Thông tin tài liệu:
Nối tiếp phần 1 cuốn "Giáo trình Cây khoai lang" mời các bạn cùng tìm hiểu phần 2 với các nội dung chính như: Đặc tính sinh lý và yêu cầu sinh thái; kỹ thuật trồng; thu hoạch - bảo quản - chế biến khoai lang;... Hy vọng tài liệu là nguồn thông tin hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của các bạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Cây khoai lang: Phần 2 Chương 4 ĐẶC TÍNH SINH LÝ VÀ YÊU CẦU SINH THÁI4.1. ĐẶC TÍNH SINH LÝ4.1.1. Những đặc điểm cần lưu ý Khoai lang là loài thực vật hai lá mầm; ngoài những đặc tính sinh lý chung của thựcvật, đối với khoai lang cần lưu ý một vài đặc điểm sau: 4.1.1.1. Quang hợp - Khoai lang quang hợp theo chu trình C3 (chu trình Calvin). Sản phẩm đầu tiênđược tạo nên trong chu trình này là một hợp chất có 3C: axit phosphoglyxeric (APG).Chu trình C3 là chu trình quang hợp cơ bản nhất của thế giới thực vật và nó xảy ra trongtất cả thực vật thượng đẳng hay hạ đẳng, thực vật C3, C4 hay thực vật CAM. Trong chutrình nhiều sản phẩm sơ cấp của quang hợp được tạo ra. Đó là các hợp chất C3, C5,C6... Đây là các nguyên liệu quan trọng để tổng hợp nên các sản phẩm quang hợp thứcấp như đường, tinh bột, axit amin, protein, lipib... - Đặc điểm cây khoai lang có thân bò, số lượng lá một cây lớn (300 - 400 lá/cây)nên kết cấu tầng lá không hợp lý, lá bị che khuất nhau làm giảm hiệu suất quang hợpthuần và hệ số sử dụng ánh sáng của khoai lang, ảnh hưởng đến khối lượng vật chấtđồng hoá (vật chất khô) được tạo ra cung cấp cho cây. 4.1.1.2. Sự biến đổi tính chất hoá - lý sinh trong củ khoai lang sau thu hoạch Sau khi thu hoạch, củ khoai lang vẫn là cơ thể sống cho nên vẫn tiếp diễn một loạtcác quá trình hoá - lý sinh phức tạp mà điển hình là quá trình hô hấp, sự hình thành chubì vết thương, nảy mầm, thối v.v... Theo Nguyễn Đình Huyên thì cường độ hô hấp giảmdần và hệ số hô hấp tăng dần theo thời gian bảo quản. Đây là dấu hiệu chuyển dần từ hôhấp hiếu khí sang hô hấp yếm khí. Nếu độ ẩm của không khí thấp mà thông gió thì củkhoai chóng mất nước, sức đề kháng của củ sẽ giảm. - Mọc mầm: Là quá trình sinh lý thông thường của củ. Khi mọc mầm hoạt động sinhlý của củ rất mạnh, cường độ hô hấp tăng đến cực đại, quá trình chuyển hoá tinh bột thànhđường để nuôi mầm diễn ra khá mạnh làm cho hàm lượng chất khô trong củ giảm. - Tổn hao chất khô trong củ chính là tổn hao tinh bột. Thường sau bảo quản 50 ngàytinh bột giảm xuống gần 1/2 so với ban đầu. - Thường bị bọ hà phá hoại củ nhất là trong điều kiện thích hợp: Nhiệt độ 26 - 300Cvà độ ẩm không khí khoảng 80%. 454.1.2. Cơ cấu sinh lý quá trình hình thành củ khoai lang Theo Wilson (1970) xét về mặt hình thái thì rễ củ khoai lang là một trong 10 dạngrễ của cây khoai lang. Trong 10 dạng rễ đó có 1 dạng nằm trong loại rễ hướng địa cónhiều khả năng phân hoá hình thành củ hơn cả (xem mục 3.2; chương 3 tr 29). Cũng theo Wilson (1970) và Lowe (1973): Củ khoai lang là kết quả của sự phình tocủa một số rễ trong bộ rễ khoai lang. Những rễ này về mặt sinh lý có khả năng hìnhthành củ cũng giống như trường hợp thân ngầm của cây khoai tây; nó có những dấuhiệu cho biết rễ này có khả năng phân hoá và bắt đầu quá trình phân hoá hình thành củ. Để nhận biết xu hướng phát triển thành rễ củ để cho củ khoai lang, theo Wilson(1970) có thể dựa vào các biểu hiện sau: - Mô phân sinh phát triển nhanh (những rễ này thường mọc ở các mắt gần sát mặtđất (gọi là mỏ ác) (Togari, 1950). - Có khả năng phân hoá hình thành củ (có hoạt động của tượng tầng sơ cấp và thứcấp). - Không làm chức năng hút nước và dinh dưỡng. Những điều kiện sau đây ức chế khả năng hình thành rễ củ: + Rễ phơi ra ánh sáng (nghĩa là rễ phải ở trong điều kiện bóng tối - rễ hướng địa). + Rễ nằm trong đất úng nước, thiếu không khí hoặc đất khô, dí chặt. + Rễ nằm trong môi trường có hàm lượng đạm ở dạng NO3 cao. Như vậy sự hình thành củ khoai lang được quyết định bởi hai yếu tố chủ yếu là sựphân hoá bên trong (tượng tầng sơ cấp và tượng tầng thứ cấp) và ảnh hưởng của cácđiều kiện bên ngoài. 4.1.2.1. Yếu tố bên trong Artsch Wager (1924) đã phát hiện thấy trong rễ phân hoá thành củ có xuất hiệntượng tầng thứ cấp. Wilson (1970) và Lowe (1973) đã nhấn mạnh: Sự phát triển mạnh của việc hìnhthành mô dậu sẽ thúc đẩy sự hình thành tượng tầng sơ cấp và thứ cấp. Mặt khác sự pháttriển hướng tâm theo hướng hoá gỗ của nhu mô ruột lại ngăn cản quá trình phân hoá củvà nếu hoạt động này mạnh lên rễ sẽ phát triển theo xu hướng hình thành rễ nửa chừng(rễ đực). Và cũng theo Wilson và Lowe thì có mối quan hệ chi phối giữa việc hìnhthành tượng tầng sơ cấp đặc biệt trong trung trụ và việc hình thành tượng tầng thứ cấpvới khả năng hình thành củ khoai lang. a) Sự phân hoá hình thành và hoạt động của tượng tầng sơ cấp Tượng tầng sơ cấp được hình thành giữa bó mạch gỗ sơ cấp và libe sơ cấp, do tếbào trụ bì và một số tế bào nhu mô ruột phân hoá mà thành. Về mặt cấu tạo, tế bàotượng tầng sơ cấp là các tế bào có màng mỏng hình chữ nhật. Thời gian xuất hiện saukhi trồng từ 15 - 20 ngày. Sự phát triển của các tượng tầng sơ cấp theo dạng hình cánhcung, sau ...