Sự cần thiết phải cải cách thể chế thanh tra giám sát ngân hàng Việt Nam hướng tới các thông lệ quốc tế tốt đã trở nên hết sức rõ ràng. Nhiều mô hình tổ chức và hoạt động mới cũng đã được đề xuất; nhiều giải pháp khắc phục, xử lý tích cực cũng đã được khuyến nghị, tuy nhiên, tất cả dường như vẫn rất khó khăn để có thể đi vào thực tiễn (?!).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giám sát ngân hàng:kinh nghiệm của một số nền kinh tế chuyển đổi và hàm ý đối với việt nam
Giám sát ngân hàng:kinh nghiệm của một số nền kinh tế chuyển đổi
và hàm ý đối với việt nam
Sự cần thiết phải cải cách thể chế thanh tra giám sát ngân hàng Việt Nam hướng tới các
thông lệ quốc tế tốt đã trở nên hết sức rõ ràng. Nhiều mô hình tổ chức và hoạt động mới
cũng đã được đề xuất; nhiều giải pháp khắc phục, xử lý tích cực cũng đã được khuyến nghị,
tuy nhiên, tất cả dường như vẫn rất khó khăn để có thể đi vào thực tiễn (?!).
Nguyên nhân của thực trạng trên, như nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực thanh tra
giám sát đã chỉ ra, tựu trung xoay quanh: (i) Tư duy, nhận thức bất cập và những sự xung đột
về lợi ích; (ii) Khuôn khổ thể chế, pháp lý chưa thích ứng được với sự thay đổi mạnh mẽ của
môi trường hoạt động ngân hàng; (iii) Khoảng trống về năng lực trình độ cán bộ so với yêu
cầu nhiệm vụ mới.
Với kết quả chẩn đoán bệnh như vậy, đơn thuốc điều trị cần phải được kê thế nào?
Là một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, Tác giả tiếp cận vấn đề thông qua
việc xem xét kinh nghiệm cải cách của một số nền kinh tế chuyển đổi khác trong lĩnh vực liên
quan, từ đó đưa ra những nhận xét, khuyến nghị đối với trường hợp cụ thể của VN.
Trong khuôn khổ hạn chế, Bài viết xin chỉ đề cập tới 1 khía cạnh nhỏ của vấn đề, đó là:
Bản chất, nội hàm của thuật ngữ “Giám sát ngân hàng” (Banking supervision) và hàm ý đối
với bối cảnh thực tiễn của VN.
1. Kinh nghiệm cải cách của một số nền kinh tế chuyển đổi
“Nền kinh tế chuyển đổi” là một thuật ngữ dùng để chỉ khối các nước hậu XHCN, chủ yếu
gồm: Các nước vùng Baltic: Estonia, Latvia, Lithuania; Cộng đồng các quốc gia độc lập:
Armenia, Azerbaijan, Belarut, Georgia, Kazakstan, Kyrgyz Republic, Moldova, Russia,
Tajikistan, Turkmenistan, Ukraine và Uzbekistan; Các nước Trung - Đông Âu: Hungary, Ba
Lan, Tiệp Khắc (nay là Séc và Slovakia), Bungary, Rumani, Albani; Tanzania, Trung Quốc và
VN cũng được tính vào nhóm các nền kinh tế chuyển đổi này.
Sau sự sụp đổ của hệ thống XHCN diễn ra vào cuối thập kỷ 1980, các nước hậu XHCN
tiến hành cải cách thể chế kinh tế – chính trị của mình hướng tới nền kinh tế thị trường và xã
hội dân chủ. Hàng loạt các NHTW đã được thành lập trên cơ sở phân tách NH độc quyền một
cấp XHCN (Socialist monobank) thành hệ thống NH 2 cấp. Tất cả các NHTW mới này đều
bắt đầu đảm nhận chức năng vốn có của một NHTW trong nền kinh tế thị trường là hoạch
định và thực thi CSTT QG nhằm tới mục tiêu ổn định giá cả. Đồng thời, hầu hết trong số đó
cũng tiến hành thành lập mới tổ chức chịu trách nhiệm thực thi nhiệm vụ giám sát hệ thống
tài chính - ngân hàng (trừ một vài trường hợp đặc biệt như của Hungary), bởi hoạt động này
và tổ chức tiến hành nó chưa từng tồn tại và cũng không cần thiết tồn tại dưới thời NH độc
quyền 1 cấp gắn liền với nền kinh tế tập trung.
Thuật ngữ Giám sát ngân hàng (GSNH) được sử dụng ở đây, theo nghĩa rộng, được hiểu
là tất cả các hoạt động nhằm bảo đảm cho sự an toàn và lành mạnh của hệ thống các tổ
chức tài chính, bao gồm: định chế, cấp phép, giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ và cưỡng chế
thực thi các hành động chỉnh sửa kịp thời (thực hiện các quyền năng thanh tra giám sát).
Trong một số trường hợp, thuật ngữ này cũng bao hàm cả các hoạt động như: thu thập và xử
lý thông tin tín dụng, đánh giá và xếp hạng tổ chức tín dụng, bảo hiểm tiền gửi, bảo vệ người
sử dụng dịch vụ tài chính ngân hàng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố, …
Tổ chức GSNH thông thường phải đảm đương 4 nhóm nhiệm vụ chính sau:
(i) Định chế và sàng lọc đăng ký (Regulation and policy);
(ii) Giám sát cẩn trọng vi mô (Micro-prudential supervision);
(iii) Giám sát cẩn trọng vĩ mô (Macro-prudential supervision): Phân tích tác động và lợi ích
- chi phí của các cơ chế, chính sách quản lý hiện hành hoặc đang được đề xuất ban hành;
Phân tích, dự báo khuynh hướng phát triển của hệ thống NH và hệ thống tài chính, cả trong
nước, khu vực và quốc tế; Quản lý rủi ro hệ thống;
(iv) Phát triển hoạt động NH (Banking development), bao gồm cả việc bảo vệ khách hàng
sử dụng dịch vụ tài chính - NH.
Hộp “Kinh nghiệm cải cách của một số nền kinh tế chuyển đổi” (xem thêm tài liệu tham
khảo được liệt kê cuối bài viết) dưới đây sẽ minh hoạ thêm cho Chủ đề cần bàn.
Kinh nghiệm cải cách của một số nền kinh tế chuyển đổi
- NHTW Hungary (MNB): Khác với các nền kinh tế chuyển đổi khác, trong lĩnh vực kinh tế
- tài chính, Hungary đã có những bước đi mang tính cải cách ngay từ những năm 1960. Tuy
nhiên, do sự bó buộc của thể chế kinh tế - chính trị thời đó, những nỗ lực cải cách này đã
không thu được mấy kết quả. Cho đến tháng 1/1987, khi hệ thống NH 2 cấp được hình thành,
yêu cầu giám sát hệ thống NHTM xuất hiện và vì vậy, một vụ thuộc Bộ Tài chính đã phải
đảm đương nhiệm vụ này. Đây là trường hợp hiếm có trong số các nền kinh tế chuyển đổi
thực hiện việc chuyển ra ngoài chức năng GSNH lẽ ra thuộc NHTW ngay khi ...