Danh mục

Giảng dạy sử thi và nghệ thuật diễn xướng sử thi Tây Nguyên trong nhà trường

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 300.34 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Giảng dạy sử thi và nghệ thuật diễn xướng sử thi Tây Nguyên trong nhà trường" với mong muốn góp một cái nhìn về việc giảng dạy sử thi Tây Nguyên trong nhà trường – từ thực trạng đến giải pháp mang tính định hướng thông qua phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp nghiên cứu liên ngành với các hướng tiếp cận từ các lĩnh vực folklore học, văn hóa học, dân tộc học và giáo dục học. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ khảo sát trường hợp sử thi Êđê và sử thi M’nông. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giảng dạy sử thi và nghệ thuật diễn xướng sử thi Tây Nguyên trong nhà trường GIẢNG DẠY SỬ THI VÀ NGHỆ THUẬT DIỄN XƯỚNG SỬ THI TÂY NGUYÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG PGS.TS. Buôn Krông Thị Tuyết Nhung 61 ThS. NCS. Hà Thị Thới 62 Tóm tắt Sử thi Tây Nguyên là một tên gọi dành cho một thể loại folklore ngôn từ mang bản thể,sắc thái của vùng văn hoá Tây Nguyên. Sử thi Tây Nguyên từ khi được phát hiện và đến khitrở thành một đối tượng nghiên cứu của folklore Việt Nam đã được các nhà nghiên cứu vănhoá, văn học dân gian Việt Nam gọi bằng thuật ngữ “sử thi sống” vì đó là những tác phẩm sửthi được diễn xướng trong đời sống cộng đồng với môi trường và khán giả riêng của nó. Tuynhiên, nhiều nhà nghiên cứu folklore khảo sát điền dã đã khẳng định thực trạng diễn xướngsử thi đang dần bị mai một và có nguy cơ biến mất. Các học giả đã đề xuất không ít nhữnggiải pháp nhằm bảo tồn và phát triển “sử thi sống” ở Tây Nguyên. Trong xu hướng đó, chúngtôi mong muốn góp một cái nhìn về việc giảng dạy sử thi Tây Nguyên trong nhà trường – từthực trạng đến giải pháp mang tính định hướng thông qua phương pháp nghiên cứu tài liệu vàphương pháp nghiên cứu liên ngành với các hướng tiếp cận từ các lĩnh vực folklore học, vănhoá học, dân tộc học và giáo dục học. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ khảo sáttrường hợp sử thi Êđê và sử thi M’nông. Từ khoá: Sử thi Tây Nguyên, giảng dạy, nhà trường, sử thi Êđê, sử thi M’nông. Abstract The Central Highlands epic is a name given to a genre of verbal folklore that has theessence and nuances of the Central Highlands cultural region. Since it was discovered andbecame an object of research in Vietnamese folklore, the Central Highlands epic has beencalled by Vietnamese cultural and folk literature researchers the term living epic becausethey are Epic works performed in community life with their environment and audience.However, many folklore researchers conducting field surveys have confirmed that the realityof epic performance is gradually being eroded and is in danger of disappearing. Scholars haveproposed many solutions to preserve and develop the “living epic” in the Central Highlands.In that trend, we would like to contribute a view on teaching the Central Highlands epics inschools - from the current situation to solutions and consequences through document researchand interdisciplinary research methods with approaches from the fields of folklore, culturalstudies, ethnology and education. Within the scope of this article, we only access the cases ofthe Êđê epic and the M’nong epic. Keywords: Central Highlands epic, teaching, school (education), Êđê epic, M’nongepic.61 PGS.TS. GVCC, Trường Đại học Tây Nguyên.62 ThS, Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Tây Ninh. NCS khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội &Nhân văn – Đại học Quốc gia Tp. HCM. 275 1. Sử thi Tây Nguyên và nghệ thuật diễn xướng sử thi1.1. Sử thi Tây Nguyên và truyền dạy – một giải pháp bảo tồn và phát triển sử thi sống “Sử thi Tây Nguyên” là một thuật ngữ được chính thức sử dụng trong giới nghiên cứufolklore học, văn hoá học Việt Nam từ sau hội thảo Khoa học về Sử thi Tây Nguyên, tổ chứcở Buôn Ma Thuột ngày 19/5/1997 do Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia phốihợp với Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk tổ chức sau in thành sách Sử thi Tây Nguyên (1998). Theo Ngô Đức Thịnh thì sử thi Tây Nguyên “là một dạng tự sự dân gian, nằm trongkhuôn khổ thể loại mà các học giả thế giới gọi là Epic, Epopée (dịch sang tiếng Việt là “sửthi”), gắn với những đặc thù Tây Nguyên về môi trường tự nhiên, truyền thống các dân tộcbản địa, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các đặc trưng văn hoá, tạo nên sự thống nhấtthể loại trên các phương diện, như: độ dài tác phẩm, phương thức diễn xướng, hình thứctruyền miệng, nội dung và các đặc trưng nghệ thuật, tạo nên một tổng thể văn hoá, đó là “vănhoá sử thi” (2019, tr.527). Như vậy, theo định nghĩa này, sử thi Tây Nguyên không phải đơn thuần là một hiệntượng thể loại của folklore ngôn từ mà còn là một hiện tượng của văn hoá. Sự tồn tại của sửthi có liên quan đến văn hoá các tộc người Tây Nguyên bản địa. Nhưng liệu rằng từ lúc nhậndiện đến nay đã gần 30 năm thì nhiệt lượng mà sử thi Tây Nguyên toả ra có còn nguyên bản,nhất là lúc đó (1997), nhiều nhà nghiên cứu cũng đã bước đầu đưa ra thực trạng đáng lo ngạivề sự “giảm nhiệt” của sử thi Tây Nguyên và đặt ra yêu cầu bảo tồn bằng cách sưu tầm sử thi,lưu trữ dưới dạng băng tiếng, băng hình và xuất bản sách. Năm 2001, dự án Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thiTây Nguyên được triển khai (2001 – 2007). Đến năm 2007, dự án đã phát hiện hàng trăm bảnsử thi của các sắc tộc Tây Nguyên, và công bố, xuất bản 75 bộ sử thi. Kết quả này đã khiếncác học giả trong và ngoài nước ngỡ ngàng và thán phục trước di sản văn hóa của các dân tộcmiền nam Đông Dương, phủ nhận hoàn toàn nhận định vội vàng cho rằng khan Đăm Săn là”Bài ca cuối cùng của người mọi” (Roland Dorgelès). Tiếp theo sau đó là hai đề tài cấp Bộ: (1). Sử thi Tây Nguyên với cuộc sống đương đại –thực trạng, triển vọng và giải pháp do GS. TSKH. Phan Đăng Nhật chủ nhiệm (2006); (2).Một phương thức đưa sử thi Tây Nguyên trở về với cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên doGS. TS. Nguyễn Xuân Kính chủ nhiệm (2008). Năm 2009, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk tổ chứcHội thảo Sử thi Việt Nam trong bối cảnh sử thi châu Á (sau in thành sách cùng tên). Tạiđây, nhiều nhà nghiên cứu lại một lần nữa đưa ra thực trạng và giải pháp về vấn đề bảo tồnvà phát triển sử thi Tây Nguyên ở hình thức sử thi sống nguyên bản. Trong đó, điểm chung làcác học giả đều nhắc đến ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: