![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://thuvienso.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ GEN TRONG NÔNG NGHIỆP part 3
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ GEN TRONG NÔNG NGHIỆP part 3Hình 1.18. Ảnh hưởng của antisense-RNA. Ở giữa là phân tử DNA, làmkhuôn mẫu để tổng hợp mRNA. Ở phần dưới là sự biểu hiện gen bìnhthường. mRNA gắn vào ribosome và sự dịch mã được thực hiện tạo nên mộtpolypeptide. Phần trên của sơ đồ xảy ra ở thực vật biến đổi gen, một genđược biến nạp để tạo nên một antisense-RNA (màu xanh), nó có thể kết hợpvới mRNA nội sinh, làm xuất hiện một phân tử RNA mạch kép. Phân tử nàyđược phân giải nhờ một enzyme đặc biệt. P: promoter, T: terminator. Phương pháp antisense (Hình 1.18) dựa trên sự biểu hiện của phân tửRNA, bổ sung với sản phẩm phiên mã của một gen, làm cho mRNA bấthoạt và không thể dịch mã cho protein. Từ một RNA bổ sung chúng có thểtạo nên mạch kép. Mạch kép RNA được phân giải rất hiệu quả bằng một sốenzyme xác định tương tự RNase H của retrovirus, qua đó sự phiên mã vàtổng hợp protein bị đình trệ. Khi RNA tổng hợp tồn tại với một lượng lớnhơn sản phẩm phiên mã bình thường thì sự biểu hiện của gen này bị giảm rấtmạnh hoặc đình chỉ hoàn toàn. Một ứng dụng nổi tiếng của phương phápantisense là tạo ra cà chua FlavrSaver. Trong lĩnh vực sử dụng thực vật biến đổi gen làm thực phẩm thì phươngpháp antisense có một ưu điểm lớn về sự an toàn, vì không có protein ngoạilai được tạo ra trong tế bào mà chỉ có một phân tử RNA nhỏ. Điều này hoàntoàn tin tưởng, vì con người hằng ngày tiếp nhận một lượng rất lớn RNAkhông có hại cùng với thực phẩm.1.5.4. Sự bền vững của cây chuyển gen Để tạo nên những dòng thực vật biến đổi gen thì sự biểu hiện bềnvững của gen biến nạp và sự truyền lại cho thế hệ sau có ý nghĩa lớn. Điềunày nói lên rằng, độ bền vững của một gen biến nạp và sự biểu hiện của nóCông nghệ gen trong nông nghiệp 27không phải luôn luôn chắc chắn mà nó có thể thay đổi, vì thực vật có cơ chếlàm bất hoạt những DNA ngoại lai. Gần đây một số cơ chế bất hoạt gen biến nạp đã được xác định và sẽđược đề cập dưới đây vì nó ý nghĩa lớn đối với việc tạo ra thực vật biến nạpgen bền vững.1.5.5. Sự bất hoạt do methyl hóa Thường sự bất hoạt gen biến nạp do sự methyl hóa xảy ra mạnh mẽ,gây ra do sự tồn tại nhiều bản sao của một gen hoặc allele. Đặc biệt sự tồntại nhiều bản sao của một gen lạ gần nhau (sự sắp xếp nhiều phân tử vectorkế tiếp nhau trong hệ gen của một cây biến nạp gen hoặc nhiều bản sao củagen biến nạp) tạo nên quá trình này. Người ta cho rằng sự bất hoạt của gen biến nạp lặp lại như là một cơchế bảo vệ chống lại những nhân tố gen di động như transposone (gennhảy). Transposone có số lượng bản sao lớn và có thể gây ra những đột biếntrong hệ gen. Đặc biệt khi nghiên cứu di truyền phân tử ở nấm, phần lớnnhững transposone có trong nấm Ascobolus immersus ở dạng methyl hóa vàdo vậy mà bất hoạt. Những gen biến nạp lặp lại dạng chùm thường gặp khi biến nạp tế bàotrần và biến nạp phi sinh học, ngược lại rất hiếm khi xảy ra ở biến nạp bằngAgrobacterium tumefaciens. Điều này tạo các cơ chế khác nhau của sự biếnnạp DNA vào hệ gen thực vật. Sự methyl hóa DNA lặp lại xảy ra ở nguyên tử thứ 5 của vòngcytosine và thường ở trình tự base CG hoặc CNG, ở đây C và G là cytosin evà guanine, N là ký hiệu cho một trong bốn base. Những trình tự đượcmethyl hóa hoặc là không được phiên mã hoặc hiếm khi được phiên mã, dođó sự biểu hiện của gen bị giảm hoặc hoàn toàn bị ức chế. Nhiều bản sao của gen nằm thành chùm ở một vị trí được gọi là sự bấthoạt cis. Bên cạnh đó có sự bất hoạt trans, ở đây một phân tử DNA bất hoạtnằm xa một phân tử khác, ảnh hưởng âm tính đến sự biểu hiện gen.1.5.6. Đồng ức chế Sự bất hoạt gen được biến nạp không phải luôn luôn là do sự methylhóa DNA. Sự bất hoạt còn do sự đồng ức chế xảy ra sau khi phiên mã, ví dụCông nghệ gen trong nông nghiệp 28quá trình sắp xếp lại sau phiên mã. Biểu hiện của sự đồng ức chế là sự giảmlượng RNA của gen phiên mã từ 20-50 lần. Nhiều thí nghiệm đã chỉ ra, ởđây không phải là do hoạt động phiên mã bị giảm xuống mà là sự tăngcường phân giải RNA. Giải thích điều này người ta cho rằng do một RNA-polymerase phụthuộc RNA sao chép ít RNA, số lượng này nằm trên một giá trị giới hạn.Các bản sao RNA này sau đó kết hợp với sản phẩm phiên mã như RNAantisense, tạo nên một RNA mạch kép, bị phân giải nhanh bởi enzymetương ứng. Cơ chế đồng ức chế đã cản trở việc tạo nên cây biến đổi gen, nhưngnó cũng có ý nghĩa trong việc tạo nên những cây biến đổi gen kháng virus. Tóm lại. Để biến nạp gen vào thực vật bậc cao có ba phương phápđược sử dụng là biến nạp bằng Agrobacterium, bắn gen và tế bào trần. Chọnlọc và tái sinh là những yếu tố quyết định để thu được những cây biến nạphoàn chỉnh. Xác nhận sự biến đổi gen của thế hệ tái sinh từ vật liệu biến đổigen được thực hiện bằng kỹ thuật Southern, PCR hoặc sử dụng các gen chỉthị. Do sự cấu tạo phức tạp của tế bào ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
công nghệ gen giáo trình công nghệ gen tài liệu công nghệ gen bài giảng công nghệ gen lý thuyết công nghệ genTài liệu có liên quan:
-
GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ GEN TRONG NÔNG NGHIỆP part 1
14 trang 51 0 0 -
Tìm hiểu về Công nghệ gen: Phần 1 - Nguyễn Đức Lượng (Chủ biên)
221 trang 44 0 0 -
32 trang 39 0 0
-
Bài giảng Công nghệ gen và công nghệ thông tin - GS.TS Lê Đình Lương
25 trang 37 0 0 -
Tìm hiểu về Công nghệ gen: Phần 2 - Nguyễn Đức Lượng (Chủ biên)
181 trang 34 0 0 -
GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ GEN TRONG NÔNG NGHIỆP part 10
12 trang 30 0 0 -
29 trang 29 0 0
-
GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ GEN TRONG NÔNG NGHIỆP part 2
14 trang 29 0 0 -
Báo cáo tốt nghiệp Kinh tế tri thức
16 trang 28 0 0 -
Đề thi tốt nghiệp THPT Sinh Học năm 2013 - Sở GD&ĐT - Mã đề 469
4 trang 27 0 0 -
GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ GEN TRONG NÔNG NGHIỆP part 9
14 trang 26 0 0 -
Bài 11: PHÁT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINH
15 trang 24 0 0 -
Phụ lục Một số thuật ngữ cơ bản
16 trang 24 0 0 -
Giải bài tập Công nghệ gen SGK Sinh học 9
3 trang 23 0 0 -
Chương 1: Các enzyme dùng trong tạo dòng phân tử
15 trang 23 0 0 -
Sản xuất cây ăn quả và Ứng dụng công nghệ
198 trang 23 0 0 -
GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ GEN TRONG NÔNG NGHIỆP part 5
14 trang 22 0 0 -
Giáo trình Công nghệ gen: Phần 2
145 trang 22 0 0 -
Các quá trình sinh học Tế bào: Phần 1
98 trang 22 0 0 -
21 trang 21 0 0