Danh mục

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa mô tô xe máy (Nghề: Công nghệ ôtô) - Trường Cao đẳng Hàng hải II

Số trang: 110      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 54      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa mô tô xe máy (Nghề: Công nghệ ôtô) được biên soạn nhằm mục đích cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng cơ bản giúp người học đã có kiến thức về ô tô có thể sửa chữa được xe máy. Giáo trình gồm 7 đơn vị bài học với thời lượng 150 tiết cho cả lý thuyết và thực hành. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa mô tô xe máy (Nghề: Công nghệ ôtô) - Trường Cao đẳng Hàng hải II CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA MÔ TÔ XE MÁY NGHỀ CÔNG NGHỆ ÔTÔ (Ban hành theo quyết định số 820/QĐ-CĐHHII, ngày 22 tháng 12 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Hàng Hải II) ( Lưu hành nội bộ) TP.HCM, năm 2020 LỜI GIỚI THIỆU Xe máy được sử dụng rộng rãi ở nước ta hiên nay nó một phương tiện đi lại cá nhân. Với sự phát triển kinh tế của đất nước, đời sống được nâng cao số lượng xe máy gia tăng nhanh chóng, đi cùng với nó là sự đòi hỏi phải có một đội ngũ thợ bảo dưỡng và sửa chữa. Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng xe máy là môn học mô đun thuôc nghề công nghệ ôtô được biên soạn nhằm mục đích cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng cơ bản giúp người học đã có kiến thức về ô tô có thể sửa chữa được xe máy. Giáo trình biên soạn dựa trên cơ sở điều kiện thực tế hiện nay. Nội dung của giáo trình được biên soạn với thời lượng 150 tiết cho cả lý thuyết và thực hành. Gồm các phần: Bài 1. Cấu tạo xe gắn máy Bài 2. Bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu phân phối khí Bài 3. Bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền Bài 4. Bảo dưỡng, sửa chữa Hệ thống nhiên liệu Bài 5. Bảo dưỡng, sửa chữa Hệ thống truyền động Bài 6. Bảo dưỡng, sửa chữa Hệ thống đánh lửa và hệ thống khởi động Bài 7. Bảo dưỡng, sửa chữa Hệ thống chiếu sáng Giáo trình được biên soạn cho đối tượng là học sinh Trung cấp và Cao đẳng nghề công nghệ ô tô đã có kiến thức cơ bản về chuyên môn và các môn cơ sở. Mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi khiếm khuyết, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của hội đồng thấm định để cho giáo trình được hoàn thiện hơn. 2 Bài 1: Tổng quan về xe máy xe máy và nguyên tác bảo dưỡng, sửa chữa *. Mục tiêu: - Cấu tạo và nguyên lý làm việc động cơ 4 kỳ, động cơ 2 kỳ - Cấu tạo và nguyên lý làm việc các hệ thống và bộ phận của xe mô tô - Sử dụng các dụng cụ tháo, lắp, kiểm tra các hệ thống và bộ phận của xe mô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. * Nội dung 1. Cấu tạo chung về xe máy 1.1. Phân loại Từ khi xe máy ra đời, đã có rất nhiều biến thể để phù hợp với những mục đích vận hành khác nhau. Giữa các dòng xe đôi khi chỉ khác nhau đôi chút, mọi cách phân loại đều là quy ước dần dần được chấp nhận rộng rãi. 1. Underbone Đây là dòng xe phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các mẫu xe số trên thị trường là underbone như Wave, Future, Sirius, Exciter... Đặc điểm chính của loại xe này là động cơ đặt bên dưới khung xe, bình xăng ở dưới yên. Với thiết kế này, trọng tâm xe lùi về sau hoặc ở giữa, phần đầu xe nhẹ nhàng. Dòng xe này còn có biến thể khác được gọi là hyper-underbone như các mẫu xe Suzuki Raider 150, Honda Nova... 2. Scooter 4 Scooter là loại xe mà ngưới lái có thể nhẹ nhàng bước qua khung (step-through frame) và có không gian rộng để chân phía trước. Loại thiết kế này xuất hiện vào những ngày đầu tiên của buổi bình minh nền công nghiệp xe máy. Từ scooter thường dùng để chỉ xe có dung tích động cơ từ 50 đến 250 phân khối. Nếu lớn hơn được gọi là maxi-scooter. Scooter không chỉ sử dụng hộp số vô cấp CVT (xe ga) như đa số xe ngày nay, dòng xe này còn sử dụng hộp số tay với số và côn được tích hợp ở tay lái bên trái. Một số thiết kế còn lại của xe tương đối giống với dòng underbone như động cơ lùi về phía sau, bình xăng dưới yên. Scooter cũng là loại xe máy có đường kính vành xe nhỏ hơn so với hầu hết các dòng xe khác. 3. Sportbike 5 Sportbike là loại môtô được thiết kế để tối ưu hóa tốc độ, khả năng tăng tốc, phanh và vào cua trên đường rải nhựa, không tối ưu hóa về cảm giác thoải mái khi lái xe hay mức nhiên liệu tiêu thụ. Để phân chia sportbike theo dung tích động cơ, hiện nay có ba phân khúc chính là cỡ nhỏ (đến 500 phân khối), cỡ trung (600-750 phân khối) và superbike (1000 phân khối trở lên). 4. Sport touring 6 Sport touring là dòng xe cùng chia sẻ nhiều đặc điểm với sportbike, nhưng có một số thay đổi để phù hợp với mục đích. Sport touring sinh ra để di chuyển những cung đường dài nhưng vẫn đảm bảo tốc độ xe ở mức cao. Do đó, nếu từ phiên bản sportbike, xe được nâng cao và mở rộng tay lái, gác chân tiến hơn về phía trước, góc nghiêng của càng trước lớn hơn, tạo tư thế lái thẳng người, thoải mái khi đi đường dài. 5. Nakedbike Cụm từ nakedbike được sử dụng lần đầu vào năm 1993, khi Ducati ra đời dòng xe Monster và gọi tên là nakedbike. Thực tế, đúng như cái tên naked (trần truồng), dòng xe này được coi là phiên bản lược bỏ bộ quây của sportbike, cùng với một số thay đổi trong thiết kế và động cơ. 1.2. Các bộ phận chính a. Động cơ: Là bộ máy gồm nhiều chi tiết và hệ thống lắp ghép liên hệ mật thiết với nhau, là nơi đốt cháy nhiên liệu tỏa nhiệt biến thành cơ năng rồi sinh ra động lực truyền sang hệ thống truyền chuyển động làm cho xe di chuyển. Muốn vậy trong động cơ phải có các chi tiết và hệ thống sau: + Các chi tiết cố định và di động. + Các chi tiết của hệ thống phân phối khí. + Hệ thống làm trơn, làm mát. + Hệ thống nhiên liệu. + Hệ thống đánh lửa. b. Hệ thống truyền chuyển động: 7 Có nhiệm vụ truyền chuyển động từ động cơ đến bánh xe phát động, thay đổi tốc độ, momen ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: