Danh mục

Giáo dục toán học tập trung vào phát triển năng lực

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 92.73 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo chỉ trình bày một số ý kiến thảo luận tìm giải pháp thì đối với câu hỏi 2, một câu trả lời đà được đưa ra và làm rõ nhờ mối liên hệ mật thiết giữa năng lực và hoạt động. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo dục toán học tập trung vào phát triển năng lực JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Science in Mathematics, 2014, Vol. 59, No. 2A, pp. 7-13 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn GIÁO DỤC TOÁN HỌC TẬP TRUNG VÀO PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Nguyễn Bá Kim Khoa Toán - Tin, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Theo quan điểm chỉ đạo của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, để xây dựng và chuẩn bị thực hiện chương trình giáo dục phổ thông môn Toán giai đoạn sau năm 2015, một vấn đề đặt ra là làm thế nào để thực hiện giáo dục toán học tập trung vào phát triển năng lực. Bài báo này chỉ đề cập hai câu hỏi: - Câu hỏi 1: Những năng lực cần được tập trung phát triển trong giáo dục toán học nên được mô tả như thế nào? - Câu hỏi 2: Phương pháp dạy học như thế nào cho phù hợp với chương trình giáo dục toán học tập trung vào phát triển năng lực? Trong khi đối với câu hỏi 1, bài báo chỉ trình bày một số ý kiến thảo luận tìm giải pháp thì đối với câu hỏi 2, một câu trả lời đà được đưa ra và làm rõ nhờ mối liên hệ mật thiết giữa năng lực và hoạt động. Từ khóa: Chương trình giáo dục môn Toán, phát triển năng lực, phương pháp dạy học Toán, học tập trong hoạt động và bằng hoạt động.1. Mở đầu Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã ra nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mớicăn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Một trong những quan điểm chỉ đạo của nghị quyết là:“Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lựcvà phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kếthợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.” (Nghị quyết, 2013, mục B-I-3 [7]). Quan điểm chỉđạo này cần được quán triệt trong những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, “từ quan điểm, tư tưởng chỉđạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; từ sựlãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đàotạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học” (Nghị quyết, 2013,mục B-I-2 [7]). Để góp phần xây dựng và chuẩn bị thực hiện chương trình giáo dục phổ thông môn Toángiai đoạn sau năm 2015 theo quan điểm chỉ đạo của Hội nghị Trung ương 8, một vấn đề đặt ra làlàm thế nào để thực hiện giáo dục toán học tập trung vào phát triển năng lực. Chương trình giáodục được hiểu không chỉ là một bản liệt kê kiến thức mà bao gồm cả mục tiêu, nội dung, phươngpháp dạy học và việc đánh giá trong giáo dục. Tuy nhiên bài báo này chỉ hạn chế nội dung ở việcthảo luận và nếu có thể thì trả lời hai câu hỏi:Liên hệ: Nguyễn Bá Kim, e-mail: bakim.nguyen@gmail.com. 7 Nguyễn Bá Kim - Câu hỏi 1: Những năng lực cần được tập trung phát triển trong giáo dục toán học nên đượcmô tả như thế nào? - Câu hỏi 2: Phương pháp dạy học như thế nào cho phù hợp với chương trình giáo dụctoán học tập trung vào phát triển năng lực?2. Nội dung nghiên cứu2.1. Những năng lực cần được tập trung phát triển trong giáo dục toán học nên được mô tả như thế nào? Nói cách khác: Phát triển năng lực trong giáo dục toán học cần được tập trung vào nhữngnăng lực nào? Trong môn Toán, ta có thể nghĩ ngay tới những năng lực toán học. Nhiều nhà nghiên cứu như A.E. Cameron, L.V.Commerel, H. Thomas, E.L. Thorndike,Krutexki, ... [8;88] đã cố gắng nêu ra các thành phần của năng lực toán học. Đặc biệt, Krutetxki (1968) và các cộng sự đã nghiên cứu rất công phu kéo dài trong 12 nămvới những phương pháp nghiên cứu đa dạng. Kết quả nghiên cứu chủ yếu là đã đưa ra được một cấu trúc của các năng lực toán học nhưchúng tôi sẽ trình bày dưới đây.2.1.1. Sơ đồ tổng quát cấu trúc các năng lực toán học của học sinh (1) Thu nhận thông tin toán học a) Năng lực tri giác hình thức hóa tài liệu toán học, nắm cấu trúc hình thức của bài toán. (2) Chế biến thông tin toán học a) Năng lực tư duy lôgic trong lĩnh vực các quan hệ số lượng và hình dạng không gian,những kí hiệu dấu và số. Năng lực tư duy bằng những kis hiệu toán học. b) Năng lực khái quát hóa nhanh và rộng những đối tượng, quan hệ toán học và những phéptoán. c) Năng lực rút gọn quá trình suy luận toán học và hệ thống các phép toán tương ứng. Nănglực tư duy bằng những cấu trúc rút gọn. d) Tính linh hoạt của những quá trình tư duy trong hoạt động toán học. e) Hướng tới sự rõ ràng, đơn giản, tiết kiệm và hợp lí của lời giải . g) Năng lực nhanh chóng và dễ dàng chuyển hướng quá trình tư duy, chuyển từ tư duy thuậnsang tư duy đảo (sự đảo ngược quá trình tư duy trong suy luận ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: