Danh mục

Giáo dục khai phóng - hướng tiếp cận trong việc đổi mới xây dựng chương trình đào tạo tiếng Anh chuyên ngành tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 335.09 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung vào việc tìm hiểu khái niệm giáo dục khai phóng như là một phương pháp học nâng cao năng lực sinh viên nhằm phát triển ý thức trách nhiệm, kĩ năng trí tuệ, thực hành, giao tiếp, phân tích và giải quyết vấn đề thông qua việc áp dụng kiến thức trong điều kiện thực tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục khai phóng - hướng tiếp cận trong việc đổi mới xây dựng chương trình đào tạo tiếng Anh chuyên ngành tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội32 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI GIÁO DỤC KHAI PHÓNG - HƯỚNG TIẾP CẬN TRONG VIỆC ĐỔI MỚI XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Trần Quốc Việt Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Bài viết tập trung vào việc tìm hiểu khái niệm giáo dục khai phóng như là một phương pháp học nâng cao năng lực sinh viên nhằm phát triển ý thức trách nhiệm, kĩ năng trí tuệ, thực hành, giao tiếp, phân tích và giải quyết vấn đề thông qua việc áp dụng kiến thức trong điều kiện thực tế. Điều này đặt ra vấn đề cần quan tâm làm thế nào để áp dụng phương pháp học của giáo dục khai phóng trong việc nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ chuyên ngành ở các cơ sở giáo dục đại học. Cũng vì vậy, bài viết tìm hiểu các hướng tiếp cận về giáo dục khai phóng trong việc định hướng đổi mới xây dựng chương trình đào tạo tiếng Anh chuyên ngành tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Từ khóa: Giáo dục khai phóng, tiếng Anh chuyên ngành, phương pháp giáo dục. Nhận bài ngày 12.5.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 25.6.2020 Liên hệ tác giả: Trần Quốc Việt; Email: tqviet2@daihocthudo.edu.vn1. MỞ ĐẦU Trong thời gian gần đây, nhiều cơ sở giáo dục đại học trong nước và quốc tế đang cósự thay đổi rõ rệt trong đổi mới giáo dục (ĐMGD), đặc biệt trong đổi mới chương trình đàotạo (CTĐT) tiếng Anh chuyên ngành như một định hướng mang tính đột phá thông quagiáo dục khai phóng với mục đích đào tạo nâng cao trình độ đại học để sinh viên có kiếnthức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lí, có kĩ năng thực hành cơ bản, sáng tạo vàgiải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành tiếng Anh. Vậy, giáo dục khai phóng là gì?Cách tiếp cận mô hình này ra sao, ứng dụng, triển khai như thế nào trong việc đổi mới xâydựng chương trình, cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh chuyên ngành tạiTrường Đại học Thủ đô Hà Nội.2. NỘI DUNG2.1. Khái niệm giáo dục khai phóngTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 41/2020 33 Giáo dục khai phóng là một khái niệm vẫn còn tương đối mới mẻ không chỉ ở ViệtNam mà ngay cả trên thế giới. Nhiều nhà giáo dục học khi đề cập về giáo dục khai phóngkhông đưa ra được một định nghĩa rõ ràng, cụ thể. Do vậy cho đến nay vẫn có nhiều địnhnghĩa khác nhau về giáo dục khai phóng. Theo quan điểm của trường phái nghiên cứu phương Tây về giáo dục khai phóng,Bloom, E & Rosovsky, H (2003: 16-23): “an emphasis on the whole development of anindividual apart from (narrower) occupational training,... That tradition has continued, andtoday liberal education is an important segment of higher education in all developedcountries. Its role in nurturing leaders and informed citizens is recognized in both thepublic and private sectors”. “giáo dục khai phóng là giáo dục nhấn mạnh vào sự phát triểntoàn diện của một cá nhân ngoài việc đào tạo nghề nghiệp (một cách hẹp hơn),... Truyềnthống đó vẫn được tiếp tục, và ngày nay giáo dục khai phóng là một phần quan trọng tronghệ thống giáo dục tại các nước đang phát triển. Vai trò của giáo dục khai phóng trong việcgiúp hình thành nên các nhà lãnh đạo và những công dân tiêu biểu có hiểu biết được côngnhận trong các lĩnh vực công cũng như lĩnh vực tư”. Theo Adler (2011: 136-140), giáo dụckhai phóng (liberal education) là việc giáo dục các môn học khai phóng để phát triển khảnăng chuyên môn,... chỉ có nền học vấn khai phóng tốt nhất mới có thể hoàn tất được điềunày. Nó phải bao gồm tất cả môn học nhân văn cũng như toán học và khoa học. Ferrall, V(2011) khi bàn về giáo dục khai phóng, có lưu ý rằng, thậm chí khi không có tính từ khaiphóng, thì tự trong danh từ giáo dục đã có hàm ý về giáo dục khai phóng. Vấn đề là tại saochúng ta phải để tâm đến giáo dục khai phóng? Luận đề thực ra rất đơn giản. Xã hội cầnnhững công dân được giáo dục đại cương và hoàn chỉnh (tr. 7-22). Cùng với quan điểmtrên, Hoàng Dũng (2013] cho rằng giáo dục khai phóng “là phát triển con người,… đểchuẩn bị một nghề nghiệp; học tập/ suy nghĩ/ kĩ năng giao tiếp và khả năng thích ứng suốtđời; thành công dân có trách nhiệm của xã hội”. Trong bài viết Giáo dục khai phóng cổ điển và ảnh hưởng toàn cầu, Albatch, G (2016:24-26) đặt vấn đề vì sao hiện nay nền giáo dục khai phóng đang có dấu hiệu phục hồi,trong bối cảnh giáo dục chuyên môn hóa đang thắng thế, khi mà chỉ có vài nước, trong đócó Hoa Kì vẫn đang theo đuổi ý tưởng về một nền giáo dục cung cấp kiến thức rộng và kĩnăng trí tuệ. Câu trả lời là nhu cầu thị trường lao động trong bối cảnh thế kỉ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: