Danh mục

Thực trạng thực hiện dự án hợp tác công - tư trong giáo dục đại học tại Việt Nam và một số khuyến nghị

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 199.80 KB      Lượt xem: 45      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Thực trạng thực hiện dự án hợp tác công - tư trong giáo dục đại học tại Việt Nam và một số khuyến nghị" phân tích thực trạng triển khai dự án PPP trong giáo dục đại học ở Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng thực hiện dự án hợp tác công - tư trong giáo dục đại học tại Việt Nam và một số khuyến nghị THỰC TRẠNG THỰC HIỆN DỰ ÁN HỢP TÁC CÔNG - TƯTRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ Lê Thị Tuyết Thoa1 Trường Đại học Tài chính - Kế toán Abstract The form of public-private partnership (PPP) contract has contributed to mobilizingresources in building the countrys development infrastructure, improving the countryscompetitiveness. However, at present, the number of PPP projects in the field of education ingeneral and higher education in particular is very low due to many reasons on the part of highereducation institutions and private investors. The article analyzes the current situation ofimplementing PPP projects in higher education in Vietnam and then makes somerecommendations. Keywords: Higher education, public-private partnership, project. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục đại học đóng vai trò là một đột phá chiến lược về phát triển con ngườitoàn diện, điều này được khẳng định trong “Chiến lược phát triển giáo dục đại học giaiđoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045” của Bộ Giáo dục đào tạo. Nhu cầu của xã hội hiện đạiđã và đang đặt ra áp lực cho những cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) trong việc đào tạomột lượng lớn lao động tri thức tay nghề cao; cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã đặtra yêu cầu mới cho các cơ sở GDĐH trong việc đổi mới hình thức, phương thức đàotạo,…. Trong khi nguồn lực đầu tư từ Nhà nước cho giáo dục đại học ở Việt Nam càngcàng ở mức thấp (Năm 2020: dự toán 0,27%/GDP, thực chi 0,18% GDP) thấp nhiều lầnso với các nước trong khu vực và trên thế giới [10] cùng với yêu cầu tự chủ tài chínhtrong cơ sở giáo dục đại học công lập dẫn đến nguồn lực đầu tư cho các cơ sở GDĐH từngân sách rất hạn chế, nguồn thu của các cơ sở GDĐH chủ yếu đến từ nguồn thu học phínên thiếu tính bền vững. Do vậy, để đáp ứng yêu cầu phát triển, đổi mới thì việc thu hútnguồn vốn đầu tư tư nhân qua hình thức PPP trở thành một xu thế tất yếu của các cơ sởGDĐH. 2. NỘI DUNG 2.1. Những vấn đề chung về PPP trong giáo dục đại học Theo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư số 64/2020/QH14 do Quốc hộiban hành ngày 18/06/2020 (Sau đây gọi là Luật PPP) có quy định: Đầu tư theo phươngthức đối tác công tư (Public Private Partnership - PPP) là phương thức đầu tư được thựchiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việcký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự ánPPP. Hợp đồng dự án PPP là thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan ký kết hợp đồng vớinhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về việc nhà nước nhượng quyền cho nhà đầu tư,doanh nghiệp dự án PPP thực hiện dự án PPP theo quy định của Luật này, bao gồm các1 lethituyetthoa@tckt.edu.vn142loại hợp đồng sau đây: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Build - Operate– Transfer, hợp đồng BOT); Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (Build -Transfer – Operate, hợp đồng BTO); Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (Build- Own - Operate, hợp đồng BOO); Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (Operate - Manage,hợp đồng O&M); Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (Build - Transfer -Lease, hợp đồng BTL); Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (Build - Lease- Transfer, hợp đồng BLT); Hợp đồng hỗn hợp. Giáo dục - đào tạo là một trong 5 lĩnh vực được đầu tư theo hình thức PPP. PPPtrong giáo dục là một thỏa thuận giữa nhà nước với tư nhân dưới hình thức hợp đồng đểthực hiện, quản lí, vận hành dự án đầu tư cơ sở vật chất - thiết bị, cung cấp dịch vụ côngtrong các trường đại học với những quy định cụ thể về chia sẻ trách nhiệm, phương pháp,năng lực và rủi ro giữa các bên nhằm đạt được mục tiêu chung cũng như thỏa mãn nhucầu của mỗi bên. Điều này nghĩa là, theo Điều 3 của Luật PPP, cơ sở giáo dục đại học cóthể triển khai các dự án PPP, thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân trong cungứng dịch vụ GDĐH trên một phạm vi rộng các hoạt động, bao gồm: Xây dựng, vận hành,kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; Cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa,vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có [5]. Quy mô dự án PPPtrong lĩnh vực giáo dục – đào tạo là 100 tỷ trở lên theo quy định Khoản 5 Điều 2 Nghịđịnh 35/2021/NĐ-CP ngày 23/09/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thihành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công – tư. 2.2. Thực trạng thực hiện dự án PPP trong GDĐH thời gian qua Tính đến hết năm 2019, cả nước có 336 dự án PPP trong đó có 06 dự án PPP lĩnhvực giáo dục (chiếm tỷ lệ 1,79%), trong năm 2020, cả nước thu hút được 25 dự án trongđó không có dự án mới ở lĩnh vực giáo dục. Từ 01/2021 đến tháng 11/2022, kể từ khiLuật Đầu tư theo hình thức đối tác ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: