Danh mục

Giáo trình Cây công nghiệp: Phần 2

Số trang: 126      Loại file: pdf      Dung lượng: 12.47 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Cây công nghiệp là sự tổng hợp những kết quả nghiên cứu đạt được trong thời gian qua của nhóm tác giả. Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn giáo trình "Cây công nghiệp" trình bày các nội dung: Cây cà phê, cây cao su, cây mía. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Cây công nghiệp: Phần 2 Chương 4 C Â Y CÀ PHÊ 4.1. Giá trị kinh tế, tình hình sản xuất cây cà phê trên thế giói và Việt Nam 4.1.1. Giả trị kinh tế Cây cà phê chiếm vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp nước ta. Năm 2016, Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,8 triệu tấn cà phê nhân, thu về trên 3,36 triệu USD. Việt Nam ứở thành quốc gia sản xuất, xuất khẩu cà phê đứng hàng thứ 2 thế giới và đứng số 1 thế giới về sản xuất, xuất khẩu cà phê vối. Cà phê từ lâu đã được biết đến với công dụng kích thích sự hung phấn của thần kinh dưới ảnh hường của caffein. Nhưng có những công hiệu cùa cà phê còn ít được biết đến. Chẳng hạn như cà phê có tác dụng an thần. Người ta đã chứng minh được rằng, nếu đi ngủ ứong vòng 15 phút sau khi uống cà phê thì giấc ngủ sẽ sâu hơn, bời máu ứong não được lưu thông tốt hơn. Tuy nhiên nếu kéo dài thời gian thi tác dụng này sẽ mất dần đi, và sau đó thì caffein bắt đầu phát huy hiệu quà, chúng ta sẽ không ngủ được nữa. Phương pháp an thần này đã được sử dụng ở nhiều bệnh viện, đặc biệt đối với các bệnh nhân cao tuổi. Ờ những người này cà phê sê chống lại sự suy giám niụp thớ trong lúc ngú, khién cho giấc ngú của họ được tốt hom. Tuy vậy cà phê có thể có một vài tác dụng xấu đối với sức khỏe. Nó làm tăng đột ngột lượng insulin ừong máu, làm mất thăng bằng cơ thể cũng như ảnh hường không tốt tới tuyến tụy (do tuyến tụy phải làm việc hết công suất đề sản xuất insulin). Đặc biệt đối với những người bị viêm tụy thì việc sử dụng cà phê là điều cấm tuyệt đối. Những bệnh nhân bị bệnh tiểu đuờng cũng không nên dùng cà phê, hoặc nếu có thì chi được dùng rất ít. Cà phê nếu dùng quá nhiều cũng có thể làm sưng màng nhầy ở dạ dày. 175 Trung tâm ung thư quốc gia Nhật Bán ở Tokyo đã thực hiện một thí nghiệm kéo dài 10 năm trên 100.000 người uống cà phê và phát hiện ra ữong số họ chi có 214 người mắc phải chứng ung thu thận. Trong khi đó ờ những người không uống cà phê, tì lệ này là 547/100.000, nghĩa là cao hơn hai lần. Từ đó họ rút ra kết luận rằng các chất chống ôxyhoá (antioxidant) ữong cà phê có khả năng bảo vệ các tế bào thận khỏi bị ăn mòn. Thí nghiệm so sánh cũng chỉ ra rằng trà xanh không có tác dụng bảo vệ trên giống như của cà phê. Trước đây cà phê từng bị coi là chất gây nghiện và tạo ra chứng bất lực. Tuy nhiên vào năm 1923, qua một thí nghiệm ở người, nhà nghiên cứu Amantea đã phát hiện ra rằng, caffein không chi tăng hưng phấn trong việc quan hệ tinh dục khác giới mà còn tăng khả nàng đạt cực khoái cũng như tăng số lượng tinh trùng ờ đàn ông. 4.1.2. Tinh hình sản xuất cà p h ê trên th ế giới Trên thế giới hiện nay có 75 nước trồng cà phê với diện tích trên 10 triệu hecta và sản luợng hàng năm biến động ừên dưới 6 triệu tấn. Nâng suất bình quân chưa vượt quá 6 tạ nhân/ha. Trong đó ở châu Phi có 28 nước năng suất binh quân không vượt quá 4 tạ nhân/ha. Nam Mỹ đạt dưới 6 tạ nhân/ha. Bốn nước có diện tích cà phê lớn nhất đó là: Brazil ữên 3 triệu hecta chiếm 25% sản lượng cà phê thế giói, Bờ Biển Ngà (Châu Phi), Indonesia (Châu Á) mỗi nước khoảng 1 triệu hecta và Côlômbia có gần 1 triệu hecta với sản lượng hàng năm đạt trên dưới 700 ngàn tấn. Do áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật mói như giống mói và mật độ ữồng dày nên đã có hàng chục nước đưa nàng suất binh quân đạt ữên 1 tấn/ha. Điển hình có Costa Rica ở Trung Mỹ với diện tích cà phê chè là 85.000 ha nhưng đã đạt năng suất bình quân ữên 1.400 kg/ha. Hiện nay cà phê chè chiếm khoảng 70% sản lượng của thế giới. Cà phê chè được ừồng tập trung chủ yếu ờ Trung và Nam Mỹ, một số nuớc ở Đông Phi như: Kenya, Cameroon, Ethiopie, Tanzania và một phần ở châu Á như: Indonesia, Ấn Độ, Philippines. 176 Bảng 4.1. Sản lượng 10 nước xuất khẩu cà phê nhiều nhất trên thể giới từ năm 2011 đến 2015 Đơn vị tính: nghìn bao (60kg) STT Quốc gia 2011 2012 2013 2014 1 Brazil 32.810 26.556 27.143 30.593 2 Việt Nam 18.215 23.950 23.783 25.768 3 Colombia 7.400 6.675 8.100 10.300 4 Indonesia 7.415 4.950 6.900 6.000 5 Honduras 3.900 5.290 4.480 3.940 6 Uganda 3.150 3.000 3.575 3.600 7 Ấn Độ 4.160 3.735 3.420 3.250 8 Ethiopia 3.235 3.140 3.280 3.285 9 Guatemala 3.650 3.800 3.750 3.150 10 Peru 3.880 5.140 4.100 4.300 Tổng sản lượng 99.901 100.642 102.123 104.978 Nguồn: FAOSTAT, 2016 Thị trường cà phê trên thế giới ừong những năm vừa qua thường chao đảo, không ổn định, nhất là về giá cả. Xuất khẩu cà phê của 10 thị trường đúng đầu chiếm 91% luợng cà phê xuất khẩu thế giới, ữong đó ba thị trường Brazil, Việt Nam và Colombia đã chiếm 66 %. 177 Tổ chức cà phê thế giới (ICO) do không còn giữ được hạn ngạch xuất nhập khẩu, giá cả ữôi nổi trên thị trường tự do cho nên có những giai đoạn giá cà phê xuống thấp chưa từng có so với vài chục năm trớ lại đây. Tinh trạng này đã dẫn đến hậu quả là nhiều nước phải hủy bỏ bớt diện tích cà phê, hoặc không tiếp tục chăm sóc vỉ kinh doanh không còn thấy có hiệu quả. 4.1.3. Tinh hình sản xuất cà phê ở Việt Nam Cây cà phê bắt đầu được đưa vào Việt Nam năm 1857 và đuợc trồng ở Việt Nam từ năm 1888. Người Pháp đã mang cây cà phê Arabica từ đào Bourbon sang trồng ờ phía Bắc Việt Nam sau đó mở rộng sang các vùng khác. Khi đó, ...

Tài liệu được xem nhiều: