Danh mục

Giáo án ôn thi đại học môn Ngữ văn THPT

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 179.63 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo bài viết giáo án ôn thi đại học môn ngữ văn thpt, tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo án ôn thi đại học môn Ngữ văn THPT Giáo án ôn thi đại học môn Ngữ văn THPT ÔN THI ĐẠI HỌC. CHUYÊN ĐỀ VĂN XUÔI LÃNG MẠNG Bài 1: “ Hai đứa trẻ” – Thạch Lam.A. Kiến thức cơ bản1. Tác giả:a. Cuộc đời và sự nghiệp.- Thạch Lam ( 1910 – 1942 ), tên thật là Nguyễn Tường Vinh sau đổi là NguyễnTường Lân, xuất thân trong một gia đình viên chức. Thạch Lam bắt đầu viết vănlàm báo từ năm 1936. Các tác phẩm chính của ồn: Gió đầu mùa ( tập truyệnngắn; 1937), Nắng trong vườn ( tập truyện ngắn ;1938), Sợi tóc ( tập truyệnngắn; 1942), Hà Nội 36 phố phường ( bút kí; 1943), Theo dòng ( tập tiểu luận,phê bình văn học; 1941)b. Phong cách.- Thạch Lam viết văn bằng dư vị của tuổi thơ mình, qua đó ông giành tình cảmthương xót cho những kiếp người nghèo khổ trong xã hội bấy giờ. Những conngười sống cuộc sống quẩn quanh bế tắc, những con người bị chôn vùi mơ ướctrong cái ao đời bằng lặng của xã hội, họ sống không hi vọng, không tương laivà ngày càng bị cuộc sống bào mòn làm cho tâm hồn dần chai cứng.- Thạch Lam hay viết về phụ nữ và trẻ em với sự trân trọng và diễn tả thế giớinội tâm phong phú ở họ. Những nhân vật phụ nữ và trẻ em hiện lên qua từngtrang văn Thạch Lam đều mang vẻ đẹp thanh cao và giàu lòng thương cảm, thấmđẫm những yêu thương đồng loại.- Văn Thạch Lam thường đi vào khám phá những trạng thái cảm xúc mơ hồ, tinhvi trong sự biến chuyển của thế gới thiên nhiên xung quanh. Thiên nhiên và conngười nội tâm có sự đồng điệu nhất định. Thạch Lam tiêu biểu cho phong cáchtruyện ngắn trữ tình, một kiể truyện dường như không có cốt truyện.- Về diễn đạt, văn Thạch Lam là sự giao hoà giữa thơ và văn xuôi, những câuvăn giàu nhạc điệu, hình ảnh, trạng thái cảm xúc như thơ trữ tình nhẹ nhàng màthấm dần vào thế giới tâm hồn bạn đọc.2. Tác phẩm.( Kết hợp luôn với đề: Chứng minh phong cách truyện ngắn Thạch Lam qua tácphẩm “ Hai đứa trẻ”.) - Truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” in trong tập “ Nắng trong vườn” ( 1938 ) là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Thạch Lam. Tác phẩm vừa có giá trị hiện thực cao vừa thấm đượm một giá trị nhân đạo sâu sắc. Qua truyện ngắn này, nhà văn thể hiệm niềm thương cản sâu sắc, thông cảm và 1 - Giáo viên: Vũ Văn Lập – Trường THPT Giao Thuỷ - Giáo án ôn thi đại học môn Ngữ văn THPT xót thương vô hạn với những người nghèo khổ, khao khát một sự đổi thay đến với cuộc đời của họ. Đồng thời, tác phẩm cũng thể hiện một tài năng viết truyện ngắn bấc thầy của Thạch Lam. - Truyện ngắn của Thạch Lam thường không có cốt truyện, mỗi truyện như một bài thơ, Thạch Lam có ba truyện ngắn viết về những kỉ niệm thời thơ ấu ( Hai đứa trẻ, Nhà mẹ Lê, Gió lạnh đầu mùa ). ở truyện ngắn “ Hai đứa trẻ”, toàn bộ câu chuyện chỉ kể về tâm trạng thao thức của hai đứa trẻ Liên và An, mong mỏi chờ đợi một chuyến tàu đêm đi ngang qua. Thế nhưng qua câu chuyện kể tưởng như nhỏ nhặt, đơn giản ấy, Thạch Lam đã thể hiện khá chân thực khung cảnh nghèo nàn, đơn điệu của phố huyện nhỏ, thân phận và những ước mơ, khát vọng của những con người nơi đây. - Trong tác phẩm này, Thạch Lam chú trọng đi sâu vào nội tâm nhân vật với những cảm xúc, cảm giác mơ hồ, mong manh. Những trang viết vể nội tâm nhân vật, đặc biệt là nhân vật Liên rất sâu sắc và tinh tế. - Thạch Lam đã sử dụng rất thành công thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản giữa các vùng âm thanh và ánh sáng. Cả một phố huyện chìm sâu vào bóng tối, chỉ còn một vài chấm sáng tù mù quen thuộc xung quanh ngọn đèn con của một chõng hàng nước, cái bếp lửa của hàng phở khuya vắng khách và ngọn đèn vặn nhỏ thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa của một gian hàng tạp hoá. Những ngọn đèn tù mù như ngái ngủ đó tượng trưng cho cuộc sống tù đọng của những người dân quê nghèo khổ nơi phố huyện nhỏ của một vùng quê lặng lẽ. Trong cái chìm chìm nhạt nhạt và vắng lặng đó, đêm nào cũng có một đoàn tàu đi qua mang theo những luồng ánh sáng mạnh quét vào hai bên và tiếng ồn ào làm xao động cả một vùng quê yên tĩnh. Đoàn tàu như mang đến một thế giới giàu sang và đầy ánh sáng, một thế giới lí tưởng và ước mơ. đối lập với cái hiện thực tĩnh lặng và đầy bóng tối nơi phố vắng một huyện nhỏ. Thủ pháp đối lập cũng là một thủ pháp quen thuộc của các nhà văn lãng mạn chủ nghĩa. - Thạch Lam có một phong cách, một giọng điệu rất riêng - đó là lối kể chuyện thủ thỉ, tâm tình thấm đượm chất thơ. Người đọc thất ẩn hiện, kín đáo, lặng lẽ sau những hình ảnh, những dòng chữ một tâm hồn Thạch Lam đôn hậu, tinh tế, hết sức nhạy cảm với mọi biến tháu của lòng người và tạo vật.B. Kiến thức cho các dạng đề thi đại học.Đề 1: Phân tích đời sống của phố huyện qua sự cảm nhận của Liên trong truyệnngắn “ Hai đứa trẻ” ( Cách diễn đạt khác: Phân tích diễn biến tâm trạng củaLiên qua truyện ngắn “ Hai đứa trẻ”).I. ĐVĐ 2 - Giáo viên: Vũ Văn Lập – Trường THPT Giao Thuỷ - Giáo án ôn thi đại học môn Ngữ văn THPT- Thạch Lam là thành viên của TLVĐ nhưng đây là gương mặt khá đặc biệt, nếucác cây bút TLVĐ thường hướng về những con người lá ngọc cành vàng thì TLhướng về những con người nhỏ bé, nghèo khổ. Văn của TLVĐ đượm nỗi buồnlãng mạn với những câu chuyện tình yêu lứa đôi thì văn TL lại tha thiết giọngtâm tình mà thổn thức chất chứa nỗi đau hiện thực. TL xuất hiện trong văn học như để mang một xứ mệnh hoà giải giữa hiệnthực và lãng mạn, thơ và văn xuôi. Văn của TL là sự giao thoa giữa hiện thực vàlãng mạn, nó như một thứ hương hoàng lan thanh tao được chưng cất từ dư vịcủa những nỗi đời. Truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” in trong tập : Nắng trong vườn-1938, tiêu biểu cho khuynh hướng nghệ thuật của Thạch Lam. Đó là truyện mà ...

Tài liệu được xem nhiều: