Giải thích pháp luật: Một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải thích pháp luật: Một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn ở Việt NamGiải thích pháp luật: Một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam1. Thực tiễn giải thích pháp luật ở Việt Nam1.1. Các quy định của pháp luật về giải thích pháp luậtGiải thích pháp luật theo nghĩa hẹp là một hoạt động thể hiện quyền lực nhà nước,do đó các nội dung của nó phải được các VBQPPL quy định và khi thực hiện giảithích pháp luật các chủ thể buộc phải tuân theo. Thực tế cho thấy, tương ứng vớimỗi hệ thống pháp luật sẽ có một cơ chế giải thích pháp luật và theo đó cơ sở pháplý của giải thích pháp luật sẽ được thể hiện dưới các hình thức văn bản khác nhau,có thể là Hiến pháp, luật hoặc văn bản dưới luật. Tuy nhiên, một cách chung nhất,cơ sở pháp lý của giải thích pháp luật thường quy định các nội dung về:- Chủ thể có thẩm quyền đề nghị giải thích pháp luật;- Chủ thể có thẩm quyền giải thích pháp luật;- Hình thức và giá trị pháp lý của văn bản giải thích pháp luật;- Quy trình thủ tục khi tiến hành giải thích pháp luật.Hiến pháp 1959 (khoản 3 Điều 53) là VBQPPL đầu tiên quy định về giải thíchpháp luật với tư cách là một thẩm quyền của UBTVQH. Luật tổ chức Quốc hội,Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ, Luật tổ chức Toà án nhân dân, Luật tổ chứcViện kiểm sát nhân dân; Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của To à án nhândân tối cao và tổ chức của các Toà nhân dân địa phương; Pháp lệnh quy định cụthể về tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là các văn bản thể chế hoá quyđịnh này. Tuy nhiên, các văn bản này mới chỉ quy định nguyên tắc mang tính địnhhướng mà chưa quy định các nội dung cụ thể và do đó việc giải thích pháp luậtchưa được tiến hành trên thực tế.Trên cơ sở kế thừa và phát triển quy định của Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980,Hiến pháp 1992 và các VBQPPL quy định về giải thích pháp luật như: Luật tổchức Quốc hội; Luật tổ chức Chính phủ; Luật tổ chức Toà án nhân dân; Luật tổchức Viện kiểm sát nhân dân; Luật Ban hành VBQPPL; Quy chế hoạt động củaUBTVQH; Nghị quyết số 02 của UBTVQH ban hành về tổ chức, nhiệm vụ củaVăn phòng Quốc hội; Nghị quyết số 369 của UBTVQH ban hành về việc thànhlập Ban Công tác lập pháp năm 2003… và một số VBQPPL khác, đã quy định vềgiải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh mà không quy định về giải thích pháp luật.Theo đó, hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh được quy định với nhữngnội dung cơ bản như sau:a) Về chủ thể có thẩm quyền đề nghị giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnhTheo quy định của khoản 1 Điều 15 Nghị quyết số 26/2004/QH11 của Quốc hộingày 15/6/2004 về Quy chế hoạt động của UBTVQH thay thế cho Quy chế hoạtđộng của UBTVQH 1993, các chủ thể sau đây có thẩm quyền kiến nghị UBTVQHgiải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh: UBTVQH; Chủ tịch n ước; Chính phủ; Tòaán nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Hội đồng Dân tộc, Uỷ bancủa Quốc hội, đại biểu Quốc hội; Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,tổ chức thành viên của Mặt trận.b) Chủ thể có thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnhTheo quy định của Điều 90 Hiến pháp 1992, cơ quan thường trực của Quốc hội –UBTVQH – là chủ thể duy nhất có thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháplệnh. Giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội thực hiện thẩm quyền này có Hội đồngDân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Ban Công tác lập pháp[1].c) Hình thức thể hiện của văn bản giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnhKhoản 2 Điều 21 Luật Ban hành VBQPPL và Khoản 3 Điều 15 Nghị quyết số26/2004/QH11 của Quốc hội ngày 15/6/2004 quy định: “UBTVQH thảo luận vàthông qua nghị quyết về giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. nghị quyết về việcgiải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh được công bố trên các phương tiện thông tinđại chúng”…d) Quy trình, thủ tục trong việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnhTheo quy định của Luật Ban hành VBQPPL và Quy chế hoạt động của UBTVQHnăm 2004 thì quy trình, thủ tục trong hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, đượcthực hiện giống như quy trình, thủ tục thông qua luật. Tuy nhiên, với tính chất, nộidung và phạm vi nghị quyết của UBTVQH nên quy trình, thủ tục cũng được đơngiản hoá hơn. Cụ thể, gồm các bước như sau:- Đề nghị giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh:Khi phát sinh nhu cầu giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, các chủ thể có thẩmquyền đề nghị UBTVQH giải thích. Trong văn bản đề nghị phải thể hiện đ ược cácnội dung cơ bản như sự cần thiết, nội dung quy định cần giải thích, các cách hiểukhác nhau về quy định… Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được đềnghị giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, điều ước quốc tế, UBTVQH có tráchnhiệm xem xét và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã đề nghị biết ý kiếncủa UBTVQH về vấn đề này.- Soạn thảo dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh:Sau khi đề nghị giải thích được UBTVQH chấp nhận thì Ban soạn thảo được thànhlập để chuẩn bị dự thảo nghị quyết giải thích. Thông thường, chủ thể giải thích sẽtự thành lập ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tư tưởng Chính trị Lý luận pháp luật nhà nước pháp quyền chủ nghĩa xã hội quyền lực nhà nướcGợi ý tài liệu liên quan:
-
112 trang 300 0 0
-
Bài thuyết trình: Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về Chủ nghĩa Xã hội
42 trang 231 0 0 -
Xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
10 trang 228 0 0 -
Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam
14 trang 178 0 0 -
6 trang 178 0 0
-
Tiểu luận: Lý luận về nhà nước và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
21 trang 157 0 0 -
Đề tài: CÔNG BẰNG XÃ HỘI, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ ĐOÀN KẾT XÃ HỘI TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
18 trang 148 0 0 -
57 trang 140 0 0
-
214 trang 132 0 0
-
11 trang 116 0 0
-
Giáo trình Học thuyết tam quyền phân lập (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2
58 trang 115 0 0 -
30 trang 113 0 0
-
Kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
11 trang 112 0 0 -
Ngân hàng câu hỏi và đáp án Đường lối Cách Mạng Đảng cộng sản Việt Nam
27 trang 102 0 0 -
Bài giảng Chủ nghĩa Xã hội & phương hướng đi lên Chủ nghĩa Xã hội ở nước ta
14 trang 93 0 0 -
9 trang 92 0 0
-
Tiếp tục đổi mới tư duy pháp lý về kiểm soát quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước ở nước ta
9 trang 92 0 0 -
XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN
35 trang 90 0 0 -
Đề tài triết học CẢI CÁCH MỞ CỬA VÀ SỰ SÁNG TẠO CỦA KINH TẾ HỌC MÁCXÍT
16 trang 89 0 0 -
5 trang 88 0 0