Danh mục

Giải pháp vàng cho bà bầu ngủ ngon (P.3)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 337.16 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bà bầu cần tránh uống nước trước khi đi ngủ vài tiếng. Trong ngày thì bạn cần uống nhiều nước hơn để bù đắp lại. Khi đi vệ sinh, hãy ngồi nghiêng về phía trước để nước tiểu chảy hết hoàn toàn khỏi bàng quang. Ba tháng cuối Kẻ đánh cắp giấc ngủ: Buồn đi vệ sinh nhiều
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp vàng cho bà bầu ngủ ngon (P.3)Giải pháp vàng cho bà bầu ngủ ngon (P.3)Bà bầu cần tránh uống nước trước khi đi ngủ vài tiếng. Trong ngày thìbạn cần uống nhiều nước hơn để bù đắp lại. Khi đi vệ sinh, hãy ngồinghiêng về phía trước để nước tiểu chảy hết hoàn toàn khỏi bàngquang.Ba tháng cuốiKẻ đánh cắp giấc ngủ: Buồn đi vệ sinh nhiềuLúc này, thai nhi nằm theo tư thế đầu quay xuống dưới để chuẩn bị chào đời.Đầu của bé sẽ đè vào bàng quang và do đó bà bầu sẽ phải dậy trong đêm 4-6lần để đi vệ sinh. Bên cạnh đó, thận của bà bầu cũng làm việc nhiều hơn, lọcmáu và sản xuất ra lượng nước tiểu nhiều hơn gấp đôi trước khi mang bầu.Giải pháp:Cũng giống như ở ba tháng đầu, bà bầu cần tránh uống bất kì thứ gì trướckhi đi ngủ vài tiếng. Trong ngày thì bạn cần uống nhiều nước hơn để bù đắplại. Khi đi vệ sinh, hãy ngồi nghiêng về phía trước để nước tiểu chảy hếthoàn toàn khỏi bàng quang. Nên nhớ là không được nhịn đi tiểu vì có thểlàm nhiễm trùng nước tiểu ở các cơ quan khác.Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu khó ngủ tronggiai đoạn cuối thai kỳ. (Ảnh minh họa)Kẻ đánh cắp giấc ngủ: Chuột rútNhiều bà bầu thường tỉnh giấc bất chợt và phát hiện ra mình đang bị chuộtrút. Các bác sĩ phỏng đoán hiện tượng này là do sức nặng từ việc mang bầuđè lên đôi chân làm giảm tốc độ tuần hoàn máu trong thai kì. Hay cũng cóthể do bào thai đè lên các mạch máu vận chuyển máu đến chân.Sự thiếu hụt khoáng chất cũng có thể gây ra hiện tượng này. Cơ sẽ dùngmagie, kali và canxi để co bóp. Và chính sự mất cân bằng chất điện phângây ra chuột rút. Khi em bé bắt đầu hóa vôi xương ở 3 tháng cuối, bé sẽdùng lượng canxi dự trữ của mẹ. Vì thế, nếu mẹ không ăn đủ lượng canxitrong bữa ăn hàng ngày thì chính mẹ đang làm rỗng lượng canxi dự trữ củamình và bị chuột rút. Hiện tượng này cũng thường xảy ra về đêm.Giải pháp:Đạp chân xuống giường có thể làm giảm chuột rút. Có thể kéo giãn chântrước khi lên giường. Tập thể dục đều đặn trước khi sinh sẽ khiến cho lượngmáu tuần hoàn đều và giảm mức độ thường xuyên của chuột rút.Bà bầu cũng không được xem nhẹ dinh dưỡng đầy đủ. Đầu tiên hãy tănghàm lượng canxi hấp thu vào cơ thể, ăn nhiều sản phẩ m có chứa chất khoángnhư các sản phẩm sữa không béo, nước cam. Cần đảm bảo 1.000 mg canximỗi ngày. Do magie, kali cần thiết cho cơ co bóp và các chức năng kháctrong cơ thể nên cần bổ sung thức ăn chứa các chất đó. Kali có trong các loạithức ăn như: khoai tây, chuối, các loại đậu, ngũ cốc, lúa mạch, lê. Thức ăngiàu magie gồm có: quả hạnh và đào lộn hột. Những thức ăn có chứa cả baloại khoáng chất đó là: rau bina, sữa chua, và cá hồi. Cuối cùng, nên nhớuống đủ nước vì sự khử nước làm mất cân bằng chất điện phân và gây rachuột rút.Kẻ đánh cắp giấc ngủ: Triệu trứng chân luôn động đậy (RLS)Khoảng 20% bà bầu có cảm giác ngứa ngáy và nóng ran ở chân. Và hiệntượng này liên quan đến việc thiếu máu do thiếu hụt chất sắt hay axit folic.Giải pháp:Cố gắng thúc đẩy hàm lượng hấp thu chất sắt và axit folic. Đặt miếng đệmnóng vào chân 15 – 20 phút để làm giảm cảm giác muốn đung đưa chân. Tintốt lành đó là: chỉ vài tuần sau khi sinh, bạn sẽ thấy hiện tượng này biến mất.Cho dù là gặp vấn đề về giấc ngủ nhưng cơ thể bạn đang chuẩn bị để chàođón con ra đời. Việc mất ngủ cũng có thể là cách mà Mẹ thiên nhiên giúpchuẩn bị cho những nhu cầu của em bé. Do đó, nếu bạn có mệt mỏi thì hãybiết rằng bạn sẽ đối mặt với tất cả những điều đó giống như một chuyên gianhé!

Tài liệu được xem nhiều: