Danh mục

GIÁO TRÌNH CƠ SỞ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG part 3

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 846.35 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Năm 1999 Châu Phi có RNI =2,5%, Châu Mỹ La Tinh có RNI = 2,1%, Châu Á = 1,5%. III.2.3 Sự phát triển và gia tăng dân số của Việt Nam Theo tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1 tháng 4 năm 1999, dân số Việt Nam là 76,3 triệu người, tăng 11,9 triệu so với tổng điều tra dân số 01/4/1989. Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm thời kỳ 1989-1999 là 1,7%, giảm 0,5% so với thời kỳ 1979-1989; số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIÁO TRÌNH CƠ SỞ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG part 3của 3 khu vực này chiếm 90% số dân tăng của toàn thế giới. Năm 1999 Châu Phi có RNI=2,5%, Châu Mỹ La Tinh có RNI = 2,1%, Châu Á = 1,5%. III.2.3 Sự phát triển và gia tăng dân số của Việt NamTheo tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1 tháng 4 năm 1999, dân số Việt Nam là 76,3 triệungười, tăng 11,9 triệu so với tổng điều tra dân số 01/4/1989. Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàngnăm thời kỳ 1989-1999 là 1,7%, giảm 0,5% so với thời kỳ 1979-1989; số con trung bình củamột phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã giảm nhanh, từ 3,8 con năm 1989 xuống còn khoảng 2,3con năm 1999 và có thể đạt mức sinh thay thế (khoảng 2,1 con trên một phụ nữ trong độ tuổisinh đẻ) vào năm 2005. Những con số này khẳng định kết quả giảm nhanh mức sinh trongthập kỷ qua, nhất là từ khi triển khai thực hiện chiến lược DS - KHHGĐ đến năm 2000 theotinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về chínhsách DS- KHHGĐ. Kết quả đạt được của chương trình DS- KHHGĐ Việt Nam đã góp phầnđáng kể vào việc đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chấtlượng cuộc sống và tăng thu nhập bình quân đầu người (GDP) hàng năm trong thập kỷ qua.Mặc dù mức sinh giảm nhanh, nhưng qui mô dân số Việt Nam vẫn ngày một lớn do số dântăng thêm trung bình mỗi năm còn ở mức cao. Từ nay đến năm 2010, trung bình mỗi nămdân số Việt Nam tăng thêm khoảng 1 triệu đến 1,1 triệu người. Vấn đề dân số bao gồm quymô, cơ cấu, chất lượng dân số và phân bố dân cư, là những thách thức lớn đối với sự pháttriển bền vững đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống cả hiện tại và trong tương lai.Trong điều kiện kinh tế- xã hội Việt Nam ở thập kỉ đầu của thế kỷ 21, khi mức sinh đạt gầnmức thay thế, muốn duy trì được xu thế giảm sinh vững chắc, thì không thể chỉ tập trung giảiquyết vấn đề qui mô dân số như trong thời gian qua, mà cùng với giảm sinh phải giải quyếtđồng bộ, từng bước, có trọng điểm các vấn đề về chất lượng, cơ cấu dân số và phân bố dâncư theo định hướng Dân số - sức khoẻ sinh sản và phát triển. Hình 3.1 Gia tăng dân số ở Việt Nam (nguồn:kinhte.com) 39Dân số nước ta ngày một tăng nhanh, do vậy vấn đề dân số là lâu dài và cấp bách trongchính sách của một quốc gia. Dân số nước ta trẻ, do vậy tiềm năng gia tăng dân số rất cao45% dân số sống phụ thuộc (về mặt lý thuyết phải dựa vào người lao động) nên phải đầu tưcao cho việc ăn uống và chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Mặc dầu đã hết sức cố gắng, song việcchăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em thấp nhất Châu Á nhưng tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta lại caonhất ở Châu Á (Phạm Thị Ngọc Trầm, 1997).III.3 QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ - MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN III.3.1 Gia tăng dân số và lương thực thực phẩmLương thực thực phẩm là nhu cầu không thể thiếu được của con người. Nhu cầu này đượcthể hiện ở 2 mặt: số lượng và chất lượng. Nó thay đổi tuỳ theo giới, độ tuổi và mức độ laođộng. Nhu cầu năng lượng cần cung cấp cho cơ thể con người hàng ngày và khả năng đápứng được ở từng nước khác nhau do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ sản xuất củaxã hội, năng lực lao động của từng người, vào quy mô gia đình và sự phát triển dân số.Lương thực thực phẩm cùng với chế độ ăn uống, khẩu phần và cơ cấu buổi ăn là những yếutố cơ bản tạo ra dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể con người: protit, lipit, các loại vitamin vàmuối khoáng trong đó đạm (protit) là một tiêu chí quan trọng nói lên mức sống của một giađình, một cộng đồng, một quốc gia. Theo tiêu chí trên thì mức sống cuả nhân dân ở các vùngcó sự cách biệt rất lớn:a) Trên thế giới: theo FAO nếu RNI tăng lên thêm 1% thì lương thực thực phẩm phải tănggấp 3 lần mới đủ mức duy trì sản xuất, có quỹ an toàn lương thực. Tính chung trên bìnhdiện quốc tế hàng năm thế giới sản xuất ra được 1,7 tỷ tấn lương thực / 6 tỷ người = 300kg/người. Từ thập niên 60 các nước đang phát triển đã tiến hành cuộc cách mạng xanh. Tớinăm1985 Ấn độ mới thoát đói. Như vậy nếu: RNI cuả toàn thế giới là 1,4%, thì số dân tănglên hàng năm là 77 triệu (một năm thế giới phải sản xuất thêm 25 triệu tấn mới đủ lươngthực đảm bảo cho cuộc sống của số người tăng thêm.b) Việt Nam: đã thoát đói năm 1989, sau khi trả lại ruộng đất cho nông dân, chỉ một năm sauVN đã có gạo xuất khẩu và đạt bình quân 300 kg lương thực/người/năm. Hiện VN sản xuấtđược khoảng 40/ năm triệu tấn lương thực quy thóc và đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.Chúng ta đã đảm bảo được lương thực ăn, có quỹ cho chăn nuôi và tái đầu tư nhưng do lưuthông kém nên từng vùng vẫn đói.Tóm lại 1/3 số người trên trái đất thiếu ăn trong đó có 500 triệu người thiếu thường xuyên.Thiếu ăn, suy dinh dưỡng làm cho sức khoẻ kém, bệnh tật nhiều, tuổi thọ trung bình thấp,năng suất lao động giảm. Nếu ở nước ta RNI vẫn tiếp tục tăng cao thì bình quân lương thực/người sẽ tiếp tục giảm không đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. III.3.2 Gia tăng dân số và tài nguyên - môi trườngHiện nay số lượng dân hơn 5 tỷ của trái đất đã trở nên quá tải đối với khả năng cung ứng cuảmôi trường tự nhiên. Người tăng nhưng đất không tăng, khả năng sản xuất của trái đất là cóhạn, khả năng của môi trường chịu đựng những tác động của con người cũng là có hạn. Nếu 40ngày hôm nay chúng ta khai thác đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm môitrường, thì không chỉ chúng ta, mà cả các thế hệ con cháu chúng ta trong tương lai sẽ khôngcòn gì để sống và phát triển (Nguyễn Văn Ngừng, 2004).Con ngưới phải khai thác các loại tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày (tạo rachất thải ngày một nhiều), thông qua hoạt động của mình con người làm cho môi trường bị ônhiễm nặng nề. Trong quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm có khuynh hướng làm giảmđi sự đa dạng sinh học dẫn đến mất cân bằng sinh thái. Dân số càng tăng, môi trư ...

Tài liệu được xem nhiều: