sở những nhận định của Đảng và Nhà nước về kinh tế xanh và phát triển bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp phát triển kinh tế xanh - Con đường cho phát triển bền vững ở Việt Nam Trường Đại học Mỏ - Địa chất GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH - CON ĐƯỜNG CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM Phí Thị Lan Phương Tóm tắt: Nghiên cứu đã làm sáng tỏ khái niệm kinh tế xanh, phát triển bền vững và quan hệgiữa hai khái niệm trên cũng như phân tích thực trạng phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam trong thờigian qua dựa trên các tiêu chí của phát triển bền vững. Từ đó nghiên cứu tính tất yếu và những thuậnlợi cũng như thách thức khi chuyển đổi sang nền kinh tế xanh của Việt nam trên cơ sở những nhậnđịnh của Đảng và Nhà nước về kinh tế xanh và phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, đề xuất giải phápvà công cụ phát triển kinh tế xanh trong quá trình hoạch định, xây dựng và thực hiện để đạt được mụctiêu phát triển bền vững ở Việt Nam. Từ khóa: Kinh tế xanh; Phát triển bền vững; Tăng trưởng xanh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng pháttriển chưa bền vững. Phát triển kinh tế ở nước ta vẫn còn dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiênnhiên, năng suất lao động còn thấp, công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng còn sử dụng nhiều nănglượng, nguyên liệu và thải ra nhiều chất thải. Nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt,sử dụng lãng phí và kém hiệu quả. Môi trường tự nhiên ở nhiều nơi bị phá hoại nghiêm trọng, ô nhiễmvà suy thoái đến mức báo động… Vì thế, việc tiếp cận và xây dựng một nền kinh tế xanh là yêu cầucấp thiết và hiện thực hóa con đường phát triển kinh tế một cách bền vững và xóa đói, giảm nghèo.Nhận thức rõ ý nghĩa của cơ hội này, để phát triển đất nước và hội nhập với trào lưu quốc tế, Chínhphủ đã ban hành những văn bản quan trọng mang tính chất chiến lược: Quyết định số2139/QĐ-TTg,ngày 05/12/2011 về phê duyệt Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu; Quyết định số 432/QĐ-TTg,ngày 12/4/2012 về phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Quyếtđịnh số 1393/QĐ-TTg, ngày 25/9/2012 về phê duyệt Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh thờikỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số339/QĐ-TTg, ngày 19/2/2013 về phê duyệtĐề án tổng thể Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chấtlượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020. Nội dung các văn bản này đã bao quáthầu như hết nội hàm, ý nghĩa, mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc, giải pháp, cách thức thực hiện tăngtrưởng xanh, và là cơ sở pháp lý để thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam. Tăng trưởng xanh ở ViệtNam là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả,bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu. Tăng trưởngxanh là phương thức thúc đẩy quá trình thay đổi các mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, nhằmkhai thác tối đa lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh thông qua nghiên cứuvà ứng dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, nhằm sử dụng hiệu quả ThS. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.62Khoa học xã hội với sự phát triển bền vữngtài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải KNK, ứng phó với Biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói, giảmnghèo, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. 2. NỘI DUNG 2.1. Quan niệm về kinh tế xanh, phát triển bền vững và mối quan hệ 2.1.1. Quan niệm về kinh tế xanh Thuật ngữ “kinh tế xanh” chính thức được cộng đồng quốc tế sử dụng tại Hội nghị Thượng đỉnhcủa Liên Hợp quốc về phát triển bền vững (tháng 6-2012) tại Rio de Janeiro, Braxin (Rio +20). Trướcđó, tính từ “xanh” đã được sử dụng khá nhiều, gắn với nhiều hoạt động phát triển hướng tới phát triểnbền vững, như sản xuất xanh, tiêu dùng xanh, lối sống xanh, sản phẩm xanh... với hàm nghĩa chủ yếulà “thân thiện với môi trường”. Có nhiều định nghĩa khác nhau về kinh tế xanh, trong đó định nghĩa của Chương trình Môitrường Liên Hợp quốc (UNEP, 2011) trong cuốn sách Hướng tới nền kinh tế xanh - Lộ trình cho pháttriển bền vững và xóa đói giảm nghèo được các học giả trích dẫn nhiều nhất ở Việt Nam: “Nền kinhtế xanh là nền kinh tế nâng cao đời sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảmthiểu đáng kể những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái. Nói một cách đơn giản, nền kinhtế xanh có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hướng tới công bằng xã hội”1. Còn theo Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD), ‘‘Tăng trưởng xanh là một cách để đạtđược mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển trong khi bảo tồn môi trường, ngăn chặn sự mất mátvề đa dạng sinh học và giảm thiểu việc sử dụng không bền vững tài nguyên thiên nhiên, tăng trưởngxanh là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo các nguồn tài sản tự nhiên tiếptục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta. Để thực hiệnđiều này, tăng trưởng xanh phải là nhân tố xúc tác trong việc đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho sự tăngtrưởng bền vững và tăng cường tạo ra các cơ hội kinh tế mới”2. Trong dự thảo Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến2050 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra quan điểm chiến lược ‘‘Tăng trưởng xanh ở Việt Nam làphương thức thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế để tiến tới việc sử dụng hiệu quả tài nguyênthiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính thông qua nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đại, pháttriển hệ thống cơ sở hạ tầng để nâng cao hiệu quả nền kinh tế, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phầnxóa đói giảm nghèo, và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững’’. Ở Việt Nam,chiến lược ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp phát triển kinh tế xanh - Con đường cho phát triển bền vững ở Việt Nam Trường Đại học Mỏ - Địa chất GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH - CON ĐƯỜNG CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM Phí Thị Lan Phương Tóm tắt: Nghiên cứu đã làm sáng tỏ khái niệm kinh tế xanh, phát triển bền vững và quan hệgiữa hai khái niệm trên cũng như phân tích thực trạng phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam trong thờigian qua dựa trên các tiêu chí của phát triển bền vững. Từ đó nghiên cứu tính tất yếu và những thuậnlợi cũng như thách thức khi chuyển đổi sang nền kinh tế xanh của Việt nam trên cơ sở những nhậnđịnh của Đảng và Nhà nước về kinh tế xanh và phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, đề xuất giải phápvà công cụ phát triển kinh tế xanh trong quá trình hoạch định, xây dựng và thực hiện để đạt được mụctiêu phát triển bền vững ở Việt Nam. Từ khóa: Kinh tế xanh; Phát triển bền vững; Tăng trưởng xanh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng pháttriển chưa bền vững. Phát triển kinh tế ở nước ta vẫn còn dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiênnhiên, năng suất lao động còn thấp, công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng còn sử dụng nhiều nănglượng, nguyên liệu và thải ra nhiều chất thải. Nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt,sử dụng lãng phí và kém hiệu quả. Môi trường tự nhiên ở nhiều nơi bị phá hoại nghiêm trọng, ô nhiễmvà suy thoái đến mức báo động… Vì thế, việc tiếp cận và xây dựng một nền kinh tế xanh là yêu cầucấp thiết và hiện thực hóa con đường phát triển kinh tế một cách bền vững và xóa đói, giảm nghèo.Nhận thức rõ ý nghĩa của cơ hội này, để phát triển đất nước và hội nhập với trào lưu quốc tế, Chínhphủ đã ban hành những văn bản quan trọng mang tính chất chiến lược: Quyết định số2139/QĐ-TTg,ngày 05/12/2011 về phê duyệt Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu; Quyết định số 432/QĐ-TTg,ngày 12/4/2012 về phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Quyếtđịnh số 1393/QĐ-TTg, ngày 25/9/2012 về phê duyệt Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh thờikỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số339/QĐ-TTg, ngày 19/2/2013 về phê duyệtĐề án tổng thể Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chấtlượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020. Nội dung các văn bản này đã bao quáthầu như hết nội hàm, ý nghĩa, mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc, giải pháp, cách thức thực hiện tăngtrưởng xanh, và là cơ sở pháp lý để thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam. Tăng trưởng xanh ở ViệtNam là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả,bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu. Tăng trưởngxanh là phương thức thúc đẩy quá trình thay đổi các mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, nhằmkhai thác tối đa lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh thông qua nghiên cứuvà ứng dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, nhằm sử dụng hiệu quả ThS. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.62Khoa học xã hội với sự phát triển bền vữngtài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải KNK, ứng phó với Biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói, giảmnghèo, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. 2. NỘI DUNG 2.1. Quan niệm về kinh tế xanh, phát triển bền vững và mối quan hệ 2.1.1. Quan niệm về kinh tế xanh Thuật ngữ “kinh tế xanh” chính thức được cộng đồng quốc tế sử dụng tại Hội nghị Thượng đỉnhcủa Liên Hợp quốc về phát triển bền vững (tháng 6-2012) tại Rio de Janeiro, Braxin (Rio +20). Trướcđó, tính từ “xanh” đã được sử dụng khá nhiều, gắn với nhiều hoạt động phát triển hướng tới phát triểnbền vững, như sản xuất xanh, tiêu dùng xanh, lối sống xanh, sản phẩm xanh... với hàm nghĩa chủ yếulà “thân thiện với môi trường”. Có nhiều định nghĩa khác nhau về kinh tế xanh, trong đó định nghĩa của Chương trình Môitrường Liên Hợp quốc (UNEP, 2011) trong cuốn sách Hướng tới nền kinh tế xanh - Lộ trình cho pháttriển bền vững và xóa đói giảm nghèo được các học giả trích dẫn nhiều nhất ở Việt Nam: “Nền kinhtế xanh là nền kinh tế nâng cao đời sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảmthiểu đáng kể những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái. Nói một cách đơn giản, nền kinhtế xanh có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hướng tới công bằng xã hội”1. Còn theo Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD), ‘‘Tăng trưởng xanh là một cách để đạtđược mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển trong khi bảo tồn môi trường, ngăn chặn sự mất mátvề đa dạng sinh học và giảm thiểu việc sử dụng không bền vững tài nguyên thiên nhiên, tăng trưởngxanh là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo các nguồn tài sản tự nhiên tiếptục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta. Để thực hiệnđiều này, tăng trưởng xanh phải là nhân tố xúc tác trong việc đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho sự tăngtrưởng bền vững và tăng cường tạo ra các cơ hội kinh tế mới”2. Trong dự thảo Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến2050 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra quan điểm chiến lược ‘‘Tăng trưởng xanh ở Việt Nam làphương thức thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế để tiến tới việc sử dụng hiệu quả tài nguyênthiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính thông qua nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đại, pháttriển hệ thống cơ sở hạ tầng để nâng cao hiệu quả nền kinh tế, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phầnxóa đói giảm nghèo, và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững’’. Ở Việt Nam,chiến lược ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội nghị khoa học Khoa học xã hội với sự phát triển bền vững Kinh tế xanh Giải pháp phát triển kinh tế xanh Phát triển bền vững Tăng trưởng xanhGợi ý tài liệu liên quan:
-
342 trang 346 0 0
-
Phát triển du lịch bền vững tại Hòa Bình: Vai trò của các bên liên quan
10 trang 323 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 317 0 0 -
95 trang 269 1 0
-
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam qua các chỉ số đo lường định lượng
11 trang 245 0 0 -
Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên: Từ lý luận đến thực tiễn
6 trang 208 0 0 -
9 trang 207 0 0
-
Giáo trình Tài nguyên rừng - Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm
157 trang 181 0 0 -
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 176 0 0 -
Thúc đẩy tăng trưởng xanh để phát triển kinh tế bền vững
3 trang 164 0 0