Giáo án chủ đề: Cacbon - oxit cacbon sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Hóa học. Giáo án gồm có bố cục các phần như sau: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học; xây dựng nội dung bài học; xác định mục tiêu bài học; xác định và mô tả mức độ yêu cầu; biên soạn các câu hỏi, bài tập theo mức độ yêu cầu; thiết kế tiến trình dạy học;… Mời quý thầy, cô và các bạn học sinh cùng tham khảo giáo án để biết thêm chi tiết!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo án chủ đề: Cacbon - oxit cacbon CHỦ ĐỀ: CACBON - OXIT CACBON A. Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học (Bước 1) Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết, giải pháp và lựa chọn giải pháp. Học sinh thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá vấn đề cụ thể sau: - Tìm kiếm, kiểm nghiệm về cacbon và hợp chất của cacbon có gì giống với kiến thức về đơn chất và hợp chất vô cơ đã học. - Tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới và ứng dụng kiến thức về cacbon, cacbon oxit, cacbon đioxit.B. Xây dựng nội dung bài học (Bước 2) Giới thiệu chung chủ đề: Chủ đề Cacbon - oxit cacbon gồm các nội dung chủ yếu sau: Các dạng thù hình, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng của cacbon, các oxit cacbon. Ở đây tên chủ đề tuy trùng với tên bài trong Sách giáo khoa (SGK) hiện hành nhưng đã được thiết kế thành chuỗi các hoạt động cho Học sinh (HS) theo các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, giúp HS giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập, phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực của HS. Giáo viên (GV) chỉ là người tổ chức, định hướng còn HS là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ do GV giao một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 02 tiết C. Xác định mục tiêu bài học (Bước 3) I. Mục tiêu chủ đề 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ * Kiến thức Nêu được: - Đơn chất Cacbon có 3 dạng thù hình chính, sơ lược tính chất vật lí của 3 dạng thù hình. - Tính chất hoá học của cacbon: Cacbon có một số tính chất hoá học của phi kim. Tính chất hoá học đặc biệt của cacbon là tính khử ở nhiệt độ cao. - Một số ứng dụng tương ứng với tính chất vật lí và tính chất hoá học của cacbon. - Cacbon có 2 oxit tương ứng là CO và CO2. - CO là oxit trung tính, có tính khử mạnh. - CO2 là oxit axit tương ứng với axit hai lần axit. - Ứng dụng của cacbon và oxit cacbon trong đời sống, cách sử dụng nhiên liệu hợp lí. * Kĩ năng - Rèn kỹ năng tự nghiên cứu tài liệu SGK Hóa học 9, các thông tin trên Internet, các tài liệu về thực trạng khai thác và sử dụng than đá hiện nay, các biện pháp bảo vệ môi trường…và lập kế hoạch hoạt động nhóm. - Củng cố kỹ năng thực hành thí nghiệm; nhận xét, phân tích nội dung những thông tin đó để tổng hợp kiến thức. - Tính lượng cacbon và hợp chất của cacbon trong phản ứng húa học. - Tính thành phần phần trăm thể tích khí CO và CO2 trong hỗn hợp. - Kỹ năng lắng nghe tích cực các nhóm học tập khác báo cáo kết quả; bước đầu so sánh và đánh giá được sản phẩm của nhóm mình với các nhóm khác. 1 - Kỹ năng giải thích các vấn đề thực tế: vì sao không nên ủ than trong phòng kín, đeokhẩu trang khi đi ngoài đường bụi ….. - Kỹ năng hợp tác ứng xử, giao tiếp trong khi thảo luận, tinh thần đoàn kết khi hợp tácnhóm. - Kỹ năng thuyết minh, thuyết trình các bài báo cáo trước tập thể. - Kỹ năng sử dụng đồ dùng học tập. * Thái độ - Có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh bằng hành động cụ thể; - HS biết sản phẩm cháy của cacbon tạo ra các oxit gây ô nhiễm không khí, tạo ra cácchất gây hiệu ứng nhà kính ,...HS có trách nhiệm cùng tổ chức, cá nhân tuyên truyền để khaithác, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên than. Tìm nguyên liệu, nhiên liệu sạch thay thế than. - Các em thể hiện sự yêu thích bộ môn, có thái độ học tập nghiêm túc, có tình yêu thiênnhiên môi trường. 2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển Năng lực tự học; năng lực hợp tác; Năng lực thực hành hoá học; Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực tính toán hóa học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. D. Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (Bước 4) 2 MỨC ĐỘ NHẬN THỨCNội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng caoCacbon và - Thù hình của một nguyên - Viết được các phương trình - Dự đoán, giải thích hiện - Chứng minh sự có mặt oxit của tố là những đơn chất khác hóa học chứng minh tính chất tượng hóa học khi cho của mỗi chất khí trong cacbon nhau do nguyên tố đó tạo hóa học của cacbon, cacbon cacbon, cacbon oxit tác dụng hỗn hợp. nên. oxit, cacbon đioxit. với: oxit kim loại và viết - Tính được thể tích của - Cacbon có 3 dạng thù hình. - Hoàn thành dãy chuyển đổi PTHH. chất khí khi biết hiệu suất - Cacbon có tính hấp phụ. hóa học. - Nhận biết các chất khí (dựa của phản ứng và khối - Cacbon tác dụng với oxi, - Viết PTHH khi cho cacbon, vào tính chất hóa học của lượng của chất chứa 1 oxit kim loại. cacbon oxit tác dụng với oxit chất đó và sản phẩm tạo thành phần của phản ứng - Ứng dụng của cacbon. kim loại. thành khí cho chất đó tác và ngược lại. - Tính chất, ứng dụng của - Ứng dụng của các phản ứng dụng với một chất khác). - Tính lượng chất phản cacbon oxit và cacbon đioxit. C, CO khử oxit kim loại. - Tính được khối lượng muối ứng với hỗn hợp chất dựa - Giải thích được một số hiện cacbonat tạo thành khi dẫn vào tỉ lệ chất phản ứng tượng, khái niệm dựa vào tính oxit axit vào dd ...