Danh mục

Giáo trình Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa (Ngành: Hộ sinh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La

Số trang: 112      Loại file: docx      Dung lượng: 10.94 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 26,000 VND Tải xuống file đầy đủ (112 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa (Ngành: Hộ sinh - Cao đẳng) được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Nhiệm vụ của điều dưỡng phòng mổ và các thành viên trong cuộc mổ; Chăm sóc người bệnh nhiễm khuẩn ngoại khoa; Chăm sóc người bệnh chạm thương bụng kín; Chăm sóc người bệnh vết thương phần mềm; Chăm sóc người bệnh lồng ruột cấp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa (Ngành: Hộ sinh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ *** BỘ MÔN Y HỌC LÂM SÀNG - ĐÔNG Y GIÁO TRÌNHCHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI LỚN BỆNH NGOẠI KHOA Biên soạn Ths. Phạm Hồng Thắng ĐDCKI. Nguyễn Viết Chung Sơn La, năm 2021MỤC LỤC BÀI 1. NHIỆM VỤ CỦA ĐIỀU DƯỠNG PHÒNG MỔ VÀ CÁC THÀNH VIÊN TRONG CUỘC MỔMục tiêu 1. Trình bày được chức năng điều dưỡng trưởng phòng mổ, chức năng điềudưỡng tiếp dụng cụ, chạy ngoài của một kíp mổ. 2. Trình bày được cách tổ chức một kíp mổ. 3. Vận dụng được các kiến thức đã học vào công tác điều dưỡng tại phòngmổ. 4. Chủ động nghiên cứu về chức năng của điều dưỡng trưởng phòng mổ;chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình.Nội dung1. Chức năng của của điều dưỡng phòng mổ1.1. Chức năng điều dưỡng trưởng - Phân công cho các điều dưỡng phụ gây mê, tiếp dụng cụ, chạy ngoài trựctiếp tham gia mổ phiên theo lịch. - Phân công cho các điều dưỡng đảm bảo mổ cấp cứu. - Phân công cho các điều dưỡng quản lý và bảo quản dụng cụ vật liệu trongtừng phòng mổ. - Kiểm tra, đôn đốc điều dưỡng thực hiện đúng nguyên tắc vô khuẩn, trìnhtự các thao tác đó quy định. - Nhắc nhở mọi người và đôn đốc thực hiện các nội quy ra vào phòng mổmột cách nghiêm ngặt. - Quản lý lao động, vật tư và các vật liệu dự trữ. - Định kỳ phối hợp với khoa vi sinh vật kiểm tra vô khuẩn ở dụng cụ phẫuthuật, không khí nhà mổ, nhân viên nhà mổ, bàn tay phẫu thuật viên. Phát hiệnvà đề xuất các biện pháp vô khuẩn. - Liên hệ với kho vật tư và các phòng về trang bị, sửa chữa trang thiết bị chophòng mổ. - Chịu trách nhiệm tổng quát về mọi công tác giấy tờ, sổ sách, báo cáo,thống kê lưu trữ trong khu mổ. - Thường xuyên liên hệ với phòng điều dưỡng bệnh viện và các khoa phòngkhác trong bệnh viện để trao đổi những công việc cần thiết phục vụ người bệnh. - Hướng dẫn và huấn luyện cho mọi nhân viên biết và thành thạo các kỹthuật chăm sóc người bệnh trong khu mổ.5 - Hướng dẫn công việc, giải thích nhiệm vụ và giám sát, đánh giá các nhânviên mới về khu mổ. - Giúp đỡ và tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên thực tập.1.2. Nhiệm vụ điều dưỡng tiếp dụng cụ - Theo phân công chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ kim loại, đồ vải, bông gạc,các loại chỉ… cho từng loại phẫu thuật vào ngày hôm trước. - Khi chuẩn bị có gì khó khăn cần phải báo cáo cho phẫu thuật viên để tìmcách thay thế hoặc các biện pháp giải quyết từ hôm trước. - Tiến hành đúng và đầy đủ các thao tác vô khuẩn trước mổ, rửa tay mặcáo, đi găng vô khuẩn. - Biết cách xếp dụng cụ trên bàn tiếp dụng cụ và cách tiếp dụng cụ. - Trải vải che bàn tiếp dụng cụ gồm 2 lớp vải 1 lớp nylon ở giữa. - Sau khi đi găng vô khuẩn mới được xếp dụng cụ trên bàn tiếp dụng cụ. - Nửa trước của bàn tiếp dụng cụ từ trái sang phải theo trình tự dao mổ, kéomổ, kẹp phẫu tích, các kẹp cầm máu, các loại chỉ, kim khâu, kìm mang kim… - Nửa sau của bàn tiếp dụng cụ từ trái sang phải theo trình tự là vải chemổ, các loại gạc, găng mổ, các dụng cụ kim loại (các loại van mở rộng vết mổ…) vàống hút. - Với một số phẫu thuật lớn có thể xếp thêm một bàn dụng cụ thứ hai. - Điều dưỡng giúp phẫu thuật viên, người phụ mổ mang găng vô khuẩn. - Vị trí của người tiếp dụng cụ thường đứng đối diện với phẫu thuật viên,tiện cho việc tiếp dụng cụ. - Nắm chắc các thì mổ của ca mổ đang tiến hành để tiếp dụng cụ cho đúngvà thích hợp. Nắm chắc các thao tác đưa dụng cụ cho phẫu thuật viên: dao mổ,kẹp cầm máu … làm sao cho không có động tác thừa. - Trong khi mổ nắm chắc thì sạch và thì bẩn để đưa đúng các dụng cụ sạchhoặc bẩn. - Nếu mổ các khoang cơ thể như ổ bụng, lồng ngực trước khi đóng khoangcơ thể phải kiểm tra lại các loại gạc, dụng cụ (tránh để sót trong ổ bụng). - Sau mổ: + Kiểm tra các dụng cụ kim loại, rửa dụng cụ và tiệt khuẩn như đã quy địnhtrong phần bảo quản dụng cụ. + Chuẩn bị dụng cụ, áo mổ, găng, gạc, kim chỉ cho ca mổ sau. - Quản lý: + Các dụng cụ kim loại đang dùng. + Định kỳ lau chùi, bảo quản dụng cụ kim loại dự trữ.6 + Định kỳ lau chùi, bảo quản các hộp hấp nhất là các hộp hấp ẩm.1.3. Nhiệm vụ điều dưỡng chạy ngoài. - Là điều dưỡng trợ giúp toàn bộ kíp mổ, lấy thêm dụng cụ, theo dõi mạch,huyết áp và tất cả những gì mà kíp mổ cần. - Nội dung trợ giúp: + Trước khi mổ: . Chỉnh và kiểm tra đèn mổ, máy hút, dao điện, bàn mổ, buồng mổ. . Kiểm tra lại tên tuổi người bệnh, chẩn đoán bệnh. . Trợ giúp người bệnh lên bàn mổ. . Giúp tiếp dụng cụ mở các hộp hấp, lấy chỉ. + Trong khi mổ: . Lấy thêm dụng cụ cho tiếp dụng cụ. . Giúp truyền máu cho người bệnh (nếu c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: