Danh mục

Giáo trình bệnh cây

Số trang: 20      Loại file: docx      Dung lượng: 53.78 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (20 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình bệnh cây gồm 6 chương: Phân loại và chẩn đoán bệnh cây, Sinh thái bệnh cây, Bệnh không truyền nhiễm, Tính miễn dịch và tính chống chịu bệnh của cây trồng, Phương pháp điều tra phát hiện bệnh hại cây trồng. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình bệnh cây Giáo trình bệnh cây CHƯƠNG I ­  PHÂN LOẠI VÀ CHẨN ĐOÁN  BỆNH CÂY I Nguyên tắc phân loại bệnh cây 1 Phân loại theo biểu hiện bên ngoài ­ Là phân loại dựa vào triệu chứng bệnh được biểu hiện ra bên ngoài mà mắt  thường ta có thể nhìn thấy được. VD: Cây bị héo,  đốm lá, xoăn lá, chảy mủ,.. ­  Ưu điểm: Rất đơn giản, không cần dụng cụ  hỗ  trợ, dễ  phân biệt, dễ  tiến   hành và không tốn thời gian, chỉ cần quan sát là phân loại được bệnh. ­ Nhược điểm: Khó nhận biết những bệnh không biểu hiện triệu chứng ra  bên ngoài.  . 2 Phân loại theo vị trí vết bệnh ­ Là phân loại dựa vào vị trí vết bệnh biểu hiện trên các bộ phận của cây như  lá, thân, quả, cành,... VD: Bệnh đốm lá, bệnh thối quả, bệnh đen thân,… ­ Phân loại theo vị trí vết bệnh sẽ khó khăn và không chính xác nếu ranh giới  vết bệnh phân chia không rõ ràng.  VD: Bệnh nấm hồng trên cây cao su xuất hiện ở cả vị trí thân cây và cành 3 Phân loại theo thời gian diễn biến bệnh ­ Là phân loại dựa vào thời gian gây bệnh dài hay ngắn để ta phân biệt thành   bệnh cấp tính hay mãn tính. ­ Bệnh cấp tính: Thời gian diễn biến bệnh ngắn thường trong một chu kỳ  sinh trưởng của cây. ­ Bệnh mãn tính: Sau khi xâm nhập tác nhân gây bệnh phải trải qua thời gian  dài phát triển mới gây được bệnh.  ­ Dựa vào đặc điểm trên ta có phải có biện pháp phòng trừ ngay đối với bệnh  cấp tính còn bệnh mãn tính nên có biện pháp phòng để chống lây lan. 4 Phân loại theo tuổi cây bị bệnh ­ Là phân loại dựa trên sự  mẫn cảm với một loại bệnh nhất định trong mỗi  giai đoạn sinh trưởng của cây . VD: + Bệnh ở giai đoạn hạt: mốc vàng, mốc xanh, mốc đen trên các loại đậu.          + Giai đoạn cây con: Chết rạp, chết ẻo,…          + Giai đoạn trưởng thành: Héo rũ, thối thân,…  ­  Ưu điểm: Dựa vào phân loại này rất có lợi trong quá trình tiến hành các   biện pháp phòng trị. ­ Nhược điểm: Gặp khó khăn khi một loại  bệnh có khả năng gây bệnh ở bất  kỳ giai đoạn nào của cây nên rất khó phân loại. Bệnh cây đại cương Trang 1 Giáo trình bệnh cây VD: Bệnh phấn trắng hại lá cao su có thể  xuất hiện  ở  bất lứa tuổi nào của  cây như: ở giai đoạn cây con trong vườn ương hoặc ở vườn KTCB hay cả  ở  vườn cây khai thác, vườn già sắp thanh lý. 5  Phân loại theo ký chủ bị bệnh Phân loại này là dựa vào ký chủ hoặc phân nhóm ký chủ bị bệnh. VD: Bệnh hại trên cây bắp, bệnh hại cây lúa, bệnh tên nhóm cây lương thực,  bệnh trên nhóm cây công nghiệp, cây ăn quả. ­ Ưu điểm: Đây là phương pháp phân loại phổ biến được áp dụng rộng rãi và  có ý nghĩa thực tế. ­ Nhược điểm: có khi một cây có nhiều loại bệnh khác nhau, nhiều nguyên   nhân và biểu hiện cũng khác nhau thì phân loại này không nói lên sự khác biệt   đó. 6  Phân loại theo nguyên nhân bị bệnh ­ Dựa vào nguyên nhân gây bệnh để phân loại thành bệnh truyền nhiễm hay  bệnh không truyền nhiễm. ­   Bệnh   truyền   nhiễm:   do   các   yếu   tố   sinh   vật   gây   ra   như   nấm,   virus,   vi   khuẩn… ­ Bệnh không truyền nhiễm: do các yếu tố  phi sinh vật gây ra (To, Ao, AS,  d2…vv..)  ­ Ưu điểm: Theo phân loại này cho ta thấy ngay được nguyên nhân gây bệnh. ­ Nhược điểm: Đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn và thời gian theo dõi.  II Những thay đổi trong cây khi bị bệnh 1 Thay đổi về cường độ quang hợp Khi cây bị bệnh cường độ quang hợp giảm do nhiều nguyên nhân gây ra: ­ Do diện tích lá cây giảm sút. ­ Hàm lượng diệp lục tố trong cây giảm 2 Thay đổi về hô hấp ­ Thời kì mới bắt đầu nhiễm bệnh cường độ hô hấp tăng sau đó giảm xuống   rõ rệt tùy theo các đặc điểm kháng hay nhiễm bệnh của cây ký chủ . ­ Sự tăng cao cường độ hô hấp ở giai đoạn đầu là do sự tăng cường hoạt tính   của các men oxy hoá như: men Peroxydase, catalase. 3 Phá hủy quá trình trao đổi chất ­ Khi bị bệnh quá trình trao đổi chất có những thay đổi khác nhau. Tuy nhiên,   quy luật chung là đạm tổng số  và glucid tổng số  giảm đi do quá trình phân  hủy   mạnh   hơn.   Tỷ   số   đạm   Protein/đạm   phi   Protein   giảm   thấp   do   men   proteaza của ký sinh vật phân hủy ­ Hàm lượng đường đa giảm Bệnh cây đại cương Trang 2 Giáo trình bệnh cây ­ Ngoài ra, sự  hình thành và tích lũy các chất điều hòa sinh trưởng sẽ  bị  rối   loạn, quá trình trao đổi khoáng cũng bị phá vỡ. 4 Thay đổi về chế độ nước  Khi cây bị luôn luôn xảy ra tình trạng mất nước do:  ­ Cường độ  thoát hơi nước tăng mạnh làm cây mất nước. Do ký sinh đã phá   hủy hệ rễ và mạch dẫn nước ở cây. ­ Ký sinh có thể tác động tới độ thẩm thấu của màng tế bào, phá vỡ mô bảo  vệ  bề  mặt lá, cành… làm tê liệt khả  năng đóng mở  của khí khổng và thủy   khổng. ­ Cường độ thoát hơi nước bị biến đổi mạnh mẽ. 5 Thay đổi về cấu tạo tế bào và mô thực vật ­ Độ  thẩm thấu của màng nguyên sinh chất thay đổi, phá vỡ  tính bán thẩm   thấu của màng tế  bào,  làm phá hủy áp lực thẩm thấu và tính trương của tế  bào thực vật. ­ Độ keo nhớt của chất nguyên sinh cũng bị thay đổi, thường giảm.  ­ Số  lượng và kích thước của các lạp thể, ty thể, nhân tế  bào cũng bị  thay  đổi.  ­ Những thay đổi trên dẫn đến sự thay đổi hình thái tế bào và mô thực vật. III Các triệu chứng cơ bản của bệnh cây 1 Triệu chứng héo ­ Là hiện tượng cây chế ...

Tài liệu được xem nhiều: