Danh mục

Giảng dạy nghiệp vụ kế toán khi triển khai Luật Kế toán và Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 107.58 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, để thu hút đầu tư nước ngoài, việc khẩn trương xây dựng và ban hành hệ thống văn bản pháp luật kế toán phù hợp với thông lệ quốc tế là một nhiệm vụ quan trọng, cấp bách. Đối với Việt Nam, Luật Kế toán là văn bản pháp lý cao nhất về kế toán, còn Chuẩn mực kế toán là những quy định về nguyên tắc và những thủ tục hướng dẫn thực hiện những nguyên tắc được cụ thể hoá từ luật kế toán. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giảng dạy nghiệp vụ kế toán khi triển khai Luật Kế toán và Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Giảng dạy nghiệp vụ kế toán khi triển khai Luật Kế toán và Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, để thu hút đầu tư nước ngoài, việc khẩn trương xây dựng và ban hành hệ thống văn bản pháp luật kế toán phù hợp với thông lệ quốc tế là một nhiệm vụ quan trọng, cấp bách. Đối với Việt Nam, Luật Kế toán là văn bản pháp lý cao nhất về kế toán, còn Chuẩn mực kế toán là những quy định về nguyên tắc và những thủ tục hướng dẫn thực hiện những nguyên tắc được cụ thể hoá từ luật kế toán. Trường đại học (ĐH) là nơi đào tạo và trang bị những kiến thức khoa học, phương pháp luận cho sinh viên. Chính vì vậy, chỉ ở trong trường ĐH, sinh viên mới có được những kiến thức cơ bản, cần thiết tối thiểu về bản chất, quy luật của vấn đề. Thông qua những kiến thức đã được trang bị trong trường ĐH, sinh viên vận dụng để giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra. Trước đây, khi đất nước ta mới giải phóng, thống nhất đất nước, cán bộ tài chính, kế toán thiếu nghiêm trọng. Vì vậy, phải khẩn trường đào tạo ra những cán bộ tài chính, kế toán nắm vững chính sách, chế độ để làm việc như một cán bộ thực hành. Vì vậy, việc đào tạo cán bộ tài chính, kế toán bậc đại học, cao đẳng, trung cấp không có sự khác nhau nhiều. Ngày nay, sinh viên không thể thụ động tiếp thu một cách máy móc những quy định có tính chất áp đặt chủ quan. Thực tế việc giảng dạy trong các trường ĐH của các nước phát triển trên thế giới là giảng dạy các vấn đề khoa học một cách khách quan kể cả trong lĩnh vực thi kết thúc, thực hiện đánh giá kết quả môn học. Cần phải có những định hướng và bước đi cụ thể trong việc giảng dạy các môn nghiệp vụ kế toán khi vận dụng Luật Kế toán và chuẩn mực Kế toán của Việt Nam theo những đề xuất cơ bản, chủ yếu như sau: Một là, phải khẩn trương xây dựng lộ trình, từng bước chuyển dần từ giảng dạy bám vào chế độ và chuẩn mực chuyển sang giảng dạy các vấn đè khoa học, hoàn toàn mang tính chất khách quan, phù hợp với thông lệ Quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập. Dần dần chuyển giao đào tạo chuẩn mực và chế độ sang cho các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp. Đây là việc phải làm ngay, không thể giảng dạy mà cứ bám vào chế độ. Trên thế giới, nhất là các nước phát triển như Hoa Kỳ không có chế độ kế toán như Việt Nam. Kết quả giảng dạy theo kiểu nắm chế độ kế toán Việt Nam rất khó thích nghi với sự thay đổi của xã hội. Đặc biệt khi nền kinh tế thay đôỉ theo hướng hội nhập và không còn chế độ kế toán nữa thì những sv Việt Nam được đào tạo theo kiểu cũ sẽ khó kiếm được việc làm ở những DN nước ngoài và gặp khó khăn khi giải quyết các vấn đề thực tiễn đa dạng đặt ra.

Tài liệu được xem nhiều: