Danh mục

Giáo trình Cơ sở văn hoá Việt Nam (Ngành: Hành chính văn phòng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum

Số trang: 109      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.07 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Cơ sở văn hoá Việt Nam (Ngành: Hành chính văn phòng - Trung cấp) cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Văn hóa học và văn hóa Việt Nam; Văn hóa tổ chức đời sống tập thể; Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân; Văn hóa ứng xử môi trường tự nhiên; Văn hóa ứng xử môi trường xã hội; Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Cơ sở văn hoá Việt Nam (Ngành: Hành chính văn phòng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM NGÀNH, NGHỀ: HÀNH CHÍNH VĂN PHÒNG TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ -CĐCĐ ngày / / 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum) Kon Tum, năm 2022 2 MỤC LỤC TrangTÀI LIỆU THAM KHẢO 3 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Giáo trình “Cơ sở văn hóa Việt Nam” được biên soạn dựa trên khungChương trình đào tạo ngành, nghề Hành chính văn phòng, trình độ Trung cấp.Mục đích của giáo trình là để làm tài liệu giảng dạy chính thức cho giảng viênvà làm tài liệu học tập chính thức cho học sinh ngành, nghề Hành chính vănphòng ở trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum. Giáo trình “Cơ ở văn hóa ViệtNam” do chúng tôi biên soạn có tham khảo giáo trình “Cơ sở văn hóa ViệtNam” của tác giả Trần Ngọc Thêm nên các nguồn thông tin có thể được phépdùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinhdoanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 4 LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam là giáo trình được biên soạn nhằmmục đích phục vụ cho công tác đào tạo ngành, nghề Hành chính văn phòng. Đây là học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành Hành chính vănphòng, cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản về những nét văn hóa đặctrưng của người Việt Nam như: văn hóa học và văn hóa Việt Nam; văn hóa tổchức đời sống tập thể; văn hóa tổ chức đời sống cá nhân; văn hóa ứng xử vớimôi trường tự nhiên; văn hóa ứng xử với môi trường xã hộị; giữ gìn và phát huybản sắc văn hóa dân tộc. Giáo trình được cấu trúc 6 chương: Chương 1. Văn hóa học và văn hóa Việt Nam Chương 2. Văn hóa tổ chức đời sống tập thể Chương 3. Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân Chương 4. Văn hóa ứng xử môi trường tự nhiên Chương 5. Văn hóa ứng xử môi trường xã hội Chương 6. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mỗi chương được trình bày theo cấu trúc: mục tiêu; nội dung; câu hỏi ôntập; bài tập thực hành. Để hoàn thành được Giáo trình, nhóm biên soạn chân thành cảm ơn đếncác chủ biên của các tài liệu tham khảo; cảm ơn sự góp ý phản biện từ phía Hộiđồng thẩm định Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum; cảm ơn sự góp ý từđồng nghiệp. Kon Tum, ngày 6 tháng 7 năm 2022 Chủ biên Nguyễn Thị Bích Ngọc 5 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC TÊN MÔN HỌC: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM THÔNG TIN CHUNG VỀ MÔN HỌC Mã môn học: 51032027 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí Đây là môn học thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, nghề Hành chính vănphòng, trang bị cho người học những kiến thức quan trọng, cần thiết về đặctrưng của văn hóa Việt Nam. Môn học này được bố trí năm nhất của khóa học. - Tính chất Cơ sở văn hóa Việt Nam là môn học bắt buộc có ý nghĩa xây dựng cơ sởlý luận của ngành, nghề Hành chinh văn phòng, trình độ trung cấp. - Ý nghĩa và vai trò của môn học Các kiến thức lý thuyết và thực hành của môn học giúp học sinh có kiếnthức về văn hóa Việt Nam; vững vàng, tự tin hơn trong giao tiếp ứng xử; tổ chứcđời sống cá nhân có văn hóa; có văn hóa công sở khi công tác sau này. Mục tiêu của môn học 1. Về kiến thức - Trình bày được Văn hóa học và văn hóa Việt Nam. - Giải thích được văn hóa tổ chức đời sống tập thể; văn hóa tổ chức đờisống cá nhân. - Nhận diện được các biểu hiện văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng ở địaphương. - Phân tích được văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên; văn hóa ứng xửvới môi trường xã hộị. 2. Về kỹ năng - Hoàn thành được các bước phân tích văn hóa ứng xử với môi trường tựnhiên; văn hóa ứng xử với môi trường xã hộị. 6 - Thuyết trình được một lễ hội truyền thống tại địa phương. - Rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa; kỹ năng tổ chức đờisống cá nhân có văn hóa. 3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm - Có ý thức, trách nhiệm và yêu thích trong học tập bộ môn; yêu văn hóaViệt Nam và tích cực giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. - Có năng lực tự định hướng, tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệmđể nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thích nghi với các môi trường làmviệc khác nhau. - Luôn có trách nhiệm, trung thực, có ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác trongcông việc; giao tiếp ứng xử, tổ chức đời sống cá nhân có văn hóa. NỘI DUNG MÔN HỌC C ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: