Danh mục

Giải pháp tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch để phát triển bền vững du lịch tỉnh Hòa Bình

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 351.31 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung vào phân tích những nhân tố ảnh hưởng và thực trạng liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại tỉnh Hòa Bình và đề xuất một số giải pháp tăng cường liên kết để hướng tới phát triển bền vững du lịch tỉnh Hòa Bình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch để phát triển bền vững du lịch tỉnh Hòa Bình Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TỈNH HÒA BÌNH Đoàn Thanh Hải Trường Đại học Tây Bắc Email: doanthanhhaikt@utb.edu.vn Tóm tắt: Xu hướng du lịch hiện nay đang dịch chuyển sang các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, khám phá thiên nhiên,bản sắc văn hóa,… Du lịch Hòa Bình hấp dẫn du khách bởi những nét văn hóa vô cùng đặc sắc của các dân tộc miềnnúi đang sinh sống tại đây và vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây cũng mang lại cho tỉnh Hòa Bình một tiềm năng du lịch rấtlớn. Để phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình theo hướng bền vững đòi hỏi sự phối hợp của nhiều bên khác nhau như các nhàquản lý, các doanh nghiệp, các tổ chức,… Từ đó, việc liên kết các doanh nghiệp theo hướng phát triển chuỗi dịch vụ dulịch là xu hướng tất yếu. Bài viết tập trung vào phân tích những nhân tố ảnh hưởng và thực trạng liên kết giữa cácdoanh nghiệp kinh doanh du lịch tại tỉnh Hòa Bình và đề xuất một số giải pháp tăng cường liên kết để hướng tới pháttriển bền vững du lịch tỉnh Hòa Bình. Từ khóa: Liên kết doanh nghiệp, Doanh nghiệp du lịch, phát triển bền vững.1. GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch đã được quan tâm nghiên cứu và áp dụngtrong thực tiễn. Hoạt động du lịch sẽ không thể phát triển có hiệu quả nếu không quan tâm đầy đủ đến khía cạnhkhông gian (lãnh thổ) của du lịch. Đó là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sởdịch vụ có liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹthuật và các nhân tố khác nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường, hướng đến sự pháttriển bền vững (Phạm Trung Lương, 2016). Liên kết phát triển kinh tế - xã hội cũng như liên kết vùng du lịch bao hàm liên kết phát triển nội vùng và liênkết phát triển liên vùng. Du lịch là một ngành kinh tế về dịch vụ, có tính chất tổng hợp liên ngành, liên vùng vàtính xã hội hóa rất cao. Việc liên kết này dựa trên cơ sở phân công lao động với các lợi thế so sánh giữa các vùng,tiểu vùng nhằm nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng và cả nước. Liên kết phát triển vùngdu lịch cho phép khai thác lợi thế tương đối của các địa phương tham gia liên kết về tài nguyên du lịch, về cơ sởhạ tầng và các nguồn lực cho phát triển du lịch. Mặt khác, liên kết phát triển vùng, tiểu vùng du lịch còn là nhân tốquan trọng để làm tăng khả năng cạnh tranh trong việc thu hút các nguồn lực đầu tư cho du lịch, thu hút khách dulịch đến vùng du lịch với tư cách là một điểm đến thống nhất và đến lãnh thổ của từng địa phương liên kết. Vì vậy,liên kết vùng, tiểu vùng phát triển du lịch là một tất yếu khách quan để phát triển du lịch bền vững trong điều kiệnphát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Ngày nay, thị hiếu về du lịch đang có xu hướng dịch chuyển sang loại hình du lịch khám phá thiên nhiên, bảnsắc văn hóa và tìm về những giá trị nhân văn. Ở khu vực Tây Bắc nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng, các sảnphẩm văn hóa du lịch thường tập trung vào các nhóm sau: Giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc Tây Bắc như lễhội, phong tục tập quán các dân tộc,…; Danh lam thắng cảnh như hang động, suối khoáng, khu rừng đặc dụng,lòng hồ,…; Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần,… Phát triển du lịch bền vững là phải đóng góp về mặt kinh tế, tạo thu nhập ổn định cho cộng đồng địa phươngvà các bên hữu quan, cải thiện chất lượng cuộc sống, đồng thời bảo tồn và quản lý các nguồn tài nguyên, giảmthiểu tác động tiêu cực đến các nguồn lợi tự nhiên và môi trường, không gây hại đến cấu trúc xã hội, văn hóa cộngđồng địa phương. Để phát triển du lịch bền vững cần sự tham gia và phối hợp của nhiều bên khác nhau như cácnhà quản lý, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch (KDDL) như: kinh doanh lữ hành, khách sạn, nhà hàng, các nhàcung cấp các dịch vụ giải trí, các điểm tham quan du lịch,... Trong đó, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đónggóp quan trọng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch đang hoạt động theo mục tiêuchính là lợi nhuận của doanh nghiệp và thường không muốn chia sẻ các dịch vụ trong cùng nhóm với nhau để làmhài lòng khách hàng hay thỏa mãn lợi ích chung của cộng đồng. Chẳng hạn, các khách sạn, khu nghỉ dưỡngthường muốn khách ăn uống tại nhà hàng của mình để tăng doanh thu hơn là giới thiệu, quảng bá cho du khách448 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: