Danh mục

Giáo dục đại học vì sự phát triển bền vững

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 311.06 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo dục vì sự phát triển bền vững là một khái niệm mang tầm nhìn mới về một nền giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Một nền giáo dục định hình thế giới ngày mai để trang bị cho cá nhân những kĩ năng, kiến thức và các giá trị để sống và làm việc một cách bền vững. Bài viết Giáo dục đại học vì sự phát triển bền vững trình bày quan niệm về phát triển bền vững; Giáo dục vì sự phát triển bền vững ở các cơ sở giáo dục đại học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục đại học vì sự phát triển bền vững GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Đoàn Phan Anh Trúc1, Nguyễn Thị Trung1 Tóm tắt: Giáo dục vì sự phát triển bền vững là một khái niệm mang tầm nhìn mớivề một nền giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Một nền giáo dục địnhhình thế giới ngày mai để trang bị cho cá nhân những kĩ năng, kiến ​​ thức và các giá trị đểsống và làm việc một cách bền vững. Điều này đòi hỏi nền giáo dục của một xã hội cầntìm cách cân bằng sự phát triển con người và nền kinh tế gắn liền truyền thống văn hóavà tôn trọng tài nguyên thiên nhiên; trường đại học cần chú trọng vào phát triển hành vicần thiết hướng đến sự phát triển bền vững. Để đáp ứng yêu cầu này, cơ sở đào tạo, cácnhà giáo dục, người học và các bên liên quan trong cộng đồng cần nhận thức rõ về tínhbền vững trong giáo dục đại học, xác định các nhân tố quan trọng trong chiến lược pháttriển bền vững thực hiện tầm nhìn mới. Từ khoá: giáo dục, phát triển bền vững, giáo dục đại học, nhân tố 1. Mở đầu Giáo dục luôn được coi là công cụ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, chínhtrị và văn hóa ở Việt Nam. Hiến pháp năm 1992 (Chương 3, Điều 35) xác định “Giáo dụcvà đào tạo là quốc sách hàng đầu. … Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡngnhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; đào tạo những người lao động có nghề,năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí vươn lên góp phầnlàm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc.” Rõ ràng là không thể đạt được sự phát triển kinh tế bền vững nếu không đầu tưthích đáng vào nguồn nhân lực thông qua giáo dục, đặc biệt là trong thời đại công nghiệp4.0. Do đó, chất lượng tri thức mà các trường đại học có thể tạo ra là rất quan trọng đốivới năng lực cạnh tranh quốc gia để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững (PTBV), mangtầm nhìn mới về một nền giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Dyer, Selby& Chalkley (2006) cho rằng mỗi cá nhân cần có kiến ​​ thức, kĩ năng, thái độ và giá trị cầnthiết để sống và làm việc một cách bền vững. Bài viết này đề cập đến các nhân tố củagiáo dục đại học để phát triển bền vững, thách thức của các trường đại học, cơ sở giáodục đại học. Trên cơ sở đó, đưa ra các đề xuất, khuyến nghị để các cơ sở giáo dục đạihọc, trường đại học có thể phát triển và thực hiện các giải pháp đổi mới sáng tạo, đạt mụctiêu PTBV. 2. Nội dung 2.1. Quan niệm về phát triển bền vững Có rất nhiều quan niệm về PTBV. Brundtland cho rằng PTBV để đáp ứng nhu cầuhiện tại không hứa hẹn về khả năng đáp ứng nhu cầu cho thế hệ tương lai. Định nghĩa nàynhận thức rõ sự phát triển cần đáp ứng nhu cầu con người và nâng cao chất lượng cuộcsống nhưng không làm tổn hại đến môi trường tự nhiên để đáp ứng các nhu cầu hiện tại1. Tiến sĩ, Trường Đại học Quảng Nam160 ĐOÀN PHAN ANH TRÚC - NGUYỄN THỊ TRUNGvà tương lai (Brundtland, 1987). Theo Nevin (2008), PTBV đảm bảo cả lợi ích của thếhệ tương lai và khả năng làm cho trái đất tái sinh, trước tiên là môi trường, tiếp đến làcông bằng xã hội và chống đói nghèo - những nguyên tắc chính của PTBV. Quan niệmvề PTBV cần thay đổi trong tư duy của cả thế giới về bản chất của việc phát triển conngười. Sự thay đổi quan điểm này được xem là nhiệm vụ chiến lược của các cơ sở giáodục đại học. Wals nêu rõ giáo dục là một ngành phục vụ mục đích của con người mà kếtquả được nhìn thấy qua sự phản ánh của xã hội. Do đó, trường học và cơ sở giáo dục đạihọc là nơi thích hợp để bắt đầu thay đổi hành vi vì sự PTBV. 2.2. Giáo dục vì sự phát triển bền vững ở các cơ sở giáo dục đại học Giáo dục vì sự PTBV là nền giáo dục có thể đảm bảo mọi công dân, từ trẻ em đếnngười già, có kiến thức về những thay đổi cần thiết, có khả năng xây dựng tầm nhìn vềtương lai, có các kĩ năng cần thiết và có động lực để hành động tích cực nhằm tạo ra thayđổi. Theo Schnack (1996), giáo dục vì sự PTBV xây dựng năng lực cho con người; pháttriển các khả năng để con người hành xử như một công dân có kiến thức và trách nhiệmhơn. Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) cho rằnggiáo dục vì PTBV là quá trình học tập suốt đời, cung cấp cho người học kiến thức và giáodục người học trách nhiệm bản thân, có khả năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, cóhiểu biết về khoa học và xã hội; và cam kết thực hiện các hành động cá nhân và hợp táccó trách nhiệm. Giáo dục vì sự PTBV tiềm năng trở thành một công cụ để kết nối tốt hơngiữa trường học và doanh nghiệp, giữa nhà trường và cộng đồng. Theo Nguyễn HoàngTrí, giáo dục vì sự PTBV là môi trường mà ở đó mọi người đều có cơ hội hưởng lợi từgiáo dục, học tập các giá trị, hành vi và cách sống tiến đến một tương lai bền vững. Theođó, một số mục tiêu giáo dục phải đạt được đó là, (i) Nâng ca ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: