Danh mục

Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho học sinh - Thực trạng và giải pháp

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 297.01 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết" Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho học sinh - Thực trạng và giải pháp" trình bày về thực trạng việc giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho học sinh hiện nay; tầm quan trọng của giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho học sinh; đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện tốt giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho học sinh;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho học sinh - Thực trạng và giải pháp GIÁO DỤC GIỚI TÍNH, SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Phan Thị Anh Tâm Trưởng Ban Gia đình - Xã hội, Hội LHPN Nghệ An 1. Thực trạng việc giáo dục giới tính, SKSS cho học sinh hiện nay Giáo dục giới tính, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh là một vấn đề đang được xã hội quan tâm. Bởi nếu không được cung cấp kiến thức đầy đủ sẽ dễ dẫn đến nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến đạo đức lối sống, việc học hành, có khả năng ảnh hưởng đến cả tương lai sự nghiệp của các em, đến chất lượng dân số của toàn xã hội. Trong những năm gần đây, tình yêu tuổi học trò ngày càng được trẻ hóa, các em học sinh ngày càng “mạnh dạn” hơn trong việc thể hiện tình cảm của mình, nhiều em còn quan hệ tình dục sớm ở tuổi học trò nhưng gần như các em vẫn chưa có được những hiểu biết cần thiết về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên. Chính vì vậy, hiện tượng học sinh nữ mang thai khi đang ngồi trên ghế nhà trường diễn ra ngày càng nhiều. Theo báo cáo của ngành y tế: tình trạng nạo phá thai ở nước ta hết sức báo động. Tỷ lệ nạo phá thai ở Việt Nam cao nhất trong khu vực Đông Nam Á và xếp thứ 5 trên thế giới. Điều đáng lưu tâm là tỷ lệ nạo phá thai lại rơi chủ yếu vào lứa tuổi vị thành niên - lứa tuổi còn thiếu hiểu biết về kiến thức giới tính, sức khỏe sinh sản. Nếu năm 2010 chỉ có 2% trường hợp tuổi vị thành niên trong tổng số ca nạo thì 2 năm gần đây tỷ lệ này đã tăng lên 4% (khoảng hơn 3.000 ca mỗi năm).Điều này gióng lên hồi chuông báo động về đạo đức. Đó cũng là điều làm người lớn trăn trở: Phải chăng do người lớn không trang bị đầy đủ kiến thức cho con trẻ nên các em không biết cách phản ứng khi bị người khác giới đụng chạm vào vùng nhạy cảm… Phải chăng việc giáo dục giới tính cho trẻ em ở Việt Nam còn bị xem nhẹ dẫn đến hậu quả thương tâm. Ngày nay, do được chăm sóc đầy đủ về vật chất, trẻ em Việt Nam gần đây đã “lớn trước tuổi”. Cùng với sự tăng trưởng về chiều cao, tuổi dậy thì cuả các em cũng đến sớm hơn. Ngoài xã hội, trẻ được giao lưu hòa nhập với cộng đồng nhiều hơn. Mạng Internet phát triển, lại chưa được kiểm soát chặt chẽ dẫn đến các em biết được nhiều chuyện nhạy cảm mà lẽ ra tuổi học sinh chưa nên biết. 74 Do vậy, việc giáo dục giới tính đối với trẻ em là điều cần thiết, đặc biệt trong gia đình và nhà trường. Thế nhưng, việc giáo dục giới tính cho trẻ em là điều mà nhiềungười lớn đang né tránh. Có nhiều bậc cha mẹ khi thấy con nêu thắc mắc, muốn biết về những thay đổi cuả bản thân thường gạt đi, cho là “chuyện trẻ con chưa nên biết”. Nhiều người quan niệm không nên cho trẻ biết về giới tính quá sớm, sợ “vẽ đường cho hươu chạy” mà chưa hiểu rõ rằng đó là nhu cầu chính đáng muốn hiểu biết về cơ thể mình của các em khi bước vào tuổi dậy thì. Bên cạnh đó, tại các trường học hiện nay, việc giáo dục giới tính cho học sinh thực hiện theo hai phương pháp cơ bản là lồng ghép và ngoại khoá. Tuy nhiên, điều kiện mỗi nơi là khác nhau nên cách thức thực hiện lại khác nhau dẫn đến chất lượng giáo dục giới tính cũng khác nhau.Hơn nữa, chương trình giáo dục giới tính trong nhà trường chưa thật sự phù hợp với sự phát triển tâm, sinh lý sớm của học sinh, nội dung vẫn còn chung chung, không thiết thực. Vì vậy, đa số học sinh chưa có thái độ tích cực đối với vấn đề giáo dục giới tính trong trường học. Như ta đã biết, ở nhiều quốc gia trên thế giới và đặc biệt một số nước ở khu vực Đông Nam Á, việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản được đưa vào các trường học từ rất sớm, như: Ở Thụy Điển là một trong những quốc gia tiên phong trong việc giáo dục giới tính cho trẻ em. Những chương trình giáo dục giới tính cho học sinh đã được Thụy Điển triển khai. Một trong số đó là “Giáo dục phòng tránh thai” - chương trình giáo dục giới tính đầu tiên được công nhận tại một trường học. “Giáo dục phòng tránh thai” được đưa vào giảng dạy cho trẻ em từ 7 tuổi trở lên nhằm trang bị cho các em những kiến thức cơ bản về mang thai và sinh con. Khi lên bậc trung học, các học sinh sẽ được học về đặc tính sinh lý của nam và nữ. Ở Anh, trẻ em bắt đầu được giáo dục giới tính khi còn mầm non. Pháp luật Anh quy định rất rõ rằng trẻ khi đủ 5 tuổi sẽ bắt đầu học về giới tính một cách bắt buộc. Ở châu Á, các quốc gia như Indonesia, Mông Cổ, Hàn Quốc cũng có những chính sách về giảng dạy giới tính tại trường học. Malaysia, Philippines và Thái Lan thiên về giáo dục chi tiết sức khoẻ sinh sản trong khi Ấn Độ lại có chương trình với mục tiêu hướng tới trẻ em từ 9 tới 16 tuổi. 75 Bởi vì, từ thực tế trước đây, công nghệ thông tin chưa phát triển, học sinh Việt Nam bắt đầu làm quen với giáo dục giới tính qua sách Khoa học lớp 5. Các em cũng được học về cơ thể người, về trứng, tinh tr ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: