Giải pháp tăng cường liên kết giữa nghiên cứu và sản xuất theo tiếp cận hệ thống đổi mới
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 221.40 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trên cơ sở khảo sát 4 trường đại học, 4 viện nghiên cứu ở miền Bắc Việt Nam, bài viết phân tích nguyên nhâncản trở liên kết giữa trường đại học, viện nghiên cứu với doanh nghiệp, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường liên kết nghiên cứu – sản xuất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp tăng cường liên kết giữa nghiên cứu và sản xuất theo tiếp cận hệ thống đổi mới Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 34, Số 2 (2018) 10-17 Giải pháp tăng cường liên kết giữa nghiên cứu và sản xuất theo tiếp cận hệ thống đổi mới Phạm Hồng Trang*, Phạm Hồng Nhung Trường Đại học Lao động – Xã hội, 43 Trần Duy Hưng, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 08 tháng 06 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 15 tháng 06 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 06 năm 2018 Tóm tắt: Liên kết giữa nghiên cứu và sản xuất đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Ở Việt Nam, mặc dù đã có cơ chế tự chủ trong hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) song mối liên kết này thực tế chưa mạnh. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan cản trở việc hình thành và phát triển mối liên kết giữa nghiên cứu và sản xuất. Trên cơ sở khảo sát 4 trường đại học, 4 viện nghiên cứu ở miền Bắc Việt Nam, bài viết phân tích nguyên nhân cản trở liên kết giữa trường đại học, viện nghiên cứu với doanh nghiệp, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường liên kết nghiên cứu – sản xuất. Theo đó, doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm, là nhà đầu tư và tiêu thụ sản phẩm KH&CN của trường, viện; hoạt động KH&CN của trường, viện ngoài mục tiêu tăng cường năng lực bản thân sẽ chủ yếu phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp; Chính phủ vừa đóng vai trò hỗ trợ, đảm bảo cho mối liên kết thông qua tạo dựng khung hành lang pháp lý vừa tham gia vào quá trình liên kết theo hình thức hợp tác công - tư. Từ khóa: Liên kết, KH&CN, hệ thống đổi mới. 1. Mở đầu đất nước. Xét về chức năng nổi trội, khu vực nghiên cứu (trường, viện, các tổ chức KH&CN) cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng và các bí quyết kỹ thuật để khu vực sản xuất (doanh nghiệp) sử dụng các kết quả nghiên cứu, tạo ra sản phẩm xã hội cần với giá cả cạnh tranh. Hơn nữa, sự liên kết còn giúp khu vực nghiên cứu nâng cao hiệu quả hoạt động nhờ nguồn vốn của doanh nghiệp, các hướng nghiên cứu hướng vào thực tiễn nhiều hơn. Về phần mình, khu vực sản xuất thông qua liên kết sẽ được cung cấp nhân lực có trình độ chuyên môn, được đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ, giúp doanh nghiệp phát hiện và giải quyết những nhu cầu nội tại. Mặc dù hiện nay ranh giới về mặt chức năng của trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp chỉ mang tính tương đối (trong trường, viện và doanh nghiệp đều có hoạt động đào tạo, nghiên cứu và sản xuất), song sự hợp tác giữa các chủ thể này luôn được quan tâm thúc đẩy do những lợi ích kinh tế - xã hội của mối quan hệ này đem lại cho bản thân từng chủ thể liên kết cũng như sự phát triển chung của _______ Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-979082686. Email: hongtrangulsa@yahoo.com https://doi.org/10.25073/2588-1116/vnupam.4139 10 P.H. Trang, P.H. Nhung / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 34, Số 2 (2018) 10-17 Ở nước ta, Nghị định 115 ban hành năm 2005 là một bước tiến về triết lý tự chủ trong hoạt động KH&CN, là dấu ấn quan trọng về cải cách triết lý KH&CN [1]. Các viện nghiên cứu, trường đại học đã chú ý hơn đến chức năng phục vụ xã hội, nhu cầu của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng định hướng hoạt động nghiên cứu của trường, viện. Mặc dù vậy, mối liên kết giữa nghiên cứu – sản xuất ở nước ta do nhiều nguyên nhân nên thực tế còn chưa mạnh, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Tiếp cận theo quan điểm hệ thống đổi mới (HTĐM) đặt hành vi tương tác đổi mới là đối tượng chính sách trung tâm và doanh nghiệp là chủ thể thực hiện hành vi đó, nhà nước là người quản lý, tạo điều kiện. Theo nhiều học giả, đây là cách tiếp cận hiện đại, có khả năng tìm ra một hệ thống giải pháp toàn diện để thúc đẩy mối liên kết trường – viện – doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa có chính sách đổi mới đầy đủ, chưa có đủ các điều kiện để thực hiện liên kết theo mô hình HTĐM. Do đó, cần thiết tiếp thu những ý tưởng của tiếp cận HTĐM để xây dựng một mô hình liên kết mới có đặc tính ưu việt của HTĐM mà vẫn phù hợp với bối cảnh nước ta hiện nay. 2. Một số khái niệm được sử dụng trong bài Trong bài viết này, thống nhất cách hiểu: Đổi mới là tập hợp các hoạt động xã hội phức tạp nhằm tạo ra sản phẩm mới hoặc cải tiến, thực hiện qui trình theo phương pháp mới hoặc áp dụng cách thức mới để một đưa một sáng chế ra thị trường, đem lại lợi ích kinh tế. Ở khái niệm này, các hoạt động xã hội bao gồm: Nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ, sản xuất, tiếp thị, đào tạo giáo dục v.v. Chủ thể thực hiện đổi mới bao gồm các tổ chức, tác nhân liên quan như viện R&D, doanh nghiệp, trường đại học, cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội nghề nghiệp, v.v. Các hình thức đổi mới gồm: Đưa ra sản phẩm mới, quy trình mới, nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất (đầu vào) mới, thị trường mới, cách thức tổ chức mới. Tựu chung lại, đổi mới là hoạt động có 11 mục đích thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu, đem lại lợi ích kinh tế và đóng góp tích cực cho sự phát triển xã hội. Khái niệm HTĐM được hiểu là “tập hợp hay mạng lưới các yếu tố và tương tác giữa các yếu tố, các hoạt động, tổ chức và thiết chế liên quan trong quá trình tạo ra, áp dụng và phổ biến các tri thức mới trong một quốc gia, luôn được điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh tương quan quốc tế” [2]. Xét riêng trong lĩnh vực KH&CN, HTĐM không chỉ bao gồm các tổ chức KH&CN (đại diện bên cung các giải pháp KH&CN) mà còn bao gồm doanh nghiệp, tổ chức xã hội dân sự, cơ quan Chính phủ (đại diện bên cầu). Trên quan điểm tiếp cận HTĐM, đầu ra của hoạt động KH&CN là các sản phẩm mới, dịch vụ mới được thị trường chấp nhận. Để đạt được điều này, tri thức KH&CN phải được gắn kết và tham gia trực tiếp vào hoạt động làm ra sản phẩm mới, dịch vụ mới tại các doanh nghiệp và tạo ra những giá trị mới được thị trường chấp nhận và chi trả. Trong bài viết này, “tiếp cận HTĐM” là việc sử dụng các tri thức về HTĐM (cấu trúc của HTĐM, mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành, v.v) để xây dựng một mô hình liên kết đảm bảo được hiệu quả liên kết giữa trường đại học – viện nghiên cứu – doanh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp tăng cường liên kết giữa nghiên cứu và sản xuất theo tiếp cận hệ thống đổi mới Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 34, Số 2 (2018) 10-17 Giải pháp tăng cường liên kết giữa nghiên cứu và sản xuất theo tiếp cận hệ thống đổi mới Phạm Hồng Trang*, Phạm Hồng Nhung Trường Đại học Lao động – Xã hội, 43 Trần Duy Hưng, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 08 tháng 06 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 15 tháng 06 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 06 năm 2018 Tóm tắt: Liên kết giữa nghiên cứu và sản xuất đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Ở Việt Nam, mặc dù đã có cơ chế tự chủ trong hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) song mối liên kết này thực tế chưa mạnh. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan cản trở việc hình thành và phát triển mối liên kết giữa nghiên cứu và sản xuất. Trên cơ sở khảo sát 4 trường đại học, 4 viện nghiên cứu ở miền Bắc Việt Nam, bài viết phân tích nguyên nhân cản trở liên kết giữa trường đại học, viện nghiên cứu với doanh nghiệp, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường liên kết nghiên cứu – sản xuất. Theo đó, doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm, là nhà đầu tư và tiêu thụ sản phẩm KH&CN của trường, viện; hoạt động KH&CN của trường, viện ngoài mục tiêu tăng cường năng lực bản thân sẽ chủ yếu phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp; Chính phủ vừa đóng vai trò hỗ trợ, đảm bảo cho mối liên kết thông qua tạo dựng khung hành lang pháp lý vừa tham gia vào quá trình liên kết theo hình thức hợp tác công - tư. Từ khóa: Liên kết, KH&CN, hệ thống đổi mới. 1. Mở đầu đất nước. Xét về chức năng nổi trội, khu vực nghiên cứu (trường, viện, các tổ chức KH&CN) cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng và các bí quyết kỹ thuật để khu vực sản xuất (doanh nghiệp) sử dụng các kết quả nghiên cứu, tạo ra sản phẩm xã hội cần với giá cả cạnh tranh. Hơn nữa, sự liên kết còn giúp khu vực nghiên cứu nâng cao hiệu quả hoạt động nhờ nguồn vốn của doanh nghiệp, các hướng nghiên cứu hướng vào thực tiễn nhiều hơn. Về phần mình, khu vực sản xuất thông qua liên kết sẽ được cung cấp nhân lực có trình độ chuyên môn, được đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ, giúp doanh nghiệp phát hiện và giải quyết những nhu cầu nội tại. Mặc dù hiện nay ranh giới về mặt chức năng của trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp chỉ mang tính tương đối (trong trường, viện và doanh nghiệp đều có hoạt động đào tạo, nghiên cứu và sản xuất), song sự hợp tác giữa các chủ thể này luôn được quan tâm thúc đẩy do những lợi ích kinh tế - xã hội của mối quan hệ này đem lại cho bản thân từng chủ thể liên kết cũng như sự phát triển chung của _______ Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-979082686. Email: hongtrangulsa@yahoo.com https://doi.org/10.25073/2588-1116/vnupam.4139 10 P.H. Trang, P.H. Nhung / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 34, Số 2 (2018) 10-17 Ở nước ta, Nghị định 115 ban hành năm 2005 là một bước tiến về triết lý tự chủ trong hoạt động KH&CN, là dấu ấn quan trọng về cải cách triết lý KH&CN [1]. Các viện nghiên cứu, trường đại học đã chú ý hơn đến chức năng phục vụ xã hội, nhu cầu của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng định hướng hoạt động nghiên cứu của trường, viện. Mặc dù vậy, mối liên kết giữa nghiên cứu – sản xuất ở nước ta do nhiều nguyên nhân nên thực tế còn chưa mạnh, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Tiếp cận theo quan điểm hệ thống đổi mới (HTĐM) đặt hành vi tương tác đổi mới là đối tượng chính sách trung tâm và doanh nghiệp là chủ thể thực hiện hành vi đó, nhà nước là người quản lý, tạo điều kiện. Theo nhiều học giả, đây là cách tiếp cận hiện đại, có khả năng tìm ra một hệ thống giải pháp toàn diện để thúc đẩy mối liên kết trường – viện – doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa có chính sách đổi mới đầy đủ, chưa có đủ các điều kiện để thực hiện liên kết theo mô hình HTĐM. Do đó, cần thiết tiếp thu những ý tưởng của tiếp cận HTĐM để xây dựng một mô hình liên kết mới có đặc tính ưu việt của HTĐM mà vẫn phù hợp với bối cảnh nước ta hiện nay. 2. Một số khái niệm được sử dụng trong bài Trong bài viết này, thống nhất cách hiểu: Đổi mới là tập hợp các hoạt động xã hội phức tạp nhằm tạo ra sản phẩm mới hoặc cải tiến, thực hiện qui trình theo phương pháp mới hoặc áp dụng cách thức mới để một đưa một sáng chế ra thị trường, đem lại lợi ích kinh tế. Ở khái niệm này, các hoạt động xã hội bao gồm: Nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ, sản xuất, tiếp thị, đào tạo giáo dục v.v. Chủ thể thực hiện đổi mới bao gồm các tổ chức, tác nhân liên quan như viện R&D, doanh nghiệp, trường đại học, cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội nghề nghiệp, v.v. Các hình thức đổi mới gồm: Đưa ra sản phẩm mới, quy trình mới, nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất (đầu vào) mới, thị trường mới, cách thức tổ chức mới. Tựu chung lại, đổi mới là hoạt động có 11 mục đích thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu, đem lại lợi ích kinh tế và đóng góp tích cực cho sự phát triển xã hội. Khái niệm HTĐM được hiểu là “tập hợp hay mạng lưới các yếu tố và tương tác giữa các yếu tố, các hoạt động, tổ chức và thiết chế liên quan trong quá trình tạo ra, áp dụng và phổ biến các tri thức mới trong một quốc gia, luôn được điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh tương quan quốc tế” [2]. Xét riêng trong lĩnh vực KH&CN, HTĐM không chỉ bao gồm các tổ chức KH&CN (đại diện bên cung các giải pháp KH&CN) mà còn bao gồm doanh nghiệp, tổ chức xã hội dân sự, cơ quan Chính phủ (đại diện bên cầu). Trên quan điểm tiếp cận HTĐM, đầu ra của hoạt động KH&CN là các sản phẩm mới, dịch vụ mới được thị trường chấp nhận. Để đạt được điều này, tri thức KH&CN phải được gắn kết và tham gia trực tiếp vào hoạt động làm ra sản phẩm mới, dịch vụ mới tại các doanh nghiệp và tạo ra những giá trị mới được thị trường chấp nhận và chi trả. Trong bài viết này, “tiếp cận HTĐM” là việc sử dụng các tri thức về HTĐM (cấu trúc của HTĐM, mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành, v.v) để xây dựng một mô hình liên kết đảm bảo được hiệu quả liên kết giữa trường đại học – viện nghiên cứu – doanh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tăng cường liên kết Hệ thống đổi mới Khoa học và công nghệ Nghiên cứu và sản xuất Cách mạng công nghệ Lĩnh vực sản xuấtTài liệu liên quan:
-
Kinh nghiệm và định hướng chiến lược khoa học và công nghệ thế giới: Phần 1
169 trang 222 0 0 -
110 trang 183 0 0
-
Chính sách thúc đẩy thương mại hóa của khoa học và công nghệ thế giới: Phần 2
112 trang 125 0 0 -
Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2018: Phần 2
138 trang 124 0 0 -
Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2015: Phần 1
106 trang 120 0 0 -
Đổi mới và phát triển kinh tế tri thức khoa học và công nghệ thế giới: Phần 1
124 trang 114 0 0 -
Đổi mới khoa học và công nghệ thế giới phù hợp với nền tri thức cho sự phát triển: Phần 1
108 trang 112 0 0 -
Đổi mới khoa học và công nghệ thế giới phù hợp với nền tri thức cho sự phát triển: Phần 2
116 trang 109 0 0 -
Đổi mới và phát triển kinh tế tri thức khoa học và công nghệ thế giới: Phần 2
134 trang 104 0 0 -
Nguồn nhân lực khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay
7 trang 88 0 0