Danh mục

Giáo trình Đàm phán quốc tế: Phần 1

Số trang: 136      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.10 MB      Lượt xem: 39      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình "Đàm phán quốc tế" Phần 1 trình bày những kiến thức cơ bản về đàm phán quốc tế - gồm 6 chương: Nhập môn đàm phán quốc tế; Bản chất của đàm phán quốc tế; Những nhân tố khách quan chi phối đàm phán quốc tế; Văn hóa và đàm phán quốc tế; Tâm lý trong đàm phán quốc tế; và Chiến lược đàm phán quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Đàm phán quốc tế: Phần 1 Giáo trìnhĐÀM PHÁN QUỐC TẾ HỌC VIỆN NGOẠI GIAO Giáo trìnhĐÀM PHÁN QUỐC TẾ TS. TÔN SINH THÀNH (Chủ biên) NHÀ XUẤT BẢN THẾ GIỚI HÀ NỘI - 2021 LỜI GIỚI THIỆU Trong cuộc sống hàng ngày và quan hệ xã hội, một hoạt độnghay một thao tác tối quan trọng, rất hay được tiến hành khi xửlý vấn đề nảy sinh giữa đôi bên (song phương) hay các bên (đaphương) là “đàm phán” – nói theo ngôn ngữ dân gian là “hiệpthương”, “thỏa thuận”, thậm chí là “mặc cả” – với muôn vàn cấpđộ, chính thống và không chính thống, và biểu hiện khác nhau,từ dân sự cho tới chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa... Về mặtý nghĩa thông thường, “đàm phán” có thể hiểu một cách chungnhất là, các bên tham gia lắng nghe lập luận, luận chứng, chứngcứ, diễn giải của nhau; phân tích, dồng ý hay bác bỏ các lập luậncủa đối phương để cuối cùng đi đến một thỏa hiệp chấp nhậnđược liên quan đến chủ đề được đặt ra. Trong trường hợp nếukhông có nhượng bộ hay thỏa thuận nào thì đàm phán tạm thờirơi vào bế tắc và đòi hỏi các bên phải có nỗ lực tiếp tục có cácbiện pháp, nhằm khơi dòng lại quá trình đã bắt đầu, nếu muốnđạt được kết quả nào đó. Như vậy, đàm phán luôn luôn đòi hỏi các nguyên lý chungvà kỹ năng chuyên biệt cần thiết và người đàm phán giỏi làngười sử dụng kiến thức cũng như nguyên lý, kỹ năng đàmphán nhuần nhuyễn, linh hoạt, mềm dẻo, có hiệu quả để thuyếtphục đối phương và bảo vệ lợi ích của mình. Nếu không nắmđược các nguyên tắc và kỹ năng đàm phán thì chắc chắn sẽ ítcó cơ hội giành được thế chủ động để lèo lái cuộc đàm phán đi6 | LỜI GIỚI THIỆUtheo hướng đã định tới một cái đích mong muốn. Lẽ dĩ nhiên,kết quả đàm phán cũng còn phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố“ngoại biên” làm nền tảng, sức đẩy cho nó, nhưng ở góc độứng dụng, đàm phán là một Nghệ Thuật – bao gồm cả nghệthuật, chế ngự, điều tiết cảm xúc bản thân, hiểu được thế và lựccủa bên mình, đồng thời nắm bắt cảm xúc, tâm lý đối phương,hiểu được vị trí, yếu điểm, ý đồ, thái độ của đối phương (“biếtngười biết ta”) để thuyết phục đối phương nhằm đạt được mụcđích nào đấy. Lịch sử quan hệ quốc tế của Việt Nam hay củathế giới còn ghi danh các nhà đàm phán chuyên nghiệp lẫnkhông chuyên vốn thể hiện trình độ nghệ thuật đàm phán điêuluyện, có ảnh hưởng quyết định tới cục diện quan hệ của haibên hoặc của khu vực hay cấp độ thế giới, được cả người đươngthời lẫn thế hệ sau trân trọng và học tập. Giờ đây, trên tay bạn đọc là cuốn sách mang tựa đề “Giáo trìnhđàm phán quốc tế” của tác giả Tôn Sinh Thành, nguyên Đại sứĐặc mệnh toàn quyền nước ta tại Cộng hòa Ấn Độ. Là nhà ngoạigiao chuyên nghiệp, có thâm niên công tác trong ngành ngoại giaonước nhà, tác giả đã thu thập được một lượng kiến thức đáng nể,cộng với kinh nghiệm thực tế của bản thân vô cùng phong phú đểviết ra những công trình nghiêm túc, có hàm lượng chất xám khácao, như cuốn sách này Bản thân tựa đề cuốn sách này đã cho ta thấy tính chất môphạm, hàn lâm của nó vì nó “dạy hay hướng dẫn” bạn đọc vềnhững nguyên lý, phép tắc, kỹ thuật của đàm phán trong quan hệquốc tế. Cách trình bày nội dung của tác giả rất chặt chẽ, lô gic,sáng sủa, dễ hiểu và có hệ thống, khiến cho bạn đọc cả chuyênngành ngoại giao (và bạn đọc thông thường khi muốn tìm hiểu vềquan hệ đối ngoại), đều dễ dàng tiếp cận và nắm bắt vấn đề. Bêncạnh đó, cuốn sách hoàn toàn không khô khan vì nó có nhiều dẫnchứng sinh động, các ví dụ ngắn gọn, được tác giả chắt lọc từ các LỜI GIỚI THIỆU | 7nguồn sử liệu và tư liệu khác nhau, nhằm minh họa cho những nộidung cụ thể ở các phần. Có thể nói, cuốn giáo trình giải quyết kháhài hòa giữa lý thuyết và thực hành, là chìa khóa thiết yếu giúp bạnđọc mở ra cánh cửa đi vào Nghệ thuật đàm phán, nắm bắt nhanhchóng và vững vàng các nguyên lý, nguyên tắc, kỹ thuật liên quanđể có thể ứng dụng vào hoạt động thực tiễn. Dĩ nhiên, xuất bản lần đầu nên cuốn sách không tránh khỏinhững hạn chế hay bất cập; vì vậy, tác giả và Nhà xuất bản rấtmong bạn đọc phản hồi, góp ý, để có thể sửa chữa, hoàn thiện,tái bản cuốn sách nhiều lần, phục vụ các cơ sở đào tạo về quanhệ quốc tế, về ngoại giao, hay về quan hệ đối ngoại nói chung.Có thể nói, ở thị trường xuất bản sách Việt Nam, đây là cuốnsách khá hiếm hoi, có độ tin cậy cao, rất hữu ích về lĩnh vực đàmphán trong quan hệ quốc tế, có thể đáp ứng kỳ vọng cho nhữngai muốn tìm hiểu về lĩnh vực này. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc! Hà Nội tháng 7 năm 2021 Nhà xuất bản Thế Giới LỜI MỞ ĐẦU Đàm phán là một trong những phương thức quan trọng nhấtđể thực hiện chính sách đối ngoại của một quốc gia. Để đàm phánthành công, bảo vệ được lợi ích của quốc gia, những người làmcông tác đối ngoại không những phải nắm được bản chất khoahọc của đàm phán, mà còn phải vận dụng nhiều ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: