Danh mục

Giáo án GDCD 10 bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

Số trang: 11      Loại file: doc      Dung lượng: 114.00 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bộ sưu tập giáo án Giáo dục công dân 10 bài: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng được biên soạn bám sát chương trình học sách giáo khoa. Với những bài giáo án được biên soạn chi tiết về nội dung giúp cho học sinh biết được thế giới quan duy vật, phương pháp luận là gì, chức năng của thế giới, phương pháp luận của triết học. Nhận biết được nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo án GDCD 10 bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứngTiết 1 + 2Bài 1 – THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNGI/ MỤC TIÊU BÀI HỌC.1. Kiến thức.Nhận biết được mối quan hệ giữa triết học và các môn khoa học cụ thể.Hiểu biết được vai trò của thế giới quan và phương pháp luận của triết học.Hiểu rõ nguyên tắc xác định chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm trong triến học.Bản chất của các trường phái triết học trong lịch sử.So sánh phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình.2. Kĩ năng.Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa tri thức triết học và tri thức khoa học chuyên ngành.Biết nhận xét, kết luận những biểu hiện duy tâm, duy vật trong đời sống.3. Thái độ.Trân trọng ý nghĩa của triết học biện chứng và khoa học.Phê phán triết học duy tâm, dẫn con người đến bi quan, tiêu cực.Cảm nhận được triết học là cần thiết, bổ ích và hỗ trợ cho các môn khoa học khác.II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN. - SGK, SGV GDCD lớp 10. - Sơ đồ, giấy khổ lớn, bút dạ. - Các câu chuyện, tục ngữ, ca dao liên quan đến kiến thức triết học. - Máy chiếu.III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.1. Ổn định tổ chức2. Kiểm tra bài cũ.3. Bài mới.TIẾT 1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, chúng ta cần có thế giới quan khoa học và phương pháp luận khoa học hướng dẫn. Triết học là môn học trực tiếp cung cấp cho ta tri thức ấy. - Theo ngôn ngữ Hy lạp - Triết học có nghĩa là ngưỡng mộ sự thông thái. Ngữ nghĩa này được hình thành là do ở giai đoạn đầu trong tiến trình phát triển của mình. Triết học bao gồm mọi tri thức khoa học của nhân loại. - Triết học ra đời từ thời cổ đại, trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Triết học Mác - Lênnin là giai đoạn phát triển cao, tiêu biểu cho triết học với tư cách là một khoa học.Hoạt động 2: Giới thiệu nội dung bài họcHoạt động của giáo viên và học sinhNội dung kiến thức cần đạt- GV: Sử dụng phương pháp đàm thoại giúp học sinh hiểu được vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học qua đối tượng nghiên cứu và phạm vi ứng dụng của nó.- GV: Cho học sinh lấy ví dụ đối tượng nghiên cứu của các môn khoa học.- HS: Trả lời theo gợi ý của giáo viên.- HS: Trả lời các câu hỏi sau+ Khoa học tự nhiên bao gồm những môn khoa học nào?+ Khoa học xã hội và nhân văn bao gồm những môn khoa học nào?- HS: Trả lời cá nhân.- HS: Cả lớp nhận xét.- GV: Bổ xung, nhận xét:Các bộ môn của khoa học tự nhiên, khoa học XH nghiên cứu những quy luật riêng, quy luật của lĩnh vực cụ thể.- GV: Giảng giải. Để nhận thức và cải tạo thế giới, nhân loại đã dựng lên nhiều bộ môn khoa học. Triết học là một trong những bộ môn đó. Quy luật của triết học được khái quát từ các quy luật khoa học cụ thể, những bao quát hơn là những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới.- GV: Cho HS nhắc lại khái niệm để khắc sâu kiến thức.- GV: Giảng giảiTriết học chi phối các môn khoa học cụ thể nên nó trở thành thế giới quan, phương pháp luận của khoa học. Do đối tượng nghiên cứu của triết học là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động phát triển của tự nhiên, XH và con người nên vai trò của triết học sẽ là:- GV: Cho HS làm bài tập để củng cố kiến thức.- HS: GiảI bài tập nhanh.- GV: Ghi bài tập lên bảng phụ hoặc khổ giấy to, hoặc chiếu lên máy.- HS: Giải bài tập sau:Bài 1: Thế giới khách quan bao gồm:a, Giới tự nhiên.b, Đời sống xã hội.c, Tư duy con người.d, Cả 3 ý kiến trên.Bài 2: Đối tượng nghiên cứu của triết học là:a, Nghiên cứu những vấn đề cụ thể.b, Nghiên cứu khoa học tự nhiên, khoa học xã hội.c, Nghiên cứu sự vận động, phát triển của thế giới.- HS: Lên bảng làm.- HS cả lớp nhận xét.- GV nhận xét đưa ra đáp án đúng.- GV mở rộng kiến thức đối với HS giỏi, khá: Phân tích sâu hơn vai trò hạt nhân của triết học đối với thế giới quan, …- GV chuyển ý:Thế nào là thế giới quan? Theo cách hiểu thông thường, thế giới quan là quan niệm của con người về thế giới. Những quan niệm này luôn luôn phát triển để ngày càng hiểu biết sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về thế giới xung quanh. Từ thế giới quan thần thoại, huyền bí đến thế giới quan triết học.- GV: Sử dụng pp đàm thoại.- GV: Cho HS lấy VD về truyện thần thoại, ngụ ngôn.- HS: Lấy VD.+ Truyện: Thần trụ trời, Sơn Tinh - Thủy Tinh.- HS: Nhận xét rút ra quan điểm.- GV: Nhận xét và kết luận.- GV nhận xét và chuyển ý.Trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại, con người cần phải có quan điểm đúng đắn về thế giới quan cho các hoạt động của họ.- GV sử dụng phương pháp đàm thoại, phương pháp giải quyết vấn đề, giúp học sinh tiếp thu kiến thức.- GV hướng dẫn học sinh dựa và đơn vị kiến thức và lấy VD về vai trò của các ngành khoa học cụ thể và triết học đối với việc nghiên cứu thế giới.- HS lấy VD* Khoa học tự nhiên: (Toán học, Vật lí, Sinh học...)* Khoa học XH: Văn, sử địa...* Chính trị.* Đạo đức.* Quy luật vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.- HS cả lớp trao đổi.- GV nhận xét và kết luận.Dựa vào tri thức của các ngành khoa học cụ thể, Triết học diễn tả thế giới quan con người dưới dạng hệ thống phạm trù, quy luật chung nhất, giúp con người trong nhận thức lí luận và hoạt động thực tiễn.- GV chuyển ý: Thế giới quanh ta là gì? Thế giới có bắt đầu và kết thúc không? Con người có nguồn gốc từ đâu? Con người có nhận thức được thế giới hay không: Những câu hỏi đó đều liên quan đến mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tư duy và tồn tại. Đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: