Thông tin tài liệu:
- CFC chiếm 20% - CH4 chiếm 16% - O3 chiếm 8% (tầng đối lưu) - NO chiếm 6% Vấn đề ở đây là sự tích lũy ngày càng nhiều lượng CO2 và một số khí khác trong nhà kính. Từ đó phần lớn tia bức xạ từ mặt đất phân phối lại khí quyển bị giữ trong nhà kính, vì vậy làm nhiệt độ trung bình mặt đất ngày càng tăng lên. a Nguyên nhân dẫn đến gia tăng nồng độ khí nhà kính Sự đóng góp của ngành năng lượng: 80 % khí CO2 tỏa ra do việc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIÁO TRÌNH CƠ SỞ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG part 5 - CFC chiếm 20% - CH4 chiếm 16% - O3 chiếm 8% (tầng đối lưu) - NO chiếm 6%Vấn đề ở đây là sự tích lũy ngày càng nhiều lượng CO2 và một số khí khác trong nhà kính.Từ đó phần lớn tia bức xạ từ mặt đất phân phối lại khí quyển bị giữ trong nhà kính, vì vậylàm nhiệt độ trung bình mặt đất ngày càng tăng lên.a Nguyên nhân dẫn đến gia tăng nồng độ khí nhà kính - Sự đóng góp của ngành năng lượng: 80 % khí CO2 tỏa ra do việc đốt các nhiên liệu hóa thạch để tạo nguồn năng lượng, còn lại là do sự tàn phá rừng và các hoạt động khác. Có khoảng 35% khí CH4 tỏa ra có thể quy về năng lượng (20% từ việc đốt sinh khối, còn 15% từ việc khai thác khí thiên nhiên). Hàng năm, con người thải vào khí quyển 550 triệu tấn CH4. Khoảng 50% khí NO có liên quan đến việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch. - Hậu quả của việc tàn phá rừng: thực vật mới có khả năng hấp thụ trực tiếp năng lượng của các dao động điện từ, trước hết là ánh sáng mặt trời. Nhờ năng lượng này, chúng có thể chuyển hóa các chất vô cơ, đặc biệt là nước và khí CO2 thành các chất hữu cơ như CH (Hydratcarbon). Quá trình quang hóa này trong đó clorophin (chất màu của lá và các bộ phận khác có màu xanh lá cây của thực vật) hấp thụ năng lượng ánh sáng chuyển nó thành năng lượng của liên kết hóa học của các chất hữu cơ gọi là “sự quang hợp”.Từ khái niệm trên, ta thấy vai trò của rừng nói riêng và thực vật nói chung là vô cùng to lớn trong việc hấp thụ CO2 và thải oxy trong tự nhiên, để duy trì và phát triển sống của thế giới thực vật trên hành tinh. - Hoạt động công nghiệp phát triển liên tục, tăng nhanh và không được qui họach. - Quy mô và mạng lưới giao thông tăng nhanh. - Bùng nổ dân số trên quy mô toàn cầu.Từ đó làm nồng độ CO2 trong khí quyển tăng lên không ngừng.Ngoài khí CO2 còn một số khí khác do những hoạt động của con người cũng góp phần đángkể trong việc làm tăng nồng độ trong khí nhà kính. Ví dụ o CH4: Hàng năm, con người thải vào khí quyển 550 triệu tấn, khí methan giữ nhiệt gấp 30 lần lớn hơn khí CO2. o CFC (chloro fluorocarbon): Nó tồn tại hàng trăm năm trong khí quyển và nó hấp thụ nhiệt 17.000 lần lớn hơn CO2. Chính sự tồn tại khá lâu trong khí quyển của các chất khí đó nên nó đã đóng góp đáng kể vào việc làm tăng nhiệt độ trái đất.b Hậu quả của việc nóng lên của trái đấtTheo dự đoán, nếu nồng độ khí CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi thì nhiệt độ trung bình củatrái đất sẽ tăng lên khoảng 3,60C. Sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch của loài người 77đang làm cho nồng độ khí CO2 của khí quyển tăng lên. Sự gia tăng khí CO2 và các khí nhàkính khác trong khí quyển trái đất làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Theo tính toán của các nhàkhoa học, khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi, thì nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lênkhoảng 3oC. Các số liệu nghiên cứu cho thấy nhiệt độ trái đất đã tăng 0,5oC trong khoảngthời gian từ 1885 đến 1940 do thay đổi của nồng độ CO2 trong khí quyển từ 0,027% đến0,035%. Dự báo, nếu không có biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất sẽtăng lên 1,5 - 4,5oC vào năm 2050.Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự sau: CO2 => CFC=> CH4 => O3 =>NO2. Sự gia tăng nhiệt độ trái đất do hiệu ứng nhà kính có tác động mạnhmẽ tới nhiều mặt của môi trường trái đất. Nhiệt độ trái đất tăng sẽ làm tan băng và dâng cao mực nước biển. Như vậy, nhiều • vùng sản xuất lương thực trù phú, các khu đông dân cư, các đồng bằng lớn, nhiều đảo thấp sẽ bị chìm dưới nước biển. Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên • trái đất. Một số loài sinh vật thích nghi với điều kiện mới sẽ thuận lợi phát triển. Trong khi đó nhiều loài bị thu hẹp về diện tích hoặc bị tiêu diệt. Khí hậu trái đất sẽ bị biến đổi sâu sắc, các đới khí hậu có xu hướng thay đổi. Toàn bộ • điều kiện sống của tất cả các quốc gia bị xáo động. Hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ hải sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khoẻcủa con người bị suy giảm. Sự nóng lên trái đất sẽ dẫn đến sự thay đổi các chủng, loại trongsinh thái rừng (WHO, 1997). IV.2.6 Tài nguyên nước IV.2.6.1 Tài nguyên nước trên trái đấtNước tham gia vào thành phần cấu trúc của sinh quyển và điều hòa các yếu tố của khí hậu,đất đai và sinh vật thông qua chu trình vận động của nó. Nước còn chứa đựng những tiềmnăng khác, đáp ứng những nhu cầu đa dạng của con người: Tưới tiêu cho nông nghiệp; dùngcho sản xuất công nghiệp, tạo ra điện năng và n ...