Danh mục

Giáo trình Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm - Giao tiếp sư phạm (Trình độ: CĐ-TC) - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM

Số trang: 53      Loại file: pdf      Dung lượng: 630.21 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm - Giao tiếp sư phạm (Trình độ: CĐ-TC) gồm 03 bài học theo trình tự như sau: Những vấn đề chung về giao tiếp sư phạm; kỹ năng giao tiếp sư phạm; giải quyết tình huống giao tiếp sư phạm. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm - Giao tiếp sư phạm (Trình độ: CĐ-TC) - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM DẠY TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG, TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤPSP GIAO TIẾP SƯ PHẠMKT LƯU HÀNH NỘI BỘ NĂM 2022 GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM DẠY TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG, TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤPSP GIAO TIẾP SƯ PHẠMKT TÁC GIẢ: HOÀNG ANH LƯU HÀNH NỘI BỘ NĂM 2022 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phépdùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọimục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lànhmạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Trong quá trình hình thành và phát triển tâm lý của cá nhân từ bé đến lớn, giaotiếp đóng vai trò một hoạt động nền tảng, giúp cho các hoạt động vui chơi, học tập, laođộng diễn ra. Nếu không có giao tiếp, sẽ không có sự tiếp xúc qua lại giữa con ngườivới nhau, từ đó sẽ không thể hình thành được sự nhận thức, thái độ và những hành vitâm lý tương ứng cho mỗi cá nhân. Giao tiếp còn được xem là phép thử để kiểm tra sựhòa hợp của cá nhân khi gia nhập vào một tập thể. Nếu muốn được tiếp nhận, cá nhânphải học các phương thức ứng xử tương ứng, đồng thời cũng tạo điều kiện cho nhữngngười xung quanh bước vào thế giới của mình. Trong hoạt động sư phạm, giao tiếp đóng vai trò như một thành tố tâm lý, giúpcho quá trình dạy học và giáo dục được tổ chức một cách hiệu quả. Nội dung và tínhchất của giao tiếp sư phạm rất đa dạng, có thể diễn ra trong lớp học, ngoài lớp học,ngoài nhà trường; có thể diễn ra giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh,giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với phụ huynh học sinh và giữa giáo viênvới các thành phần xã hội khác. Để trở thành một giáo viên phù hợp với thời đại, ngoài năng lực chuyên môn vàphẩm chất nghề nghiệp, thì việc học hỏi những nguyên tắc và rèn luyện những kỹ nănggiao tiếp sư phạm luôn là một mục tiêu quan trọng và thường xuyên của mỗi chúng ta,từ khi còn trên ghế giảng đường sư phạm cho đến lúc trở thành một cô giáo, thầy giáogiàu kinh nghiệm. Cuốn sách này được biên soạn để sử dụng làm giáo trình cho môn học “Giao tiếpsư phạm” trong các chương trình đào tạo giáo viên, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, cũngnhư là tài liệu tham khảo cho các môn học khác như “Tâm lý học”, “Nhập môn ngành”,“Kỹ năng mềm” v.v… Trân trọng ! MỤC LỤCSTT NỘI DUNG TRANG 1 BÀI 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIAO TIẾP SƯ PHẠM 1 2 1. Khái niệm giao tiếp sư phạm 1 3 2. Vai trò và nguyên tắc giao tiếp sư phạm 9 4 3. Các giai đoạn của quá trình giao tiếp sư phạm 18 5 4. Thực hành và thảo luận 20 6 BÀI 2. KỸ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM 22 7 1. Nhóm kỹ năng nhận thức trong giao tiếp sư phạm 22 8 2. Nhóm kỹ năng làm chủ bản thân trong giao tiếp sư phạm 24 9 3. Nhóm kỹ năng điều khiển quán trình giao tiếp sư phạm 26 10 4. Thực hành và thảo luận 33 11 BÀI 3. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM 34 12 1. Tình huống giao tiếp sư phạm 34 13 2. Giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp 38 14 3. Thực hành và thảo luận 41 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 BÀI 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIAO TIẾP SƯ PHẠM Thời gian thực hiện: 03 giờA. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: ̵ Kiến thức: Trình bày được vai trò, nguyên tắc và các giai đoạn trong quá trình giaotiếp sư phạm. ̵ Kỹ năng: Vận dụng được các nguyên tắc giao tiếp sư phạm trong xử lý các tìnhhuống giao tiếp sư phạm. ̵ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Chủ động, linh hoạt áp dụng các nguyên tắc giaotiếp sư phạm vào giải quyết các tình huống giao tiếp sư phạm.B. NỘI DUNG Giao tiếp là hiện tượng xuất hiện từ rất sớm cùng với sự xuất hiện của loài người.Trong giai đoạn đầu tiên của con người cổ đại, bắt nguồn từ yêu cầu và đặc điểm của hoạtđộng lao động đòi hỏi những thành viên tham gia phải thiết lập mối quan hệ giao tiếp vớinhau để hợp tác cùng nhau, phân công lao động, phân chia sản phẩm v.v... Ban đầu ngườita giao tiếp với nhau bằng các phương tiện phi ngôn ngữ, tới khi ngôn ngữ ra đời thì chấtlượng giao tiếp của con người được nâng lên một mức hoàn toàn khác. Thông qua giao tiếpbằng ngôn ngữ, họ có thể trao đổi cho nhau tâm tư, tình cảm, tri thức, kinh nghiệm sốngvà lao động v.v… Như thế cho đến nay, trong đời sống tinh thần của mỗi nhóm xã hội,trong quá trình cải tạo tự nhiên, phát triển xã hội, con người luôn phải lấy sự tiếp xúc giữacon người với con người, giữa con người với các quan hệ xã hội làm cơ sở. Chính vì vậy việc nghiên cứu giao tiếp cũng bắt đầu từ rất sớm, từ hàng ngàn nămtrước công nguyên, xuất phát từ nghệ thuật cổ Hy - Lạp đến các quan niệm triết học hiệnđại về giao tiếp. Đặc biệt từ những năm đầu của thế kỷ XX, giao tiếp đã trở thành vấn đềrất được quan tâm của các ngành khoa học như Triết học, Xã hội học, Tâm lý học, Ngônngữ học, Lý thuyết thông tin, v.v…1. Khái niệm giao tiếp sư phạm1.1. Khái niệm giao tiếp Là một hiện tượng xã hội phức tạp, lại được nghiên cứu từ rất sớm bởi nhiều ngànhkhoa học khác nhau vì vậy có nhiều định nghĩa về giao tiếp. Hoàng Phê (2003) trong Từ điển Tiếng Việt đã định nghĩa giao tiế ...

Tài liệu được xem nhiều: