Giáo án môn Địa lí lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 2
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo án môn Địa lí lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 2Ngày soạn: ……………..Ngày kí: ……………….. Chương 1. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ Bài 2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ (2 tiết)I. MỤC TIÊU1. Về kiến thức, kĩ năng- Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: phươngpháp kí hiệu, phương pháp kí hiệu đường chuyển động, phương pháp bản đồ - biểu đồ,phương pháp chấm điểm, phương pháp khoanh vùng,…- Nhận biết các phương pháp thể hiện các đối tượng địa lí trên các bản đồ bất kì.2. Về năng lực- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giảiquyết vấn đề và sáng tạo.- Năng lực đặc thù:+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giảithích hiện tượng và quá trình địa lí.+ Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ địa lí học (atlat địa lí, bản đồ,…), khai thácinternet trong học tập.+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí đã học: phát hiện phương pháp biểu hiện ởtừng bản đồ cụ thể, có thể tự xây dụng và xác định từng phương pháp biểu hiện các đốitượng trên bản đồ theo yêu cầu.3. Về phẩm chất- Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.- Trân trọng các sản phẩm bản đồ trong quá trình sử dụng.II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.2. Học liệu: Bản đồ treo tường: Một số nhà máy điện ở Việt Nam năm 2020; Hoạt động củagió và bão ở Việt Nam; Diện tích và sản lượng lúa cả năm của các tỉnh và thành phố ở ViệtNam, năm 2020; Phân bố dân cư châu Á, năm 2020.III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC1. Ổn định tổ chức:2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài thuyết trình về lựa chọn nghề nghiệp và mối quan hệ vớimôn Địa lí.3. Bài mới3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦUa. Mục tiêu- Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của học sinh về kiến thức bản đồ đã học ở các lớpdưới với bài học.- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của học sinh.b. Nội dungKhi xây dựng bản đồ, để thể hiện các đối tượng trong thực tế lên bản đồ, người ta dùng cácphương pháp khác nhau. Vậy có những phương pháp nào biểu hiện các đối tượng địa lí trênbản đồ? Các phương pháp đó có gì khác biệt?c. Sản phẩmHS đưa ra các ý kiến khác nhau, có thể chưa chính xác.d. Tổ chức thực hiện- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi “Khám phá thếgiới” với 6 bức tranh tương ứng với lược đồ 6 quốc gia có hình dạng đặc biệt+ Đất nước có hình chiếc ủng → Italia.+ Đất nước hình quả ớt → Chi lê.+ Đất nước hình con kền kền → Latvia+ Đất nước hình lá cọ → Lào+ Đất nước hình người đàn ông với chiếc mũi dài nhọn → Argentina+ Đât nước hình chữ S → Việt Nam- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:GV trình chiếu và đặt câu hỏi thứ tự từ 1 đến 6 và gọi HStrả lời.- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:HS trao đổi, thảo luận, đưa ra câu trả lời.- Bước 4: Kết luận, nhận định:GV kết luận, dẫn dắt vào bài học.3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚITìm hiểu về một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồa. Mục tiêu- Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ thông dụngnhư: phương pháp kí hiệu, phương pháp kí hiệu đượng chuyển động, phương pháp bản đồ -biểu đồ, phương pháp chấm điểm, phương pháp khoanh vùng.b. Nội dungHS hoạt động nhóm theo kĩ thuật “Công đoạn” để tìm hiểu về 5 phương pháp biểu hiệncác đối tượng địa lí trên bản đồ.c. Sản phẩm: Phiếu học tậpMỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ PHƯƠNG ĐỐI TƯỢNG HÌNH THỨC KHẢ NĂNG THỂ PHÁP HIỆN Kí hiệu Đối tượng phân bố theo Các dạng kí hiệu Vị trí, số lượng, đặc điểm hay đối tượng tập diểm, cấu trúc, sự phân trung trên diện tích nhỏ bố,… KH đường Đối tượng có sự di Mũi tên hay dải băng Hướng di chuyển của chuyển chuyển đối tượng, số lượng, động cấu trúc Bản đồ - Giá trị tổng cộng của Các loại biểu đồ Số lượng, chất biểu đồ đối tượng theo lãnh thổ lượng,… của đối tượng Chấm Đối tượng có sự phân Các điểm chấm Số lượng, sự phân bố điểm bố phân tán, nhỏ lẻ của đối tượng trong không gian. Khoanh Đối tượng phân bố theo Đường nét liền, Sự phân bố của đối vùng vùng nhất định đường nét đứt, kí tượng hiệu, chữ, màu sắc,…d. Tổ chức thực hiện- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 5 nhóm và giao nhiệm vụ:+ Nhiệm vụ chung: Các nhóm cùng đọc nội dung bài học về 5 phương pháp chính (nhiệmvụ này thực hiện trước từ nhà).+ Nhiệm v ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo án điện tử lớp 10 Giáo án lớp 10 sách Kết nối tri thức Giáo án môn Địa lí lớp 10 Giáo án Địa lí lớp 10 sách Kết nối tri thức Giáo án Địa lí 10 bài 2 Phương pháp biểu hiện đối tượng địa lí trên bản đồ Phương pháp kí hiệu đường chuyển độngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo án môn Thể dục lớp 10 (Trọn bộ cả năm)
179 trang 344 0 0 -
Giáo án Hình học lớp 10: Các hệ thức lượng trong tam giác
13 trang 277 0 0 -
Giáo án Tin học lớp 10 bài 9: An toàn trên không gian mạng
3 trang 257 0 0 -
Giáo án Hóa học lớp 10 - Tiết 18: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
7 trang 210 0 0 -
Giáo án Tin học lớp 10 (Trọn bộ cả năm)
152 trang 182 0 0 -
Giáo án Hóa học lớp 10: Chủ đề - Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ
6 trang 144 0 0 -
Giáo án môn Công nghệ lớp 10 (Trọn bộ cả năm)
208 trang 134 0 0 -
Giáo án Toán lớp 10: Chương 2 - Hàm số và đồ thị
41 trang 81 0 0 -
Giáo án môn Địa lí lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 9
18 trang 75 0 0 -
5 trang 66 0 0
-
Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 chủ đề: Tích hợp truyện dân gian Việt Nam
34 trang 63 0 0 -
Giáo án Hóa học lớp 10 - Tiết 1: Ôn tập đầu năm
3 trang 57 0 0 -
Giáo án môn Tin học lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 9
6 trang 56 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 10: Lịch sử địa phương Quảng Nam
10 trang 53 0 0 -
Giáo án môn Vật lí lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 16
11 trang 52 0 0 -
Giáo án môn Tin học lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 33
5 trang 48 0 0 -
Giáo án Tiếng Anh lớp 10 (Học kỳ 1)
119 trang 47 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 10 sách Chân trời sáng tạo - Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại
8 trang 47 0 0 -
Giáo án Hóa học lớp 10 bài 21: Khái quát về nhóm halogen
8 trang 44 0 0 -
Giáo án Đại số lớp 10 (Học kỳ 1)
83 trang 44 0 0