Giáo trình Bệnh truyền lây giữa động vật và người: Phần 2
Số trang: 147
Loại file: pdf
Dung lượng: 5.37 MB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phần 2 của giáo trình "Bệnh truyền lây giữa động vật và người" tiếp tục cung cấp cho học viên những nội dung về: bệnh truyền lây giữa động vật và người do vi khuẩn và Rickettsia; bệnh truyền lây giữa động vật và người do kí sinh trùng; ứng dụng “Một sức khỏe” trong phòng chống bệnh truyền lây giữa động vật và người;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Bệnh truyền lây giữa động vật và người: Phần 2 Chương 4 BỆNH TRUYỀN LÂY GIỮA ĐỘNG VẬT VÀ NGƯỜI DO VI KHUẨN VÀ RICKETTSIA Chương 4 trình bày lý luận khoa học về những bệnh do vi khuẩn và Rickettsia truyền lây giữa động và người, tập trung vào các vấn đề chính: lịch sử bệnh, tác nhân và cơ chế gây bệnh, đặc điểm dịch tễ, triệu chứng, bệnh tích, các phương pháp chẩn đoán và phòng trị bệnh. BỆNH NHIỆT THÁN (Anthrax) 1. LỊCH SỬ Bệnh nhiệt thán được ghi nhận là một trong những tai họa của con người và động vật. Bệnh nhiệt thán còn được gọi là bệnh than (theo tiếng Pháp Charborn) vì ở giữa vùng viêm có màu đen giống như màu than. Bệnh đã thành đại dịch tại Ai Cập trong thời gian ngự trị của nhà tiên tri Do Thái Moses (1250 - TCN) và ở vùng bán đảo Tiểu Á dưới thời của Siege và Troy (1200 - TCN). Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh đã được mô tả lại bởi nhiều tác giả khác nhau: Homer (1000 - TCN), Hippocrates (400 - TCN), Varro (116 - 27 - TCN),Virgil (70 - 19 - TCN). Bệnh cũng đã được mô tả trong các tài liệu Hindu vào khoảng 500 năm trước công nguyên (Palmer et al., 1998). Ở châu Âu, bệnh đã được báo cáo tại Pháp vào những năm 996 và 1090, Ý (năm 1552, 1898, 1613). Trong khoảng thời gian 1709 - 1712 bệnh đã được ghi nhận tại Đức, Hungary và Ba Lan. Những năm đầu của thế kỷ XIX (1980s) bệnh xảy ra ở Nga, Hà lan, Anh. Bệnh nhiệt thán đã bùng phát tại Nam, Trung Mỹ, châu Phi, vùng Caribbean vào thế kỷ XIX (Palmer et al., 1998). Cho đến nay, bệnh nhiệt thán vẫn bùng phát tại nhiều Quốc gia trên thế giới, ngay cả ở những nước phát triển: Năm 1976, bệnh xảy ra ở Mỹ (bang Califonia) tại nhà máy dệt len dạ do nguyên liệu nhập khẩu từ Pakistan không qua xử lý. Năm 2008 bệnh xảy ra trên đàn bò tại Australia, trung bình mỗi năm tại Quốc gia này có 2 - 4 ca bệnh trên người. Tháng 11/2008 một công nhân sản xuất trống tại Anh đã tử vong vì nhiễm bệnh nhiệt thán từ da bò nhập khẩu không qua xử lý. Ba Quốc gia thuộc bán đảo Đông dương (Việt Nam, Lào, Căm Pu Chia) đều có bệnh nhiệt thán. Những nghiên cứu về bệnh nhiệt thán được tập trung vào những năm của thế kỷ XIX. Lịch sử ghi nhận công lao của nhiều nhà khoa học tiêu biểu. Berthelemy (1823) và Eilert (1836) đã chứng minh tính truyền nhiễm của căn bệnh. Davaine (1863) phát hiện đường truyền lây của căn bệnh. Tiegel và Klebs (1864) phát hiện căn bệnh được loại bỏ qua lọc. Robert Kock (1977) với công trình nghiên cứu chứng minh Bacillus anthracis là căn bệnh gây bệnh nhiệt thán. Pasteur (1881) đã nghiên cứu thành công công trình phòng bệnh nhiệt thán bằng vaccine. Marchoux và Sclavo (1895) nghiên cứu thành công sử dụng huyết thanh điều trị bệnh nhiệt thán, đây là huyết thanh chống vi khuẩn Bacillus anthracis sử dụng điều trị cho người. Ở Việt Nam, bệnh nhiệt thán đã được phát hiện từ thời thuộc Pháp. Bệnh hoành hành dữ dội, nhất là ở các tỉnh Bắc Bộ, gây thiệt hại đáng kể. Bệnh cũng đã xuất hiện ở miền Trung (Huế, Nha Trang) và các tỉnh Nam Bộ nhưng tần suất xuất hiện ít hơn rất nhiều so với các tỉnh miền Bắc. Năm 1900 bệnh nhiệt thán xảy ra tại Thái Nguyên, năm 1933 tại Vĩnh Phú, Sơn La, Hải Phòng, năm 1937 tại Hà Nam Ninh, Hải Hưng, Hà Bắc. Năm 1945 - 1946 dịch nhiệt thán bùng phát tại Hải Hưng giết chết hàng trăm trâu, bò. Năm 1952 - 1953 bệnh xuất hiện tại Hà Bắc, Quảng Ninh. Năm 1954 bệnh bùng phát tại nhiều địa phương thuộc khu tả ngạn sông Hồng và Việt Bắc. Năm 1956 một ổ dịch xảy ra tại tỉnh Hòa Bình giết chết hàng trăm gia súc và 118 người mắc bệnh. Năm 1973 - 1974 bệnh nhiệt thán bùng phát dữ dội tại 84 các tỉnh Tây Bắc giết chết nhiều gia súc và lây lan sang người. Những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, giao thông, buôn bán động vật, sản phẩm động vật với các nước láng giềng, giữa các vùng trong nước phát triển nhanh chóng nên nguy cơ xảy ra dịch bệnh nhiệt thán và các bệnh truyền lây nguy hiểm khác giữa động vật và người rất cao. Năm 1988, ổ dịch nhiệt thán xuất hiện ở tỉnh Bắc Giang tại các huyện Tân Yên, Hiệp Hòa, Lục Ngạn gây chết hàng trăm gia súc và 07 người mắc bệnh mà nguyên nhân chính được xác định là do một thương lái buôn da trâu từ Lào Cai về làm trống. Từ năm 2010 đến nay bệnh nhiệt thán đang có chiều hướng gia tăng tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Hà Giang. Ổ dịch nhiệt thán xảy ra gần đây nhất vào tháng 09 năm 2014 tại Huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang làm 05 con bò và dê tử vong. Người chăn nuôi đã tự ý mổ xác gia súc chết dùng làm thực phẩm và chia cho nhiều người cùng ăn dẫn đến 09 người mắc bệnh (Hội Chăn nuôi - Thú y Bắc Giang, 2014). 2. CĂN BỆNH Bacillus anthracis (B.anthracis) thuộc họ Bacillaceae, giống Bacillus. Giống Bacillus có nhiều loài khác nhau, trong đó B. anthracis gây bệnh cho động vật và người. 2.1 Hình thái B.anthracis là trực khuẩn, hình gậy (que) hai đầu bằng, không có lông, có giáp ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Bệnh truyền lây giữa động vật và người: Phần 2 Chương 4 BỆNH TRUYỀN LÂY GIỮA ĐỘNG VẬT VÀ NGƯỜI DO VI KHUẨN VÀ RICKETTSIA Chương 4 trình bày lý luận khoa học về những bệnh do vi khuẩn và Rickettsia truyền lây giữa động và người, tập trung vào các vấn đề chính: lịch sử bệnh, tác nhân và cơ chế gây bệnh, đặc điểm dịch tễ, triệu chứng, bệnh tích, các phương pháp chẩn đoán và phòng trị bệnh. BỆNH NHIỆT THÁN (Anthrax) 1. LỊCH SỬ Bệnh nhiệt thán được ghi nhận là một trong những tai họa của con người và động vật. Bệnh nhiệt thán còn được gọi là bệnh than (theo tiếng Pháp Charborn) vì ở giữa vùng viêm có màu đen giống như màu than. Bệnh đã thành đại dịch tại Ai Cập trong thời gian ngự trị của nhà tiên tri Do Thái Moses (1250 - TCN) và ở vùng bán đảo Tiểu Á dưới thời của Siege và Troy (1200 - TCN). Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh đã được mô tả lại bởi nhiều tác giả khác nhau: Homer (1000 - TCN), Hippocrates (400 - TCN), Varro (116 - 27 - TCN),Virgil (70 - 19 - TCN). Bệnh cũng đã được mô tả trong các tài liệu Hindu vào khoảng 500 năm trước công nguyên (Palmer et al., 1998). Ở châu Âu, bệnh đã được báo cáo tại Pháp vào những năm 996 và 1090, Ý (năm 1552, 1898, 1613). Trong khoảng thời gian 1709 - 1712 bệnh đã được ghi nhận tại Đức, Hungary và Ba Lan. Những năm đầu của thế kỷ XIX (1980s) bệnh xảy ra ở Nga, Hà lan, Anh. Bệnh nhiệt thán đã bùng phát tại Nam, Trung Mỹ, châu Phi, vùng Caribbean vào thế kỷ XIX (Palmer et al., 1998). Cho đến nay, bệnh nhiệt thán vẫn bùng phát tại nhiều Quốc gia trên thế giới, ngay cả ở những nước phát triển: Năm 1976, bệnh xảy ra ở Mỹ (bang Califonia) tại nhà máy dệt len dạ do nguyên liệu nhập khẩu từ Pakistan không qua xử lý. Năm 2008 bệnh xảy ra trên đàn bò tại Australia, trung bình mỗi năm tại Quốc gia này có 2 - 4 ca bệnh trên người. Tháng 11/2008 một công nhân sản xuất trống tại Anh đã tử vong vì nhiễm bệnh nhiệt thán từ da bò nhập khẩu không qua xử lý. Ba Quốc gia thuộc bán đảo Đông dương (Việt Nam, Lào, Căm Pu Chia) đều có bệnh nhiệt thán. Những nghiên cứu về bệnh nhiệt thán được tập trung vào những năm của thế kỷ XIX. Lịch sử ghi nhận công lao của nhiều nhà khoa học tiêu biểu. Berthelemy (1823) và Eilert (1836) đã chứng minh tính truyền nhiễm của căn bệnh. Davaine (1863) phát hiện đường truyền lây của căn bệnh. Tiegel và Klebs (1864) phát hiện căn bệnh được loại bỏ qua lọc. Robert Kock (1977) với công trình nghiên cứu chứng minh Bacillus anthracis là căn bệnh gây bệnh nhiệt thán. Pasteur (1881) đã nghiên cứu thành công công trình phòng bệnh nhiệt thán bằng vaccine. Marchoux và Sclavo (1895) nghiên cứu thành công sử dụng huyết thanh điều trị bệnh nhiệt thán, đây là huyết thanh chống vi khuẩn Bacillus anthracis sử dụng điều trị cho người. Ở Việt Nam, bệnh nhiệt thán đã được phát hiện từ thời thuộc Pháp. Bệnh hoành hành dữ dội, nhất là ở các tỉnh Bắc Bộ, gây thiệt hại đáng kể. Bệnh cũng đã xuất hiện ở miền Trung (Huế, Nha Trang) và các tỉnh Nam Bộ nhưng tần suất xuất hiện ít hơn rất nhiều so với các tỉnh miền Bắc. Năm 1900 bệnh nhiệt thán xảy ra tại Thái Nguyên, năm 1933 tại Vĩnh Phú, Sơn La, Hải Phòng, năm 1937 tại Hà Nam Ninh, Hải Hưng, Hà Bắc. Năm 1945 - 1946 dịch nhiệt thán bùng phát tại Hải Hưng giết chết hàng trăm trâu, bò. Năm 1952 - 1953 bệnh xuất hiện tại Hà Bắc, Quảng Ninh. Năm 1954 bệnh bùng phát tại nhiều địa phương thuộc khu tả ngạn sông Hồng và Việt Bắc. Năm 1956 một ổ dịch xảy ra tại tỉnh Hòa Bình giết chết hàng trăm gia súc và 118 người mắc bệnh. Năm 1973 - 1974 bệnh nhiệt thán bùng phát dữ dội tại 84 các tỉnh Tây Bắc giết chết nhiều gia súc và lây lan sang người. Những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, giao thông, buôn bán động vật, sản phẩm động vật với các nước láng giềng, giữa các vùng trong nước phát triển nhanh chóng nên nguy cơ xảy ra dịch bệnh nhiệt thán và các bệnh truyền lây nguy hiểm khác giữa động vật và người rất cao. Năm 1988, ổ dịch nhiệt thán xuất hiện ở tỉnh Bắc Giang tại các huyện Tân Yên, Hiệp Hòa, Lục Ngạn gây chết hàng trăm gia súc và 07 người mắc bệnh mà nguyên nhân chính được xác định là do một thương lái buôn da trâu từ Lào Cai về làm trống. Từ năm 2010 đến nay bệnh nhiệt thán đang có chiều hướng gia tăng tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Hà Giang. Ổ dịch nhiệt thán xảy ra gần đây nhất vào tháng 09 năm 2014 tại Huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang làm 05 con bò và dê tử vong. Người chăn nuôi đã tự ý mổ xác gia súc chết dùng làm thực phẩm và chia cho nhiều người cùng ăn dẫn đến 09 người mắc bệnh (Hội Chăn nuôi - Thú y Bắc Giang, 2014). 2. CĂN BỆNH Bacillus anthracis (B.anthracis) thuộc họ Bacillaceae, giống Bacillus. Giống Bacillus có nhiều loài khác nhau, trong đó B. anthracis gây bệnh cho động vật và người. 2.1 Hình thái B.anthracis là trực khuẩn, hình gậy (que) hai đầu bằng, không có lông, có giáp ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo trình Bệnh truyền lây giữa động vật và người Bệnh truyền lây giữa động vật và người Bệnh xoắn khuẩn (Leptospirosis) Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn Bệnh sán lá gan lớn Bệnh nhiệt thánGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Bệnh truyền lây giữa động vật và người: Phần 1
91 trang 47 0 0 -
7 trang 46 0 0
-
Bài giảng Bệnh truyền nhiễm thý y
107 trang 22 0 0 -
48 trang 20 0 0
-
Đề cương ôn thi hết học phần: Bệnh truyền nhiễm thú y 1
32 trang 15 0 0 -
140 trang 14 0 0
-
Sổ tay khám - chữa bệnh cho dê: Phần 1
74 trang 14 0 0 -
9 trang 13 0 0
-
Sổ tay khám - chữa bệnh cho dê: Phần 1
74 trang 11 0 0 -
Vắc-xin từ cây thuốc lá chuyển gien Ngày 20/12, Giáo sư Henry Daniell - nhà sinh
5 trang 10 0 0