Giải phẫu tổng hợp hệ thống và định khu chi dưới (Kỳ 10)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải phẫu tổng hợp hệ thống và định khu chi dưới (Kỳ 10) Giải phẫu tổng hợp hệ thống và định khu chi dưới (Kỳ 10) Bài giảng Giải phẫu học Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn - Thần kinh mác chung (n. fibularis communis) hay thần kinh hôngkheo ngoài chạy theo dọc bờ trong cơ nhị đầu đùi, khi tới chỗ bám của cơ nhị đầuở chỏm xương mác thì vòng quanh cổ xương ra trước rồi chia ra 2 dây: thần kinhmác sâu (hay thần kinh chày trước) và thần kinh mác nông (hay thần kinh cơ bì).Nên cơ nhị đầu và chỏm xương mác là mốc để tìm dây mác chung. Chỉ cầngấp cẳng chân, thì thấy gân cơ nhị đầu, và theo gân đó tới chỏm xương mácthì thấy thần kinh. Thần kinh mác chung nằm sát chỏm xương mác, nên khi gẫy xương hay bịcác mảnh xương cắt đứt hoặc bị kẹp trong can (cal) lúc tái tạo xương. Khi viêmthần kinh ngồi ấn dây vào chỏm xương gây đau. Là dây vận động các cơ duỗi ngón chân và gấp bàn chân (các cơ ở cẳngchân trước ngoài và cơ mu chân). Do đó, thần kinh mác chung tương tự như dâyquay ở cẳng tay. Là dây cảm giác của cẳng chân trước ngoài và của mu chân (trừbờ ngoài: do dây hiển ngoài, và trừ các đốt cuối của ngón chân: do các nhánh bêngan chân). Thần kinh mác chung, khi bị tê liệt gây thương tổn trong khi đi lại, nặnghơn là dây thần kinh chày bị liệt. Khi thần kinh mác chung bị liệt thì không nângcao được mu chân nên đi chân lết (bàn chân quét đất). Thần kinh mác sâu vận động các cơ cẳng chân trước, cơ mu chân và cảmgiác khớp cổ chân (mặt trước). Dây mác sâu nằm áp vào màng liên cốt, nên muốnthấy phải tìm một khe cơ và banh tìm ở sâu. Dây mác nông vận động các cơ mác, cảm giác ở mắt cá ngoài của mu chânvà các ngón chân (trừ đất cuối) bởi 7 hoặc 9 nhánh bên. - Thần kinh chày hay thần kinh hông khoeo trong tiếp tục đường đicủa dây thần kinh ngồi, chạy theo trục của khoeo và cẳng chân sau. Ở khoeo, dâythần.kinh ở phía sau, ngoài các mạch khoeo. Ở cẳng chân sau dây chày sau khiqua cung gân cơ dép chạy giữa động mạch chày và động mạch mác, giữa 2 lớp cơ:lớp cơ nông (cơ tam đầu cẳng chân) và lớp cơ sâu (cơ cẳng chân sau và 2 cơ gấp).Nên dây thần kinh ở khoeo hoặc ở cẳng chân sau là 1 mốc quan trọng để tìm cácđộng mạch. Là dây vận động các cơ gấp ngón chân và duỗi bàn chân (ở cẳng chânsau và gan chân), cảm giác cẳng chân sau (phía dưới) của bờ ngoài cổ chân và bàn chân, của gan bàn chân và của mu các đốt cuối của ngón chân. Dâychày, về tác dụng, tương tự như dây giữa ở cẳng tay, như dây trụ và dây giữa ởbàn tay (bởi các nhánh tận gan chân của nó). Thần kinh chày tách ra 2 nhánh: thần kinh gan chân ngoài và trong, ởống gót, tách sớm hơn và cao hơn động mạch. Dây gan chân ngoài tương tự như dây trụ ở bàn tay (vận động tất cả cơ ởgan chân trừ ở mô cái và cơ giun 1 và mang cảm giác cho 1 ngón rưỡi tính từ ngónút). Dây gan chân trong tương tự như dây giữa ở gan tay (vận động các cơ ở mô cái cơ giun 1 và 2) và mang cảm giác cho 3 ngón chân rưỡi. Có 1 điểm khác ngón tay là ở ngón chân, các dây gan chân trong vàngoài mang cảm giác tới tận mu đất 3 của ngón chân (ở mu ngón tay, chỉ tới hếtđốt nhất). Khu vực của các dây thần kinh sống ở đám rối thắt lưng và đám rồi cùng * Khu cảm giác: 5 dây thần kinh thắt lưng đều là các dây cảm giác của mặt trước và mặt ngoài của chi dưới. Của dây thắt lưng l: dọc theo cung đùi Của dây thắt lưng 2: khu bẹn đùi Của dây thắt lưng 3: phần giữa khu đùi trước (dưới tam giác đùi Scarpa)Của dây thắt lưng 4: đùi ngoài, phần dưới của đùi trước, đầu gối, cẳng chân, bàn chân, khu cảm giác của dây bẹn trong Của dây thắt lưng 5: cẳng chân (phần còn lại) mu chân (trừ bờ ngoài dodây cùng l). Ba dây thần kinh cùng nói chung là các dây cảm giác của mặt sau chidưới (trừ phần đùi trên do dây trên sườn XII). Dây cùng l: một phần của cẳng chân hoặc của gan chân Dây cùng 2: khu cảm giác của nhánh đùi, dây thần kinh hông bé Dây cùng 3: mông dưới và đùi trên * Khu vận động: mỗi cơ nhận các nhánh vận động ít nhất của 2 dây. Dây thắt lưng l: cơ thắt lưng chậu và cơ may Dây thắt lưng 2: 2 cơ trên và cùng với dây 3, cơ tứ đầu đùi Dây thắt lưng 3:các cơ khép và các cơ mông (cùng với dây 4) Dây thắt lưng 4: thêm các cơ sau đùivà cơ cẳng chân trước. Dây thắt lưng 5: cơ mông, cơ chậu hông mấu chuyển, các cơ đùi sau, cáccơ ở cẳng chân trước (cơ duỗi), và 1 phần các cơ mác. Dây thần kinh sống cùng 1 và 2: cơ mác bên, các cơ ở cẳng chân sau vàcác cơ ở bàn chân.Hình 3.56. Sơ đồ vùng chi phối cảm giác của các dây thần kinh sống ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giải phẫu tổng hợp hệ thống định khu chi dưới y học cơ sở bài giảng bệnh học cách phòng trị bệnh Bài giảng Giải phẫu họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
7 trang 191 0 0
-
Báo cáo: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
9 trang 182 0 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 76 0 0 -
Bài giảng Bệnh học và điều trị nhi khoa y học cổ truyền
58 trang 73 0 0 -
Giáo trình Y học cơ sở (Tài liệu dành cho Dược trung cấp) - Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh
285 trang 60 1 0 -
Nước ép quả: Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhân viên văn phòng
3 trang 42 0 0 -
Chapter 029. Disorders of the Eye (Part 8)
5 trang 42 0 0 -
Bài giảng Y học thể dục thể thao (Phần 1)
41 trang 41 0 0 -
Ngôn ngữ ở bé (18-24 tháng tuổi)
3 trang 36 0 0 -
21 trang 34 0 0
-
Tiểu đường liên quan liệt dương thế nào ?
4 trang 34 0 0 -
Một số hình ảnh siêu âm của bệnh lý túi mật (Kỳ 1)
5 trang 34 0 0 -
5 trang 34 0 0
-
Chapter 075. Evaluation and Management of Obesity (Part 5)
5 trang 34 0 0 -
Những trái cây hữu ích và có hại với bà bầu
10 trang 33 0 0 -
Giải phẫu xương đầu mặt (Kỳ 5)
5 trang 33 0 0 -
Phân biệt bệnh viêm não với viêm màng não
7 trang 33 0 0 -
Nghỉ hè – làm sao cân bằng học và chơi
3 trang 33 0 0 -
BỆNH ĐẬU MÙA ( Smallpox ) (Kỳ 1)
5 trang 32 0 0 -
5 trang 32 0 0