Danh mục

Giải quyết các vấn đề an toàn thực phẩm và rủi ro sức khỏe động vật trong chuỗi giá trị heo qua lăng kính kinh vế và giới: Chúng ta học được gì từ những nghiên cứu trường hợp tại Hưng Yên và Nghệ An?

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 197.31 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngành chăn nuôi lợn tại Việt Nam, chủ yếu là ở các hộ gia đình, đang trong giai đoạn chuyển dịch hướng đi, mở ra những cơ hội mới nhưng cũng đem lại cho các bên tham gia những thách thức mới. Nguy cơ về mất an toàn vệ sinh thực phẩm là mối quan ngại ngày càng tăng do tăng nhu cầu về thực phẩm chất lượng cao của nhóm khách hàng đô thị có mức sống cao ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu này, các hệ thống thương mại thực phẩm cũng phải thay đổi. Tuy nhiên, những tác động có thể về giới của những thay đổi này, đặc biệt là liên quan đến sức khỏe và nguy cơ an toàn thực phẩm đối với các tác nhân khác nhau trong chuỗi giá trị thịt lợn, hiện vẫn chưa được hiểu rõ. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu mô tả đặc điểm chuỗi giá trị thịt lợn tại Việt Nam qua lăng kính giới nhằm cung cấp những hiểu biết quan trọng hướng tới sức khỏe động vật và các lựa chọn an toàn thực phẩm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải quyết các vấn đề an toàn thực phẩm và rủi ro sức khỏe động vật trong chuỗi giá trị heo qua lăng kính kinh vế và giới: Chúng ta học được gì từ những nghiên cứu trường hợp tại Hưng Yên và Nghệ An? Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn Giải quyết các vấn đề an toàn thực phẩm và rủi ro sức khỏe động vật trong chuỗi giá trị heo qua lăng kính kinh vế và giới: Chúng ta học được gì từ những nghiên cứu trường hợp tại Hưng Yên và Nghệ An? Nga NTD1, Ma. Lucila Lapar2, Nozomi Kawarazuka3, Delia Grace2 , Pham Van Hung1, Nicoline de Haan 2, Nguyen Thi Thu Huyen1, Giang Huong1 Cơ quan 1 Học viện Nông nghiệp Việt Nam. HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC 2 Viện Nghiên cứu chăn nuôi Quốc tế. 3 Trung tâm khoai tây quốc tế. Tác giả đại diện ngantd@gmail.com Từ khóa Chuỗi giá trị thịt lợn, an toàn thực phẩm, rủi ro sức khỏe động vật, giới. Giới thiệu 160 Ngành chăn nuôi lợn tại Việt Nam, chủ yếu là ở các hộ gia đình, đang trong giai đoạn chuyển dịch hướng đi, mở ra những cơ hội mới nhưng cũng đem lại cho các bên tham gia những thách thức mới. Nguy cơ về mất an toàn vệ sinh thực phẩm là mối quan ngại ngày càng tăng do tăng nhu cầu về thực phẩm chất lượng cao của nhóm khách hàng đô thị có mức sống cao ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu này, các hệ thống thương mại thực phẩm cũng phải thay đổi. Tuy nhiên, những tác động có thể về giới của những thay đổi này, đặc biệt là liên quan đến sức khỏe và nguy cơ an toàn thực phẩm đối với các tác nhân khác nhau trong chuỗi giá trị thịt lợn, hiện vẫn chưa được hiểu rõ. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu mô tả đặc điểm chuỗi giá trị thịt lợn tại Việt Nam qua lăng kính giới nhằm cung cấp những hiểu biết quan trọng hướng tới sức khỏe động vật và các lựa chọn an toàn thực phẩm. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi đánh giá chuỗi giá trị thịt lợn tại tỉnh Nghệ An và Hưng Yên thuộc đồng bằng sông Hồng và duyên hải Bắc trung bộ. Hưng Yên đại diện cho khu vực phát triển hơn đang thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhanh hơn, trong khi đó Nghệ An là tỉnh nông thôn hơn. Mỗi tỉnh lựa chọn 3 huyện dựa vào mật độ chăn nuôi (cao, trung bình và thấp). Tại mỗi huyện, 3 xã được lựa chọn dựa vào mật độ chăn nuôi và tỷ lệ hộ chăn nuôi nhỏ. Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn Thảo luận nhóm được tổ chức tại 18 xã nhằm lập bản đồ và mô tả đặc điểm chuỗi giá trị thịt lợn. Phương pháp điều tra được thực hiện với các tác nhân tham gia chuỗi nhằm thu thập thông tin về vai trò, chức năng và thực hành của các tác nhân trong. Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng nhằm tìm hiểu sự tham gia của nam và nữ vào chuỗi giá trị thịt lợn. Tổng số 420 hộ chăn nuôi lợn, 11 thương lái, 51 lò mổ, 22 cơ sở chế biến thịt, 74 người bán lẻ và 416 người tiêu dùng đã được phỏng vấn trong năm. Phân tích thống kê mô tả đã được sử dụng để phân tích dữ liệu. Kết quả Kết quả nghiên cứu cho thấy chuỗi giá trị thịt lợn quy mô nhỏ bao gồm các tác nhân như hộ chăn nuôi, thương lái, lò mổ, người bán lẻ, người chế NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN biến và người tiêu dùng. Phụ nữ đã tham gia vào các giai đoạn và chiếm một nửa lao động của gia đình; đặc biệt 90% người bán lẻ là phụ nữ. Tại các gia đình, việc mua thức ăn và thịt cũng như chế biến món ăn hầu hết do phụ nữ đảm nhận. Cả nam giới và nữ giới đều làm việc tại lò mổ, thực hiện các công việc khác nhau, mặc dù nam giới gánh vác chủ yếu trong khâu này; nam giới cũng đảm nhận vai trò chủ yếu trong việc buôn bán lợn. Trang trại do phụ nữ làm chủ có qui mô chăn nuôi nhỏ hơn, chi phí sản xuất thấp hơn và có tỷ 161 lệ lợn bệnh và lợn chết cũng thấp. Tính trung bình, phụ nữ đóng góp hơn 1,5 lần lao động so với nam giới trong việc thực hiện các công việc liên quan đến lựa chọn giống lợn, cho ăn, dọn rửa chuồng và ghi chép sổ sách. Thảo luận và kết luận Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ tham gia của phụ nữ cao hơn trong chăn nuôi lợn (Lapar và cộng sự, 2012; Tisdell, 2010); vai trò chủ đạo của phụ nữ trong việc nhà và vai trò chủ đạo của nam giới trong các công việc xa nhà, cũng như sự tham gia đáng kể phụ nữ vào quá trình chế biến và phân phối (Birungi & Ouma, 2017). Tầm quan trọng tương đối của phụ nữ cũng không tương ứng với qui mô sản xuất (Tisdell, 2010; Pham, 2011). Oxfam (2016) cũng cho thấy nam giới chịu trách nhiệm nhiều hơn về kỹ thuật và làm những công việc nặng nhọc hơn như tiêm phòng và chữa bệnh cho lợn bệnh. Với sự hiện diện đáng kể và nhiều vai trò khác nhau trong sản xuất, chế biến và bán lẻ thịt, ph ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: