Danh mục

Giải quyết tranh chấp trực tuyến: những bất cập trong khung pháp lý và giải pháp

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 376.25 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích một số điểm thiếu sót, bất cập về mặt pháp lý liên quan đến giải quyết tranh chấp trực tuyến, tập trung chủ yếu vào giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trực tuyến và hoà giải trực tuyến, đề xuất một số giải pháp pháp lý để tạo khung pháp lý thuận lợi cho giải quyết tranh chấp trực tuyến tại Việt Nam trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải quyết tranh chấp trực tuyến: những bất cập trong khung pháp lý và giải pháp GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRỰC TUYẾN: NHỮNG BẤT CẬP TRONG KHUNG PHÁP LÝ VÀ GIẢI PHÁP Nguyễn Minh Hằng Hà Công Anh Bảo TÓM TẮT Dựa trên nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu, ViệtNam đã ban hành một số văn bản pháp luật tạo khung pháp lý cho việc giải quyếttranh chấp trực tuyến. Bài viết phân tích một số điểm thiếu sót, bất cập về mặt pháplý liên quan đến giải quyết tranh chấp trực tuyến, tập trung chủ yếu vào giải quyếttranh chấp bằng trọng tài trực tuyến và hoà giải trực tuyến. Trên cơ sở tham khảomột số kinh nghiệm về xây dựng khung pháp lý về trọng tài/hoà giải trực tuyến ởTrung Quốc và Châu Âu, bài viết đề xuất một số giải pháp pháp lý để tạo khungpháp lý thuận lợi cho giải quyết tranh chấp trực tuyến tại Việt Nam trong thời giantới. Từ khoá: ODR, trọng tài trực tuyến, hoà giải trực tuyến, Việt Nam 1. Khung pháp lý hiện hành của Việt Nam về giải quyết tranh chấp trựctuyến Dù Việt Nam chưa có văn bản pháp luật riêng về giải quyết tranh chấp trựctuyến (Online Dispute Resolution, sau đây viết tắt là ODR) nhưng các văn bản phápluật hiện hành cũng đã và đang có những quy định khác nhau về phương thức này,cụ thể là: Thứ nhất, pháp luật Việt Nam thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữliệu điện tử là tương đương văn bản. Khoản 2 Điều 16 Luật Trọng tài thương mại2010 quy định thỏa thuận trọng tài được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng thưđiện tử được coi là hình thức thỏa thuận tương đương văn bản. Đây là yếu tố quantrọng đầu tiên tạo cơ sở pháp lý cho cơ chế ODR nói chung và cơ chế của trọng tàitrực tuyến nói riêng. Mặc dù quy định này chỉ đề cập đến phương thức xác lập thoả PGS, TS, Tổng thư ký Trung tâm Hoà giải thương mại quốc tế Việt Nam (VICMC), GVCC Khoa Luật, ĐHNgoại Thương; Email: hangnm@ftu.edu.vn TS, HGV VICMC, GV Khoa Luật, ĐH Ngoại Thương 105thuận trọng tài, nhưng đồng thời cũng tạo cơ sở pháp lý cho việc nộp tài liệu, chứngcứ thông qua phương tiện điện tử. Thứ hai, thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử. Theo Luật Giao dịchđiện tử năm 2005, chữ ký điện tử được định nghĩa là được tạo ra dưới dạng từ, chữviết, chữ số, ký hiệu, âm thanh hoặc dưới dạng khác bằng phương tiện điện tử, gắnliền hoặc kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu và có khả năng xác nhậnngười ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự đồng ý của người đó với nội dung thôngđiệp dữ liệu được ký.88 Cũng theo Luật Giao dịch điện tử năm 2005, chữ ký điện tửcủa một cá nhân được gắn vào thông điệp dữ liệu sẽ có giá trị pháp lý tương đươngvới chữ ký của cá nhân đó được gắn với một tài liệu bằng văn bản89 nếu: • Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứngtỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung của thông điệp dữ liệu; và • Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thôngđiệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi. Thứ ba, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015) đã đưa ra một số quyđịnh mới liên quan đến dữ liệu điện tử và việc ứng dụng công nghệ thông tin và quátrình giải quyết tranh chấp tại tòa án. Ví dụ, Điều 94 và 95 BLTTDS 2015 đã bổsung dữ liệu điện tử là chứng cứ có thể được thu thập. Ngoài ra, các thủ tục như gửiđơn khởi kiện, cấp, tống đạt và thông báo có thể được thực hiện bằng phương tiệnđiện tử, nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng tòa án điện tử. Các quy định này khẳngđịnh giá trị pháp lý của các chứng cứ được lập, lưu trữ dưới hình thức các dữ liệuđiện tử. Sự khẳng định này không chỉ có ý nghĩa cho quy trình tố tụng tại toà án màcòn là yếu tố thúc đẩy cho việc sử dụng chứng cứ điện tử trong tố tụng trọng tài haytrong quá trình hoà giải. 2. Một số bất cập trong khung pháp lý về giải quyết tranh chấp trực tuyếntại Việt Nam Mặc dù Việt Nam đã xây dựng một số quy định nền tảng ban đầu để triển khaiODR nhưng vẫn còn một số bất cập. Phần này sẽ phân tích, đánh giá những khókhăn, bất cập trong khung pháp lý về ODR ở Việt Nam.88 Quy định tại Khoản 1, Điều 21, Luật Giao dịch điện tử năm 2005.89 Quy định tại Khoản 1, Điều 21, Luật Giao dịch điện tử năm 2005. 106 Thứ nhất, chưa có sự ghi nhận chính thức trong các văn bản luật của ViệtNam về phương thức hoà giải trực tuyến, trọng tài trực tuyến hay toà án trực tuyếnmà mới chỉ có các quy định về công nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệuvà chữ ký điện tử. Thứ hai, chưa có văn bản hướng dẫn về thu thập và đánh giá chứng cứ điện tửnên khó áp dụng trong thực tiễn. Về mặt nguyên tắc thì các chứng cứ điện tử đượcthừa nhận có giá trị tương đương văn bản nhưng trên thực tế thì vẫn còn nhiều khókhăn khi áp dụng các chứng cứ điện tử, ví dụ như tiêu chí để đánh giá tính toàn vẹncủa một thông điệp dữ liệu, hay để xác thực một chứng cứ điện tử do một bên tranhchấp cung cấp.90 Thứ ba, quy định về bảo mật thông tin, dữ liệu điện tử chưa cụ thể, khiến cácbên tranh chấp e ngại lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp này. Trong môitrường trực tuyến, các bên tranh chấp rất quan tâm đến việc làm thế nào để xác nhậndanh tính của phía bên kia và vấn đề bảo mật thông tin được các nhà cung cấp dịchvụ ODR thực hiện như thế nào? Đặc biệt là đối với doanh nghiệp, các thông tin vềcách thức kinh doanh, bí mật kinh doanh có thể bị công khai hoặc đánh cắp bởi sựtấn công của virus hoặc hacker (tin tặc). Vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân cũng chưađược đề cao. Hiện nay, các quy định cấm mua bán, tiết lộ thông tin khách hàng cònrất chung chung, và cũng chưa có biện pháp xử lý nghiêm khắc khi để lộ thông tinkhách hàng, dẫ ...

Tài liệu được xem nhiều: