Danh mục

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn - làm mát (Nghề: Công nghệ ôtô) - Trường Cao đẳng Hàng hải II

Số trang: 32      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.55 MB      Lượt xem: 44      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (32 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn - làm mát (Nghề: Công nghệ ôtô) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống bôi trơn; bảo dưỡng được hệ thống bôi trơn theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; sửa chữa được hệ thống bôi trơn theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn - làm mát (Nghề: Công nghệ ôtô) - Trường Cao đẳng Hàng hải II CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG BÔI TRƠN- LÀM MÁT NGHỀ CÔNG NGHỆ ÔTÔ (Ban hành theo quyết định số 820/QĐ-CĐHHII, ngày 22 tháng 12 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Hàng Hải II) ( Lưu hành nội bộ) TP.HCM, năm 2020 MỤC LỤC TRANG 1. Lời giới thiệu 2 2. Bài 1. Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn 3 3. Bài 2. Sửa chữa hệ thống bôi trơn 10 4. Bài 3. Bảo dưỡng hệ thống làm mát 15 5. Bài 4. Sửa chữa hệ thống làm mát 21 3 Bài 1. Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn Thời gian: 8 giờ *. Mục tiêu của bài: - Trình bày được trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống bôi trơn; - Bảo dưỡng được hệ thống bôi trơn theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô; - Thể hiện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ trong qúa trình luyện tập. *. Nội dung bài: 1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống bôi trơn; 2. Thực hành bảo dưỡng hệ thống bôi trơn. 2.1. Chuẩn bị 2.2. Trình tự thực hiện 2.2.1. Tháo hệ thống bôi trơn; 2.2.2. Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn; 2.2.3. Lắp hệ thống bôi trơn; 2.3. Vệ sinh công nghiệp 1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống bôi trơn; 1.1. Quy trình tháo lắp Với mỗi động cơ khác nhau, hệ thống bôi trơn sẽ khác nhau. Do đó quy trình tháo lắp cũng sẽ khác nhau. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu quy trình tháo lắp của một số động cơ điển hình. 1.1.1. Hệ thống bôi trơn phối hợp bơm dầu kiểu bánh răng ăn khớp ngoài (động cơ xe Zil 130) Hệ thống bôi trơn của động cơ Zil130 là hệ thống bôi trơn phối hợp bơm dầu kiểu bánh răng ăn khớp ngoài, có hai cặp bánh răng. Một cặp bánh răng bơm dầu ra két làm mát, một cặp bánh răng bơm dầu lên bầu lọc rồi từ đó vào đường dầu chính đi bôi trơn. Bầu lọc kiểu ly tâm toàn phần. 1.1.1.1. Quy trình tháo: 1. Xả dầu bôi trơn. 2. Tháo đường ống dẫn dầu từ bơm lên két làm mát 3. Tháo bơm dầu. - Tháo nắp đậy tầng dưới - Tháo bánh răng chủ động và bị động tầng dưới - Tháo nắp đậy tầng trên - Tháo bánh răng chủ động và bị động tầng trên 4. Tháo đường ống lên đồng hồ báo áp lực dầu. 4 5. Tháo bầu lọc ly tâm. - Tháo nắp đậy ngoài - Tháo rôto quay - Tháo giclơ ngẫu lực 6. Tháo két làm mát dầu. 7. Tháo các van an toàn. 1.1.1.2.Quy trình lắp: Quy trình lắp ngược lại với quy trình tháo, khi lắp chú ý: - Trước khi lắp, các chi tiết phải rửa sạch sẽ, các đường dầu phải được thông rửa bằng khí nén. - Các bề mặt lắp ghép phải có gioăng đệm làm kín. Bề dầy gioăng đệm giữa nắp bơm và thân bơm phải đảm bảo. - Khi tháo lắp tránh làm xô lệch các lá tản nhiệt của két mát dầu. 1.1.2. Hệ thống bôi trơn phối hợp bơm dầu kiểu bánh răng ăn khớp trong (động cơ 3A và 2RZ) Hệ thống bôi trơn động cơ 3A và 2RZ là hệ thống bôi trơn phối hợp bơm dầu loại bánh răng ăn khớp trong, lắp trên vỏ hộp xích cam được dẫn động bởi rãnh then đầu trục khuỷu. Khi động cơ làm việc, bơm dầu hút dầu từ đáy các te đẩy dầu qua bầu lọc vào đường dầu chính để đi bôi trơn cho các cổ trục khuỷu, cổ trục cam…Bầu lọc sử dụng lõi lọc, không tháo rời đựơc phải thay thế theo định kì bảo dưỡng. 1.1.2.1. Quy trình tháo: 1. Xả dầu bôi trơn. 2. Tháo bánh đai bơm nước và khớp dẫn động quạt gió cùng với cánh quạt. 3. Tháo bánh đai đầu trục khuỷu. 4. Tháo cảm biến đo mức dầu. 5. Tháo cạtte dầu. 6. Tháo bầu hút dầu 7. Tháo bầu lọc dầu. 8. Tháo giá đỡ bầu lọc dầu. 9. Tháo nắp bơm dầu. 10. Tháo rô to chủ động, rô to bị động của bơm dầu 11. Tháo van điều chỉnh áp suất dầu: - Tháo phanh hãm - Tháo đế lò xo và thân van 1.1.2.2. Quy trình lắp: Quy trình lắp ngược lại với quy trình tháo, khi lắp chú ý: 5 - Các chi tiết phải được rửa sạch sẽ, thông rửa các đường dầu bằng khí nén - Rô to chủ động và bị động phải đúng chiều, đúng dấu - Các bề mặt lắp ghép phải có gioăng đệm làm kín - Khi lắp puli trục khuỷu, hai mặt vát đầu puli ăn khớp với hai mặt vát trong của rô to chủ động của bơm dầu. 1.2. Quy trình và nội dung bảo dưỡng 1.2.1. Nội dung bảo dưỡng thường xuyên : Được thực hiện sau mỗi đợt công tác của xe, cụ thể: 1- Kiểm tra mức dầu bằng thước đo dầu, nếu cần đổ thêm. 2- Vệ sinh lau chùi, kiểm tra, quan sát bên ngoài các bộ phận hệ thống xem dầu có bị rò rỉ ở các mặt lắp ghép hay các mối nối hay không, nếu có thì khắc phục. 3- Kiểm tra chất lượng dầu bôi trơn, xem dầu có bị biến chất đổi màu, loãng hoặc lẫn nước hay không, nếu dầu kém chất lượng thì thay mới. 4- Lắng nghe sự làm việc của bầu lọc rôto xem có hoạt động tốt không. 1.2.2. Nội dung bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ. a. Nội dung công việc bảo dưỡng kỹ thuật cấp I. Được thực hiện căn cứ vào số km xe chạy, hoặc theo điều kiện sử dụng của xe do nhà chế tạo quy định. Bao gồm các công việc của bảo dưỡng thường xuyên và cộng thêm các công việc sau: 1- Thay mới dầu bôi trơn. 2- Siết chặt các bulông, đai ốc bắt các ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: