Danh mục

Giáo trình Cây dược liệu: Phần 2

Số trang: 95      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.86 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 36,000 VND Tải xuống file đầy đủ (95 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình được cấu trúc thành hai phần: Đại cương và Chuyên khoa; Phần Đại cương trình bày khái quát về vai trò, vị trí của cây dược liệu trong sản xuất, trong y học và các ngành kinh tế khác, cùng quá trình phát triển của ngành dược liệu Việt Nam; Phần Chuyên khoa trình bày kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và chế biến 12 cây dược liệu thông dụng và có giá trị ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Cây dược liệu: Phần 2 PHẦN CHUYÊN KHOA Chương 5 KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT MỘT SỐ CÂY DƯỢC LIỆU5.1. Cây Actiso Actiso: Cynara scolymus L. Thuộc họ Cúc: Asteraceae.5.1.1. Nguồn gốc và phân bố Actiso là loại cây lá gai sống lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu (quanhĐịa Trung Hải), được người Hy Lạp và La Mã cổ đại trồng để lấy hoa làm rau ăn. Ở nướcta, Actiso được trồng nhiều ở Đà Lạt (Lâm Đồng), Sa Pa (Lào Cai). Hiện nay, trên thế giới có ba dạng giống chính: – Dạng chuyên lấy hoa: Cây thấp, tán nhỏ, mật độ trồng dày, thời gian sinh trưởngngắn. Mục đích chính là thu hoa nên có năng suất hoa cao. – Dạng chuyên lấy lá: Cây cao, tán rộng, lá lớn và thường chứa hoạt chất cynarincao, mật độ trồng thưa, thời gian sinh trưởng dài. Mục đích chính là thu hoạch lá để chếbiến dược liệu. – Dạng trung gian lấy hoa và lá: Chiều cao và tán cây ở mức độ trung bình, có thểtrồng để thu cả hoa và lá.5.1.2. Giá trị kinh tế Actiso ngoài giá trị làm dược liệu còn có thể sử dụng để chế biến thực phẩm: các bộphận của hoa và búp non được sử dụng khá rộng rãi làm rau tươi cao cấp, có giá trị dinhdưỡng và dược tính cao. Đà Lạt – Lâm Đồng và Sa Pa – Lào Cai là hai địa phương sản xuất Actiso với sảnlượng hằng năm rất lớn. Actiso là loại cây trồng cho thu nhập kinh tế cao so với nhiều loạicây nông nghiệp khác.98 1 ha cây Actiso cho thu hoạch khoảng 30 tấn lá tươi, 700 kg rễ khô và khoảng 200 kghoa khô với giá bán bình quân 1.800 đồng/kg lá tươi, 30.000 đồng/kg rễ khô và 200.000đồng/kg hoa khô, cho doanh thu khoảng 115 triệu đồng/vụ/năm. Chi phí đầu tư trồng cây Actiso từ khi trồng đến khi thu hoạch củ bao gồm: giống,phân bón, công lao động khoảng 30 – 40 triệu đồng/ha/vụ, lãi thu được 75 – 85 triệuđồng/vụ/năm.5.1.3. Thành phần hóa học và công dụng 5.1.3.1. Thành phần hóa học Bộ phận chính của cây Actiso dùng để làm dược liệu là lá cây. Thành phần hóa họcchính có hoạt tính sinh học trong lá Actiso là cynarin (Erikel, E. và cộng sự, 2019) và cácchất phân hủy của cynarin như axit caffeic, axit chlorogenic, scolymosid. Ngoài ra, trongActiso còn có pectin, axit malic, alcol triterpen, sapogenin; các enzym và nhiều chất vôcơ khác. Cynarin 5.1.3.2. Công dụng Actiso có vị đắng, có tác dụng lợi tiểu, thông mật, giúp tăng chức năng chống độccủa gan, phục hồi tế bào gan, phòng ngừa xơ vữa động mạch v.v.. Actiso được dùng trongchữa các bệnh phù, thận, viêm thận cấp và mãn, suy gan, thấp khớp, sưng khớp xương.Thuốc còn có tác dụng nhuận tràng và lọc máu nhẹ với trẻ em. Có thể dùng lá tươi hoặckhô, đem sắc 5 – 10 g lá khô/ngày. Trên thị trường có các dạng dùng khác nhau: viên baophim, trà túi lọc v.v.. Về tác dụng dược lý: Dung dịch Actiso tiêm tĩnh mạch gây tăng mạnh lượng mật bàitiết; Actiso cho uống và tiêm đều có tác dụng tăng lượng nước tiểu và urê trong nước tiểu,làm tăng hằng số ambard, giúp hạ cholesterol trong máu. Tuy nhiên, khi mới uống có khilàm tăng lượng urê trong máu do Actiso làm tăng sự tạo urê trong máu. 99 Hoa được coi là bộ phận có giá trị nhất và cũng được dùng phơi sấy khô, thân và rễđược dùng làm thuốc và trà. Trà Actiso hiện được sử dụng rộng rãi làm nước uống. LáActiso có vị đắng và được dùng chủ yếu để nấu cao hoặc sản xuất thuốc cynaphytol. Trênthị trường có các sản phẩm Actiso dưới dạng trà túi lọc, cao mềm, cao nước. Actiso làthành phần trong các sản phẩm thực phẩm chức năng bổ gan, hỗ trợ các bệnh về gan.5.1.4. Đặc điểm thực vật học – Thân: Actiso là cây thảo, thân ngắn, thẳng và cứng. Cây cao khoảng 0,8 – 1,2 m(khi ra hoa). Trên thân có khía dọc, phủ một lớp lông trắng như bông. – Lá đơn, mọc so le, phiến lá xẻ thùy sâu hình lông chim 2 – 3 lần, mép thùy khíarăng cưa to, đinh răng cưa thường có gai rất nhỏ, mềm; mặt trên lá có màu xanh lục, mặtdưới có nhiều lông trắng mịn. Năm thứ nhất, cây có một vòng lá, lá to và dài, mép lá cógai, gân chính to, nổi rõ. Năm thứ hai, từ giữa vòng lá có thân mọc lên cao, phía trên cóphân cành, thân mang lá nhỏ không cuống, hơi phân thùy. – Cụm hoa hình rổ được hình thành trên ngọn các cành. Hoa tự dày và nhọn, cónhiều lá bắc tạo thành bao hoa đỉnh nhọn, hoa hình ống, màu lam tím đính trên đế hoa nạc.Quả bế nhẵn, khi chín có màu nâu thẫm, bên trên có mào lông trắng dính với nhau ở gốctạo thành vòng, dễ tách ra. Hạt không có nội nhũ. Mùa hoa vào tháng 12 – tháng 2, quảchín vào tháng 3 – tháng 6. Hình 5.1. Actiso – Cynara scolymus L. Nguồn: https://www.pinterest.com/pin/488288784572893906/1005.1.5. Điều kiện sinh thái Actiso là cây ưa khí hậu mát mẻ, ôn hòa quanh năm, sinh trưởng tốt ở độ cao từ300 – 1.000 m có l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: