Danh mục

Giáo trình Cơ học đất - nền móng (Ngành: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng - Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Số trang: 71      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.63 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 27,000 VND Tải xuống file đầy đủ (71 trang) 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "Cơ học đất - nền móng (Ngành: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng - Cao đẳng liên thông)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Những vấn đề cơ bản về cơ học đất; móng nông trên nền thiên nhiên; móng sâu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Cơ học đất - nền móng (Ngành: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng - Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH CƠ HỌC ĐẤT – NỀN MÓNG (Lưu hành nội bộ) NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG LIÊN THÔNGBan hành kèm theo Quyết định số:368ĐT/QĐ-CDDXD1 ngày 10 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Xây dựng số 1 Hà Nội, năm 2021 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách bài giảng nên các nguồn thông tin có thể được phép dùngnguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếulành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình CƠ HỌC ĐẤT – NỀN MÓNG là giáo trình nội bộ được biên soạnnhằm phục vụ cho giảng dạy và học tập cho hệ Cao đẳng ở trường Cao đẳng Xây dựngsố 1, thuộc chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp. CƠ HỌC ĐẤT – NỀNMÓNG là môn học chuyên ngành nhằm cung cấp các kiến thức về bố trí thép, đọc bản vẽcác cấu kiện móng bê tông cốt thép. Giáo trình Cơ học đất – nền móng do bộ môn Kết cấu gồm: Th.s Vũ Thị Hiền làmchủ biên và các thầy cô Đỗ Phi Long, Ngô Thị Phương Thúy đã và đang giảng dạy trực tiếptrong bộ môn cùng tham gia biên soạn. Giáo trình này được viết theo đề cương môn học Cơhọc đất – Nền móng, tuân thủ theo các quy tắc thống nhất của Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)và Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO). Ngoài ra giáo trình còn bổ sung thêm một số kiến thức màtrong các giáo trình trước chưa đề cập tới. Nội dung gồm 3 bài sau: Bài 1. Những vấn đề cơ bản về Cơ học đất Bài 2: Móng nông trên nền thiên nhiên Bài 3: Móng sâu Trong quá trình biên soạn, nhóm giảng viên Bộ môn Kết cấu của Trường Caođẳng Xây dựng Số 1 - Bộ Xây dựng, đã được sự động viên quan tâm và góp ý của cácđồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình biên soạn, biên tập và in ấn khótránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi xin được lượng thứ và tiếp thu những ý kiếnđóng góp. Trân trọng cảm ơn! -0- BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CƠ HỌC ĐẤT Mục tiêu: Đọc được báo cáo khảo sát địa chấtI. ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁC LOẠI ĐẤT1. Khái niệm và sự hình thành của đất Đất là một sản phẩm của tự nhiên, nó được hình thành trên bề mặt trái đất do kết quảcủa quá trình phong hóa các loại đá gốc tạo ra. Bản chất của quá trình phong hóa là quá trình phá hủy và thay đổi thành phần tínhchất của đá gốc do ảnh hường của các tác dụng vật lý, hóa học, và sinh học hình thànhnên các loại đất có thành phần, kiến trúc, cấu tạo và tính chất cơ lý đặc trưng. Sau khi đãhình thành các sản phẩm phong hóa có thể nằm tại chỗ hoặc được vận chuyển theo dòngnước và không khí đến những khoảng cách khác nhau tạo thành các trầm tích đất. Đất gồm nhiều hạt riêng biệt có kích thước, hình dạng và thành phần khoáng hóakhác nhau. Kích thước của các hạt đất được tính theo đường kính của chúng và biểu thịbằng mm,chúng có thể thay đổi từ vài nghìn mm, vài m như đá tảng đến phần nghìn đếnphần triệu mm như các hạt keo sét trong đất loại sét. 2. Phân loại đất Dựa vào nguồn gốc hình thành đất được chia thành hai loại chính: đất rời và đất dính.Ngoài ra căn cứ theo vị trí thành tạo đât còn được phân chia thành các trầm tích đất khácnhau. Cụ thể như sau: 2.1.Theo nguồn gốc hình thành Quá trình phong hóa gồm ba loại: 1.Phong hóa vật lý 2.Phong hóa hóa học 3.Phong hóa sinh học Tuy nhiên trong quá trình vận động của vỏ trái đất quá trình này chịu ảnh hưởngchính của hai tác nhân phong hóa vật lý và hóa học là chủ yếu. Điển hình là từ hai tácnhân này chúng hình thành hai loại đất chính trong tự nhiên là : + Đất rời : Được hình thành từ quá trình phong hóa vật lý. Đá bị phá hủy và biển đổido các tác nhân vật lý như sự thay dổi nhiệt độ giữa ngày và đêm, khí hậu. Đá bị vỡ vụnthành các hạt có kích thước không đều nhau nhưng thành phần khoáng vật và hóa học củađá ít bị biến đổi. Những hạt đất được hình thành như trên được xếp vào loại đất rời. Đặc 1điểm chính của loại đất này là thành phần kích thước hạt biến đổi trong phạm vi lớn, đặcbiệt chúng không có tính dính kết với nhau. + Đất dính: Được hình thành từ quá trình phong hóa hóa học. Đá bị phá hủy và biếnđổi triệt để nhất do tác dụng của nước, oxy và axit cacbonic trong tự nhiên. Phong hóahóa học gây ra sự biến đổi thành phần hóa học của các khoáng vật cấu tạo nên đá và dođó hình thành nên các khoáng vật mới có thành phần kiến trúc, và tính chất khác với đában đầu loại này được gọi là đất dính (đất loại sét). Đặc điểm của đất dính là có kíchthước hạt nhỏ, có tính chất xây dựng phức tạp và đặc biệt là có tính dính . 2.2.Các loại trầm tích đất Quá trình trầm tích đất bao gồm sự di chuyển và sự tích tụ của các hạt đất. Sự dichuyển có thể do chính trọng lượng bản thân các hạt đất, do nước cuốn trôi, do gióthổi...vv. Dưới tác dụng của trọng lượng bản thân, các hạt đất có thể lăn theo các sườndốc, từ chỗ cao xuống chỗ thấp hơn, dễ ổn định hơn tạo thành đất sườn tích hoặc nằmnguyên tại chỗ tạo thành đất tàn tích. Đặc điểm chính của đất tàn tích, sườn tích làkhông phân lớp hoặc chiều dày lớp rất không đều. Thành phần cũng như kích thướccủa các hạt thường rất đa dạng. Giữa đất và đá gốc tồn tại mặt phân cách nghiêng rấtkhông có lợi cho sự ổn định khi xây dựng công t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: