Danh mục

Giải phẫu khớp chi dưới (Kỳ 4)

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 196.57 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các khớp nhỏ khác2.3.1. Các khớp chày-mác Xương chày và xương mác tiếp khớp với nhau bởi 2 khớp là khớp động chày-mác (đầu trên) và khớp sợi chày-mác (đầu dưới). Ngoài ra chúng còn nối với nhau bởi màng gian cốt. Đây là khớp ít di động.* Khớp động chày-mác: do chỏm xương mác khớp với diện khớp mác xương chày, cả diện khớp đều có sụn che phủ. Bao khớp bám ở bờ diện khớp và dầy lên thành dây chằng chỏm mác trước và sau.* Khớp sợi chày-mác: do diện khuyết mác xương chày khớp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải phẫu khớp chi dưới (Kỳ 4) Giải phẫu khớp chi dưới (Kỳ 4) 2.3. Các khớp nhỏ khác 2.3.1. Các khớp chày-mác Xương chày và xương mác tiếp khớp với nhau bởi 2 khớp là khớp độngchày-mác (đầu trên) và khớp sợi chày-mác (đầu dưới). Ngoài ra chúng còn nối vớinhau bởi màng gian cốt. Đây là khớp ít di động. * Khớp động chày-mác: do chỏm xương mác khớp với diện khớp mácxương chày, cả diện khớp đều có sụn che phủ. Bao khớp bám ở bờ diện khớp vàdầy lên thành dây chằng chỏm mác trước và sau. * Khớp sợi chày-mác: do diện khuyết mác xương chày khớp với diện lồi ởmặt trong mắt cá ngoài, chúng được gắn chặt với nhau bởi dây chằng chày máctrước, sau. 2.3.2. Các khớp bàn chân - Khớp cổ chân (khớp sên-cẳng chân): do đầu dưới xương chày, xương mácvà khớp chày-mác sợi tạo nên hố mộng chày mác để khớp với ròng rọc củaxương sên. Bao khớp bám vào xung quanh ở chu vi các diện khớp và dày lên ở 2bên thành các dây chằng bên ngoài và bên trong. Dây chằng bên ngoài gồm có dâychằng mác sên trước, sau và dây chằng mác gót. Dây chằng bên trong hay dâychằng delta. Hai hệ thống dây chằng bên giúp cho xương sên không trượt ra trước hay rasau nhưng cho phép cổ chân làm các động tác gấp, duỗi dễ dàng. - Các khớp gian cổ chân: gồm có nhiều khớp nhỏ: khớp dưới sên (nốixương sên với xương gót); khớp gót-sên-thuyền; khớp gót-hộp; khớp chêm-thuyền…, phần khớp gót-thuyền của khớp gót-sên-thuyền và khớp gót-hộpcòn được gọi là khớp ngang cổ chân. - Các khớp cổ bàn chân: nối ba xương chêm, xương hộp với các đầu gầncác xương đất bàn chân. - Các khớp gian đất bàn chân: nối các mặt bên đầu gần các xương đốtbàn chân. - Các khớp đốt bàn-ngón chân: nối các đầu xa các xương đốt bàn với đầugần các xương đốt ngón chân - Các khớp gian đất ngón chân: nối các đốt ngón chân Nhìn chung các khớp trên có biên độ hoạt động nhỏ và được nối với nhaubằng các dây chằng ngắn, vững chắc để giúp giữ vững cấu trúc cho cung vòm bànchân. 1. Xương gót 2. Khớp dưới sên 3. Dây chằng gian cấ 4. Khớp ngang cổ ch 5. Xương thuyền 6. Xương hộp 7. Các dây chằng cổ 8. Các dây chằng chê 9. Các dây chằng giaHình 3.11. Các khớp của bàn chân

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: