Phản ứng của xã hội đối với sự suy thoái đất là bảo tồn đất, có thể đưa ra các phương pháp có thể kiểm soát hoặc ngăn chặn sự thoái hóa đất. Mục đích của bảo tồn đất là duy trì sự hoạt động của sinh vật liên tục và lâu dài trong đất, hạn chế mức độ suy thoái đất. Trong thực tế, bảo tồn đất và nước là một trong những thách thức to lớn. Đã có những giải pháp công bố và đưa vào thực tiễn, tuy nhiên đễ làm sao áp dụng tốt và có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIÁO TRÌNH CƠ SỞ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG part 6
Phản ứng của xã hội đối với sự suy thoái đất là bảo tồn đất, có thể đưa ra các phương pháp
có thể kiểm soát hoặc ngăn chặn sự thoái hóa đất. Mục đích của bảo tồn đất là duy trì sự hoạt
động của sinh vật liên tục và lâu dài trong đất, hạn chế mức độ suy thoái đất. Trong thực tế,
bảo tồn đất và nước là một trong những thách thức to lớn. Đã có những giải pháp công bố và
đưa vào thực tiễn, tuy nhiên đễ làm sao áp dụng tốt và có những giải pháp thích hợp cho
từng quốc gia là vấn đề rất cần thiết.
Chính sách của nhà nước từ trung ương đến địa phương.
- Vấn đề về kinh tế xã hội.
- Tổ chức cuả các nông dân trực tiếp tham gia sản xuất.
- Các công ty xí nghiệp, các tổ chức đoàn thể.
- Thị trường tiêu thụ.
- Giáo dục cộng đồng.
- Cộng đồng đô thị.
V.1.4.3 Sử dụng đất ở ĐBSCL
Trong các phần trước là những đánh giá về tiềm năng thoái hóa đất hiện tại của các nhóm
đất chính. Kết qủa cho thấy cần phải có những chính sách, biện pháp cụ thể và phù hợp trong
sử dụng và quản trị đất đai. Bởi lẽ, tiến trình đất cũng diễn biến như chu kỳ sống của con
người: phát sinh (sinh ra), phát triển (lớn lên), thuần thục (trưởng thành) và bạc màu, cằn cổi
(già đi). Đối với đất ĐBSCL cần chú ý một số điểm trong sử dụng như sau:
- Hiện tại, nhóm đất phù sa đang còn màu mỡ chưa có những trở ngại đáng kể, cần
được vun bón, làm đất và có thời gian để đất phục hồi. Nên bố trí mùa vụ và loại cây
trồng khác nhau (thí dụ: lúa được luân canh với đậu chẳng hạn) để cải thiện độ phì
của đất và có thể sử dụng tiềm năng phì nhiêu của đất được lâu dài.
- Cần bón phân hữu cơ, phân chuồng, phân xanh và làm bờ thửa cho nhóm đất phù sa
cổ có địa hình cao để tăng độ phì nhiêu cho đất và hạn chế sự xói mòn do nước mưa
hàng năm (đối với những loại đất có thành phần sa cấu thô ở lớp đất mặt).
- Cần có biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập mặn vào các vùng đất ven sông rạch đang
bị nhiễm mặn hàng năm, để tránh hiện tượng đất bị mặn hóa và dẫn đến sodic hóa đất
(đối với nhóm đất phù sa nhiễm mặn). Tuy nhiên, cần thận trọng hơn trong các khu
vực đất phèn tiềm tàng, có tầng đất chứa vật liệu sinh phèn xuất hiện cạn và trung
bình vì tiềm năng phèn hóa dễ xảy ra khi xây dựng hệ thống đê bao ngăn mặn.
- Đặc biệt đối với đất phèn, hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện để
cải tạo và sử dụng đất phèn bằng nhiều cách khác nhau. Nhìn chung, có 3 hướng
chính: (1) Rửa phèn (đào kinh, mương, rãnh để tháo nước phèn), (2) ém phèn (giữ
mực thủy cấp trong đất trên tầng đất chứa vật liệu sinh phèn), (3) bố trí cây trồng
thích hợp (trồng các loại cây chịu phèn như: khóm, khoai mỡ, bạch đàn, tràm, ...).
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là cần phải tính toán để giữ cho môi trường nước và
sinh thái không bị ô nhiễm và hủy diệt trong sử dụng và cải tạo đất phèn.
96
- Đẩy mạnh công tác xã hội và khuyến nông hầu giúp người nông dân từng vùng hiểu
nhiều hơn về mảnh đất của chính mình, để sử dụng và quản trị đất đúng hướng.
Trên đây là một số đề nghị trong thời gian trước mắt về lâu dài, tùy trường hợp cụ thể của
từng khu vực ở địa phương sẽ có những biện pháp khác trong sử dụng và quản trị đất đai.
Nhìn chung, đất sản xuất là nguồn tài nguyên mang tính chất quyết định cho sự tồn tại của
nhân loại, tiềm năng của đất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, điều cần thiết là phải biết sử
dụng, vun đắp và cải tạo, mới có khả năng giữ và làm tăng độ phì nhiêu của đất nhằm phát
triển sản xuất nông nghiệp lâu bền và ổn định.
V.1.4.4 Bảo tồn tài nguyên đất trên cơ sở phát triển bền vững.
Cùng với sự giao lưu kinh tế được mở rộng, khối lượng hàng hoá trao đổi giữa Việt Nam và
các nước tăng nhanh, Tuy nhiên, quá trình tăng trưởng kinh tế cũng đồng thời tăng sử dụng tài
nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường và suy giảm sinh thái (Mc. Loughlin & Bellinger,
1995). Hệ sinh thái là cơ sở tồn tại của sự sống trên hành tinh chúng ta, trong đó có loài người.
Các hệ sinh thái đảm bảo sự vận hành của các chu trình địa hoá, thuỷ hoá, chúng duy trì sự ổn
định, màu mỡ của đất, nước, làm giảm nhẹ sự ô nhiễm và giảm nhẹ thiên tai.
Các quần xã sinh vật (gồm động vật, thực vật và vi sinh vật) đóng vai trò rất quan trọng
trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn, đặc biệt là thảm thực vật có thể làm giảm nhẹ thiên tai:
hạn hán, lũ lụt cũng như duy trì chất lượng nước. Việc huỷ hoại rừng do khai thác gỗ, khai
hoang làm nông – công – ngư nghiệp cũng như các hoạt động khác của con người trong quá
trình phát triển kinh tế làm cho tốc độ xói mòn, sạt lở đất, hoang mạc hoá đất đai tăng lên rất
nhanh. Đất bị suy thoái khiến thảm thực vật khó có thể phục hồi càng gia tăng các thảm hoạ
thiên nhiên…gây ô nhiễn môi trường đất, nước không khí.
Quần xã th ...